1

Phải làm gì khi bé bị chân tay miệng?

Phải làm gì khi bé bị chân tay miệng? Phải làm gì khi bé bị chân tay miệng?

Nội dung chính bài viết:

  • Bệnh chân tay miệng thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, có xu hướng xảy ra vào mùa xuân, hè, thu. Bệnh lây truyền qua dịch tiết ở mũi, cổ họng và có thể tái nhiễm.
  • Triệu chứng bệnh bao gồm: sốt nhẹ, chán ăn, có các vết loét ở miệng (2 bên lưỡi, trong má, nướu), lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông.
  • Theo dõi nhiệt độ của trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng và đảm bảo bé ăn uống đầy đủ. Tránh cho trẻ ăn đồ mặn, cay hoặc chua trong khi đau miệng. Nước lạnh, kem, đá cũng có thể làm dịu cơn khó chịu.
  • Dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa như rửa tay cho trẻ, rửa và khử trùng đồ chơi, các đồ vật khác, cố gắng tránh các nguồn lây nhiễm khỏi trẻ.

Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh tay, chân và miệng (HFMD) là một chứng bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Bệnh này có thể do một số virut, thường là virut coxsackie gây nên. Bệnh chân tay miệng thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, mặc dù bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh - ngay cả người lớn. Người trưởng thành đã phát triển kháng thể và không bị ảnh hưởng bởi hầu hết các virut, nhưng họ vẫn có thể bị bệnh nếu bị nhiễm một loại virut khác.

Các đợt bùng phát chân tay miệng có xu hướng xảy ra vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Trẻ em thường khỏi bệnh mà không cần điều trị trong vòng một tuần đến 10 ngày, nhưng ở một số trường hợp hiếm, chân tay miệng có thể dẫn đến viêm màng não hoặc viêm não.

Các triệu chứng của bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Chân tay miệng ở trẻ em thường bắt đầu bằng một cơn sốt nhẹ và bạn có thể nhận thấy bé không còn càm giác thèm ăn như mọi khi. Bé cũng có thể bị đau họng.

Một hoặc hai ngày sau khi bắt đầu sốt, bé có thể mọc các vết loét gây đau trong miệng - đặc biệt là ở hai bên lưỡi, ở miệng hoặc bên trong má. Các nốt này cũng có thể phát triển trên nướu bé. Có thể những vết loét khó chịu ở miệng khiến bé trở nên quấy khóc.

chan tay mieng 2

Bé cũng có thể bị phát ban trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, và có thể ở cả mông. Ban đầu, vết ban có vẻ nhỏ, phẳng, chỉ là một chấm đỏ, và cuối cùng thâm lại hoặc đóng vảy. Tuy nhiên các vết ban không gây ngứa.

chan tay mieng 3

Bênh chân tay miệng có lây không?

Có, virut gây bệnh này có thể lây truyền qua dịch tiết ở mũi và cổ họng. Bệnh sẽ lây lan nhiều nhất trong tuần mà bé xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, nhưng virut vẫn có thể lây truyền trong vài tuần sau đó.

Nếu cho bé đi nhà trẻ, hãy cho giáo viên biết để họ thông báo với các phụ huynh khác theo dõi triệu chứng ở những trẻ khác.

Cho con ở nhà nếu bé:

  • Sốt
  • Có vẻ không đủ khỏe để có thể đến lớp
  • Có vết loét hở (thường khô, đóng vảy trong 7 ngày)
  • Tuân thủ theo quy định cho bé ở nhà nếu bị ốm của trường
  • Kiểm tra với bác sĩ nếu bạn không chắc con mình có thể trở lại trường hay chưa.

Có nên gọi bác sĩ khi thấy bé có biểu hiện bị chân tay miệng không?

Có, bác sĩ có thể chẩn đoán xác nhận tình trạng thông qua một quy trình kiểm tra. Mặc dù họ không thể can thiệp nhiều trong việc điều trị chân tay miệng nhưng có thể gợi ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt.

Bác sĩ cũng có thể kiểm tra xem bé có bị mất nước không vì các vết loét miệng có thể khiến bé khó ăn hay uống bất cứ thứ gì. Nếu cha mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu mất nước, như khô miệng, đi ít nước tiểu hơn bình thường, hãy gọi cho bác sĩ ngay.

Ngoài ra, cũng nên gọi bác sĩ nếu bé dưới 3 tháng và có nhiệt độ trực tràng từ 38 độ C trở lên. (Trẻ sơ sinh bị sốt cần được chăm sóc y tế ngay lập tức).

Cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh chân tay miệng

Nếu tình trạng của bé ở mức nhẹ, bạn sẽ không cần làm gì ngoài việc theo dõi nhiệt độ của bé và đảm bảo bé ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên nếu  bị nặng, bé có thể cảm thấy rất khó chịu. Hãy giúp bé thoải mái hơn và dỗ dành để bé uống nước đầy đủ.

Ngoài ra, đừng cho trẻ ăn đồ mặn, cay, hoặc chua, trong khi đau miệng. Đồ ăn mềm sẽ giúp bé dễ ăn nhất. Nước lạnh, kem và đá cũng có thể làm dịu cơn khó chịu.

