1

Chấn Thương Thận Kín: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Chấn thương thận kín là tình trạng thận bị tổn thương nhưng thành bụng và lưng không bị thủng. Bệnh lý này tác động trực tiếp vùng lưng dưới...
Chấn Thương Thận Kín: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Chấn Thương Thận Kín: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Thận được bảo vệ bởi cơ lưng và khung xương sườn. Chấn thương ảnh hưởng đến thận đa phần cũng gây tổn thương cơ và xương xung quanh.

Chấn thương thận kín là một dạng chấn thương nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Triệu chứng chấn thương thận kín

Triệu chứng phổ biến của chấn thương thận kín là đau, đặc biệt là ở hai bên bụng và vùng hạ sườn (khu vực giữa đáy khung xương sườn và hông).

Các triệu chứng khác còn có:

  • Đau âm ỉ
  • Đau khi chạm
  • Da bầm tím
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Co thắt cơ
  • Có máu trong nước tiểu

Trong những trường hợp nặng, chấn thương thận kín có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Tụt huyết áp
  • Thiếu máu
  • Bí tiểu (không thể đi tiểu)
  • Chảy máu trong
  • Sốc
  • Suy thận
  • Tử vong

Nguyên nhân gây chấn thương thận kín

Chấn thương do lực tác động mạnh vào lưng hoặc bụng là nguyên nhân phổ biến gây chấn thương thận kín. Điều này thường xảy ra do tai nạn giao thông hoặc ngã mạnh. Sự va đập trực tiếp ở vùng lưng dưới, ví dụ như khi chơi thể thao, cũng có thể gây chấn thương thận kín.

Điều trị chấn thương thận kín

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và các triệu chứng của chấn thương thận kín. Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán tình trạng và loại trừ các vấn đề khác.

Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng và hỏi về tiền sử bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu và tiến hành các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, MRI hay CT để đánh giá mức độ tổn thương, chức năng thận và xem có bị chảy máu trong hay không.

Trong những trường hợp nhẹ chấn thương nhẹ, thận sẽ tự hồi phục trong vòng 1 - 2 tuần. Người bệnh nên nằm nghỉ trong thời gian này để thận nhanh hồi phục hơn.

Trong những trường hợp chấn thương nặng, bác sĩ có thể yêu cầu truyền dịch tĩnh mạch để duy trì huyết áp. Nếu chấn thương gây ảnh hưởng đến sự sản xuất nước tiểu thì người bệnh sẽ phải điều chỉnh lượng nước uống. Nếu xảy ra chảy máu trong thì sẽ cần có biện pháp can thiệp.

Nếu không thể kiểm soát tình trạng chảy máu trong thì sẽ phải tiến hành phẫu thuật.

Phục hồi sau chấn thương thận kín

Chấn thương thận kín là một dạng chấn thương nghiêm trọng cần được điều trị khẩn cấp. Cho dù chỉ bị chấn thương nhẹ thì cũng phải mất đến 2 tuần để thận hồi phục. Nếu gặp tai nạn ảnh hưởng đến lưng hoặc bụng và nhận thấy các triệu chứng bất thường kể trên thì hãy đi khám càng sớm càng tốt. Ngay cả khi chỉ có các triệu chứng nhẹ, chấn thương thận kín có thể tiến triển thành các vấn đề nghiêm trọng và có thể gây chảy máu trong.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Viêm cầu thận: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm cầu thận: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm cầu thận (glomerulonephritis) là tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận, cấu trúc được tạo thành từ các mạch máu nhỏ trong thận. Điều này khiến thận không thể hoạt động bình thường.

Viêm thận bể thận: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm thận bể thận: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm thận bể thận cấp là tình trạng thận bị nhiễm trùng đột ngột và nghiêm trọng. Tình trạng này khiến cho thận sưng lên và có thể làm hỏng thận vĩnh viễn. Viêm thận bể thận có thể đe dọa đến tính mạng.

Huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân và cách điều trị
Huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân và cách điều trị

Huyết khối tĩnh mạch thận là một tình trạng nghiêm trọng trong đó cục máu đông hình thành ở một hoặc cả hai tĩnh mạch thận.

Đau quặn thận: Nguyên nhân và cách điều trị
Đau quặn thận: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau quặn thận là một dạng đau xảy ra khi sỏi tiết niệu gây tắc nghẽn một phần đường tiết niệu. Đường tiết niệu gồm có thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

Teo thận: Nguyên nhân và cách điều trị
Teo thận: Nguyên nhân và cách điều trị

Thận bình thường có kích thước bằng một nắm tay. Teo thận là tình trạng thận bị giảm kích thước và điều này ảnh hưởng đến chức năng thận. Teo thận khác thiểu sản thận, tình trạng thận kém phát triển ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây