Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập - Bộ y tế 2015
1. ĐẠI CƯƠNG
Chấn thương đụng dập có thể gây tăng nhãn áp theo nhiều cơ chế khác nhau. Mắt bị chấn thương có nhãn áp cao trên 24mmHg (theo nhãn áp Maclakov). Tăng nhãn áp có thể gây tổn hại thị thần kinh không có khả năng hồi phục, lõm đĩa thị, thu hẹp thị trường.
2. NGUYÊN NHÂN
Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập có thể xuất hiện cấp tính, nhưng cũng có thể xuất hiện muộn, mãn tính.
- Viêm màng bồ đào sau chấn thương đụng dập.
- Xuất huyết tiền phòng, xuất huyết dich kính, nội nhãn.
- Sa lệch thể thuỷ tinh, đặc biết sa thể thuỷ tinh ra tiền phòng gây tăng nhãn áp cấp tính, dịch kính ở tiền phòng, nghẽn đồng tử.
- Tổn thương góc tiền phòng: lùi góc tiền phòng, chấn thương vùng bè, rách vùng bè, rách thể mi.
- Tắc nghẽn vùng bè do tế bào máu, tế bào viêm, chất thể thuỷ tinh, dịch kính.
- Tăng nhãn áp muộn xuất hiện sau một thời gian bị chấn thương đã lâu do dính ở chu biên, dính đồng tử, lệch thể thuỷ tinh, dịch kính ở tiền phòng, viêm mạn tính.
3. CHẨN ĐOÁN
a. Lâm sàng:
- Triệu chứng cơ năng
Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập có thể xuất hiện sớm hoặc muộn ngay sau chấn thương hoặc sau chấn thương một thời gian. Các triệu chứng có khi xuất hiện không điển hình (phụ thuộc vào từng bệnh nhân).
- Đau nhức mắt, có thể đau nửa đầu cùng bên.
- Buồn nôn, nôn.
- Nhãn áp trên 24 mmHg (Maclakov - quả cân 10 gr).
- Giảm thị lực.
- Triệu chứng thực thể :
+ Cương tụ rìa.
+ Phù giác mạc .
+ Đồng tử thường giãn.
+ Các tổn thương phối hợp thường gặp :
- Xuất huyết tiền phòng, xuất huyết nội nhãn.
- Sa lệch thể thuỷ tinh, rung rinh mống mắt, đứt chân mống mắt, có thể có nghẽn đồng tử .
b. Cận lâm sàng
- Khám OCT phần sau nhãn cầu, đánh giá tổn thương thị thần kinh, OCT phần trước nhãn cầu đánh giá thể thuỷ tinh, tiền phòng, mống mắt.
- Khám siêu âm: đánh giá dịch kính, võng mạc, hốc mắt.
- Khám siêu âm sinh hiển vi (UBM) có thể đánh giá các tổn thương như lệch thể thuỷ tinh, đứt dây Zinn...
- Tổn thương góc tiền phòng: góc đóng hoặc lùi góc, dính góc...
- Tăng nhãn áp đã lâu có thể thấy : thu hẹp thị trường, lõm đĩa rộng.
c. Chẩn đoán xác định
- Tiền sử có chấn thương mắt.
- Căn cứ vào khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm đo nhãn áp, đo thị trường.
d. Chẩn đoán phân biệt
- Glôcôm nguyên phát
- Tăng nhãn áp do các nguyên nhân khác: glôcôm thứ phát do Coctison, do đái tháo đường...
4. ĐIỀU TRỊ
a. Nguyên tắc chung
- Phải điều trị nội khoa trước tiên, nếu nhãn áp không điều chỉnh sau một thời gian thì cân nhắc phẫu thuật. Không được chỉ đinh phẫu thuật sớm ngay sau khi bị chấn thương để hạ nhãn áp khi chưa điều trị nội khoa, trừ khi có sa thể thuỷ tinh ra tiền phòng.
- Tìm nguyên nhân gây tăng nhãn áp để điều trị.
- Điều trị ngoại khoa khi cần thiết.
b. Điều trị cụ thể
- chống viêm, tiêu máu, hạ nhãn áp, giảm phù, an thần.
+ Chống viêm:
- Tại chỗ: tra mắt : dung dịch steroid, thuốc chống viêm không steroid.
- Toàn thân : prednisolon 1mg/1kg cân nặng/ ngày.
+ Tiêu máu: điều trị theo phác đồ điều trị xuất huyết tiền phòng và xuất huyết nội nhãn (xem bài Xuất huyết tiền phòng, nội nhãn sau chấn thương).
+ Thuốc hạ nhãn áp :
- Tra thuốc ức chế beta.
- Trong trường hợp tăng nhãn áp muộn (sau chấn thương 1 tháng) có thể dùng thuốc nhóm Prostagladin.