Nếu bác sĩ cho phép, hãy cho bé uống acetaminophen với liều lượng thích hợp (nếu bé đã được 3 tháng tuổi) hoặc ibuprofen (nếu bé từ 6 tháng tuổi trở lên). (Không bao giờ cho trẻ dùng aspirin, vì loại thuốc này có thể dẫn đến hội chứng Reye, một rối loạn hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong). Nếu con đã hơn 12 tháng, hãy hỏi bác sĩ về các phương pháp điều trị khác nhau để giúp các vết loét bớt đau.

Cách ngăn ngừa bệnh chân tay miệng

Cách tốt nhất để ngăn ngừa chân tay miệng là thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa như rửa tay cho trẻ thường xuyên, rửa và khử trùng đồ chơi và các đồ vật khác có thể có vi trùng và cố gắng tránh lây nhiễm cho trẻ. Tuy nhiên, không thể đảm bảo bé sẽ tránh được bệnh nếu bé có tiếp xúc với người mắc bệnh.

chan tay mieng 4

Bé có thể bị chân tay miệng nhiều hơn một lần không?

Có, bé vẫn có thể bị chân, tay, miệng một lần nữa. Giống như cảm lạnh, bé sẽ phát triển miễn dịch với một loại virut cụ thể khiến bé bị bệnh, nhưng có rất nhiều dòng virut có thể gây ra bệnh đó, do vậy, bé vẫn có thể bị lại.

Nếu mẹ mang thai trong khi bé lớn bị chân tay miệng thì sao?

Nếu mẹ bị phơi nhiễm chân tay miệng trong khi mang thai, thì nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng sẽ rất nhỏ, nhưng hãy cho bác sĩ biết để đảm bảo an toàn. Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi thay tã hoặc chăm sóc bé bị bệnh. Ngoài ra, mẹ cũng nên đeo găng tay để hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm xuống mức tối thiểu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những triệu chứng cho thấy bé bị viêm nướu và miệng
Những triệu chứng cho thấy bé bị viêm nướu và miệng

Viêm nướu và miệng là một tình trạng gây đau đớn trong miệng. Bệnh này được gây ra bởi virut và thường gặp ở trẻ em. Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng.

Xử lý chấn thương mắt ở trẻ em
Xử lý chấn thương mắt ở trẻ em

Hãy đưa bé thẳng đến phòng khám bác sĩ nếu bạn không thể lấy vật trong mắt bé ra hoặc nếu đã lấy nhưng bé dường như đang rất đau. Đau có thể là dấu hiệu cho thấy mắt bị tổn thương.

Tưa miệng ở trẻ sơ sinh: những điều cần biết
Tưa miệng ở trẻ sơ sinh: những điều cần biết

Nếu cha mẹ thấy những mảng trắng hoặc vàng đọng trong miệng hoặc cổ họng bé, hãy cho trẻ đi khám. Đặc biệt, nếu những mảng này khiến bé đau và quấy khóc khi bú hoặc mút sữa, cha mẹ có thể nghi ngờ đó là bệnh tưa miệng.

Trẻ biếng ăn thì phải làm sao?

Bé biếng ăn, lười bú: nguyên nhân và cách khắc phục

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ 3 tháng tuổi chân kêu như kiểu thiếu canxi phải làm gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  595 lượt xem

Bé nhà em được 3 tháng rồi. Em thấy chân bé cứ kêu kêu giống như thiếu canxi ấy ạ. Em cho bé uống bổ sung vitamin rồi, giờ em muốn cho bé uống zecal có được không ạ?

Bé 5 tháng tuổi hay đổ mồ hôi sau gáy và tay chân có phải do thiếu vitamin D không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  924 lượt xem

Em sinh bé thiếu tháng, lúc em mới 36 tuần, bé nặng 2,2kg. Giờ bé được 5 tháng rồi và nặng 6,5kg. Cân nặng của bé có chuẩn bình thường không ạ? Em cho bé bú mẹ hoàn toàn, nhưng 3 tháng gần đây sữa mẹ ít đi nên em bổ sung thêm cho bé ăn sữa ngoài. Sau 2,5h em cho bé bú khoảng 120ml. Bé nhà em rất hay đổ mồ hôi, đặc biệt là sau gáy và tay chân. Bé bị như vậy có phải là do thiếu vitamin D không ạ? Em có cho bé uống vitamin D Pedia Kid mỗi sáng 1 giọt. Em có mua thêm well baby drops nhưng trong hướng dẫn là dành cho bé từ 6 tháng tuổi nên không dám cho uống. Cho em hỏi em bổ sung cho bé như vậy có ổn không ạ?

Bé 5 tháng tuổi hay đổ mồ hôi sau gáy và tay chân có phải do thiếu vitamin D không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  763 lượt xem

Bé nhà em được 3 tháng rồi thì có uống được vacxin rota tiêu chảy nữa không, thưa bác sĩ?

Trẻ 3 tháng tuổi đồ mồ hôi đầu nhiều và khớp chân kêu răng rắc là do thiếu vitamin D và canxi phải không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  853 lượt xem

Hiện bé nhà em đang được 3 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra tới giờ mặc dù nằm điều hòa với nhiệt độ thích hợp nhưng bé nhà em vẫn đổ mồi hôi đầu khá nhiều là bị sao ạ? Ngoài ra, khi co lên co xuống, các khớp gối của bé cứ kêu răng rắc ấy ạ. Bé như vậy có phải là bị thiếu canxi và vitamin D không ạ?

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1105 lượt xem

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây