Xử lý chấn thương mắt ở trẻ em
Nội dung chính bài viết:
- Nếu có vật gì đó rơi vào mắt của trẻ, hãy giữ không cho trẻ dụi mắt để tránh chà xát giác mạc. Tiếp đó kiểm tra mắt bằng cách cẩn thận kéo mí trên lên, mí dưới xuống. Nếu dị vật dễ loại bỏ, hãy sử dụng bông vải sạch hoặc cho bé rửa bằng nước ấm. Nếu dị vật găm vào mắt, cần đưa bé đến phòng cấp cứu luôn.
- Bác sĩ sẽ kiểm tra tổn thương mắt và hướng dẫn cách chăm sóc. Trong trường hợp hiếm: bắt buộc phải phẫu thuật.
- Nếu có hóa chất (chất tẩy rửa gia đình, thuốc trừ sâu, sơn…), bắn vào mắt bé, hãy xả sạch bằng nước ấm sạch. Thực hiện nhanh chóng và triệt để để tránh mất thị lực vĩnh viễn.
- Để tránh bị tổn thương mắt, hãy thực hiện các bước bảo vệ trẻ, loại bỏ các mối nguy và để các vật nguy hiểm xa tầm tay trẻ em. Không cho bé cầm gậy hoặc vật sắc nhọn trong tay.
Cách xử trí khi có dị vật rơi vào mắt của trẻ
Nếu dường như con bạn có vật gì đó rơi vào mắt, hãy ngăn không cho bé dụi mắt, để tránh chà xát giác mạc, bề mặt của mắt. Nếu sau vài giây chớp mắt mà nó vẫn không bật ra, hãy rửa tay và xem liệu bạn có nhìn thấy nó bắt cách kéo mí dưới của bé xuống, đồng thời kéo mí trên lên, sau đó:
- Nếu vật thể trông có vẻ như đã găm vào mắt, đừng cố gắng lấy nó ra – hãy đến phòng cấp cứu luôn
- Nếu bạn có thể nhìn thấy vật thể nổi xung quanh, hãy nhẹ nhàng loại bỏ nó bằng cách chạm vào nó bằng một miếng bông hoặc cạnh của một miếng vải sạch.
- Nếu không hiệu quả, hãy thử rửa bằng nước ấm. Cách dễ nhất để đẩy nó ra là đưa bé đến bồn rửa mặt, bế bé và lấy nước ấm đổ nhẹ vào góc mắt. Nếu bé còn nhỏ, để bé khỏi giẫy giụa hãy quấn bé vào một cái khăn.
Nếu không thể lấy được di vật ra khỏi mắt bé thì phải làm gì?
Hãy đưa bé thẳng đến phòng khám bác sĩ nếu bạn không thể lấy vật trong mắt bé ra hoặc nếu đã lấy nhưng bé dường như đang rất đau. Đau có thể là dấu hiệu cho thấy mắt bị tổn thương.
Trong khi chờ đợi, cố gắng giữ cho con bạn không chạm vào mắt. Bạn có thể băng một cái cốc giấy nhỏ vào mắt bé, gấp ngắn cốc lại sẽ tốt hơn. Không được đặt băng áp sát lên mắt vì bất kỳ áp lực nào cũng có thể gây tổn thương thêm.
Phải làm gì nếu mắt bé bị chọc, đâm trúng hoặc trầy xước?
Đưa bé đến phòng khám bác sĩ hoặc phòng cấp cứu ngay khi có bất kỳ điều nào dưới đây xảy ra sau khi bị chấn thương mắt:
- mí mắt sưng hoặc bầm tím rõ
- con bạn dường như bị đau hoặc có vẻ như nhạy cảm với ánh sáng
- mí mắt bị rách
- mắt đỏ, viêm, chảy nước quá mức, hoặc tiết nước nhầy
- hai bên mắt không di chuyển
- một mắt mắt lòi ra hơn so với mắt kia
- con ngươi trong một mắt không tròn hoặc có kích thước khác với mắt ở mắt kia
Điều cực kỳ quan trọng là không được chạm vào mắt bị tổn thương cho đến khi tới phòng khám. Nếu bất cứ chỗ nào bị rách, xướt có thể khiến dịch thủy tinh – chất nhày không màu làm đầy nhãn cầu – bị rò rỉ ra, có thể dẫn đến hư hại vĩnh viễn.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tổn thương và hướng dẫn bạn cách chăm sóc. Ví dụ, nếu con bạn bị xước giác mạc, họ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu vùng này bị thâm tím bạn sẽ được khuyên kê cao đầu và chườm lạnh trong 24 giờ để giảm sưng, sau đó là chườm ấm cho đến khi hết sưng.