- Nếu nhãn áp không điều chỉnh bằng thuốc tra: có thể uống Acetazolamid 0, 25g x 2 viên / ngày và phối hợp điều trị với thuốc chống rối loạn điện giải (Kaleorid 0,6g : 1- 2 viên / ngày).
- Trong quá trình điều trị cần theo dõi đo nhãn áp để kiểm tra.
+ Giảm phù: Tra nước muối 5% 4 lần/ngày. Uống thuốc giảm phù (Alphachoay 2 viên/ngày).
+ Tăng sức đề kháng và dinh dưỡng.
+ An thần giảm đau.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
- Tăng nhãn áp sau chấn thương đụng dập là bệnh cảnh có cơ chế phức tạp do cùng một lúc gây nên bởi nhiều tổn thương phối hợp, vì vậy cần phải theo dõi sát sao và điều tri thuốc hoặc phẫu thuật khi có chỉ định. Thị lực thường giảm nhiều do kèm theo các tổn thương phối hợp .
- Có khi phải phẫu thuật nhiều lần : lỗ dò, quang đông, đặt van dẫn lưu.
- Biến chứng :
- Teo thị thần kinh
- Đau nhức mắt
- Giãn lồi củng mạc .
- Mất chức năng.
6. PHÒNG BỆNH
- Tuyên truyền giáo dục cho người dân biết cách phòng chấn thương mắt, đặc biệt đối với các cháu học sinh
- Cần khám định kỳ kiểm tra theo dõi nhãn áp trên bệnh nhân có tiền sử chấn thương, tiền sử tăng nhãn áp sau chấn thương, lùi góc tiền phòng sau chấn thương, để kịp thời điều trị trước khi xảy ra các biến chứng không còn khả năng điều trị như loạn dưỡng giác mạc, lõm đĩa rộng, mất chức năng.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Chấn thương thận kín là tình trạng thận bị tổn thương nhưng thành bụng và lưng không bị thủng. Bệnh lý này tác động trực tiếp vùng lưng dưới...
Hãy đưa trẻ đi khám khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Trong hầu hết các trường hợp, bàng quang tăng hoạt ở trẻ em tự khỏi theo thời gian. Nhưng nếu không tự khỏi thì sẽ cần phải điều trị. Có những phương pháp điều trị y tế và biện pháp khắc phục tại nhà giúp kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
Hãy đưa bé thẳng đến phòng khám bác sĩ nếu bạn không thể lấy vật trong mắt bé ra hoặc nếu đã lấy nhưng bé dường như đang rất đau. Đau có thể là dấu hiệu cho thấy mắt bị tổn thương.
Tăng bạch cầu đơn nhân còn được gọi là bệnh Mono hoặc bệnh do những nụ hôn vì lây truyền qua nước bọt – thường gặp ở thanh thiếu niên và người trưởng thành. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cũng có thể nhiễm bệnh này nếu dùng chung thìa, bát đũa hoặc được một người họ hàng đang nhiễm virut âu yếm.
- 1 trả lời
- 630 lượt xem
Em năm nay 28 tuổi, mang thai lần đầu, được 35 tuần. Em muốn sinh thường, nhưng nghe nói ai sinh thường cũng đều bị rạch tầng sinh môn. Việc rạch này có thể gây đau đớn và để lại hậu quả không tốt - Có đúng thế không ạ?
- 1 trả lời
- 871 lượt xem
- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 864 lượt xem
Em sinh bé nặng 3,1kg. Tháng đầu và tháng thứ 2 bé đều tăng 1kg. Hiện giờ bé đã được 2,5 tháng nhưng chỉ được 5,2kg. Vậy là trong vòng nửa tháng nay bé chỉ tăng được 200gr ạ. 1 tuần gần đây em thấy bé biếng bú hẳn đi. Nhiều lúc bé như không cảm thấy đói, ngủ 1 mạch 4 tiếng mà không chịu dậy bú. Giấc ngủ của bé trong giai đoạn này cũng đảo lộn hết. Ban ngày có lúc bé chỉ ngủ 10 phút rồi lại dậy chơi liền 4 tiếng. Trộm vía bé vẫn chơi ngoan và cười nhiều ạ. Bé nhà em thay đổi như vậy có phải do có vấn đề về dinh dưỡng và bé ngủ như thế có bình thường không ạ?
- 1 trả lời
- 522 lượt xem
Mang thai được 34 tuần, em tăng tới 25kg. Như vậy, chắc khó có khả năng sinh thường, phải không ạ? Em có lịch hẹn tái khám khi thai được 36 tuần. Vậy, khi nào thì bác sĩ mới chỉ định xem em có khả năng sinh thường hay sinh mổ ạ?
- 1 trả lời
- 1396 lượt xem
Em nghe nói quan niệm dân gian xưa khuyên là trẻ mới sinh ra phải kéo tai cho bé có đôi tai dài, dùng là trầu không vẽ chân mày để lông mày của bé mọc dày và đẹp. Ngoài ra còn phải nắn chân cho chân của bé thẳng nữa thì có đúng không ạ?