Trong trường hợp hiếm khi con bị tổn thương mắt nghiêm trọng, có thể buộc phải phẫu thuật. Nếu con bạn bị đánh nhưng không thấy bất kỳ tổn thương nào và trông có vẻ vẫn ổn, bạn sẽ không cần đưa bé đi cấp cứu.
Hãy theo dõi mọi dấu hiệu ở trên trong một vài ngày và gọi bác sĩ nếu bạn không chắc chắn về tình trạng thương tích.
Đừng bao giờ dính một bên mắt của con vào trừ khi bác sĩ yêu cầu. Chặn thị lực một bên mắt trong một thời gian dài có thể làm hỏng trung tâm hình ảnh đang phát triển trong não trẻ.
Nếu bé bị một thứ nào đó độc hại rơi vào mắt thì sao?
Nếu có bất kỳ loại hóa chất nào bắn vào mắt trẻ (ví dụ như chất tẩy rửa gia đình, thuốc trừ sâu hoặc sơn, thì đây được xem là trường hợp y tế khẩn cấp.
Đưa bé đến vòi hoa sen hoặc bồn rửa, xả nước ấm sạch vào mắt bé, không cho bất cứ thứ gì ngoài nước. Quan trọng là phải rửa sạch các hóa chất một cách nhanh chóng và triệt để để tránh mất thị lực vĩnh viễn, thậm chí là mất mắt.
Nếu có một người lớn khác trong nhà, một trong hai người có thể giữ bé và vành mắt bé ra để người kia đổ nước vào rửa. Bọc bé trong một chiếc khăn sẽ giúp bé bớt giẫy giụa hơn. Tốt nhất là nên cho nước nhẹ nhàng vào hốc mắt để nước chảy khắp mắt. Thực hiện 15 phút sau đó gọi cấp cứu.
Làm sao tôi có thể bảo vệ bé khỏi bị chấn thương mắt?
90% thương tích ở mắt là có thể ngăn ngừa. Những lý do phổ biến nhất khiến trẻ em bị tổn thương mắt bao gồm việc lạm dụng đồ chơi, ngã từ cầu thang, giường hoặc ngã vào bàn ghế, đồ đạc, các dụng cụ và vật dụng khác như bút chì, dĩa, tiếp xúc với các hóa chất độc hại như sơn và chất tẩy rửa, tai nạn ô tô.
Để tránh bị tổn thương mắt, hãy thực hiện các bước bảo vệ trẻ, loại bỏ các mối nguy và để các vật nguy hiểm xa tầm tay trẻ em. Một khi bé bắt đầu biết quậy phá, không được cho bé cầm gậy hoặc vật sắc nhọn trong tay.
- 1 trả lời
- 2650 lượt xem
Hiện giờ bé trai nhà em đã được 5 tuổi rồi. Bé nặng 23kg. Tuy nhiên không hiểu sao về ban đêm khi ngủ bé cứ kêu bị lạnh chân. Em phải tắt đi tất, tắt quạt và đắp chăn cho bé, rồi khi đổ mồ hôi ra bé mới dễ chịu để ngủ. Bé nhà em bị như vậy là bị làm sao ạ? Em có cần cho bé đi khám không?
- 1 trả lời
- 905 lượt xem
- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 2360 lượt xem
Bác sĩ ơi, cho em hỏi, bé nhà em được 3 tuần tuổi, mỗi khi cháu khóc đều không ra nước mắt. Như thế thì có bình thường không ạ?
- 1 trả lời
- 867 lượt xem
Khi bé bị sốt quá cao có gây tổn thương lên não không ạ? Và sốt cao bao nhiêu độ thì sẽ ảnh hưởng đến não?
- 1 trả lời
- 3370 lượt xem
Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?