1

Chấn thương phần mềm vùng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

I. ĐỊNH NGHĨA

Là tình trạng tổn thương mô mềm vùng hàm mặt do chấn thương với một hoặc các biểu hiện như bầm tím, đụng giập, rách, chảy máu, thiếu hổng mô....

II. NGUYÊN NHÂN

  •  Do tai nạn giao thông.
  •  Do tai nạn lao động.
  •  Do tai nạn sinh hoạt...

III. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

Chủ yếu dự a trên các triệu chứng lâm sàng , một số trường hợp có thể kết hợp cận lâm sàng.

1.1. Vết thương xây sát

  •  Tổn thương nông trên mặt da đến lớp thượng bì với biểu hiện có vết xước, rớm máu, xây xát.
  •  Có thể có dị vật, có thể làm thay đổi màu sắc da nếu không được làm sạch.
  •  Bệnh nhân cảm thấy rất đau, rát do bong lớp thượng bì, hở đầu mút thần kinh.

1.2. Vết thương đụng dập

  •  Da có biểu hiện xuất huyết, tụ máu tại chỗ, có biểu hiện bầm tím, phù nề và biến dạng mô mềm.
  •  Bề mặt vết thương đụng giập có thể màu tím hoặc vàng nếu bệnh nhân đến muộn.

1.3. Vết thương rách da

  •  Rách da với các kích thước khác nhau. Vết rách có thể gọn hoặc nham nhở. Hai mép vết rách có thể đóng kín hoặc hở. Có thể có dị vật.
  •  Rách mô mềm dưới da: có thể có tổn thương rách cơ, tổn thương thần kinh, mạch máu, tuyến nước bọt....
  •  Có thể có rách niêm mạc.
  •  Chảy máu: tùy vị trí và mức độ tổn thương mà có chảy máu ở các mức độ khác nhau.

1.4. Vết thương xuyên

  •  Có tổn thương xuyên thấu đi từ da, qua các mô mềm dưới da và niêm mạc thông với các hốc tự nhiên vùng hàm mặt như: khoang miệng, hốc mũi, xoang hàm...
  •  Tùy theo vết thương xuyên thông vào vùng nào mà có triệu chứng liên quan kèm theo như: rách niêm mạc miệng và chảy máu miệng, rách niêm mạc mũi và chảy máu qua ngách mũi...
  •  Có thể có dị vật ở vùng vết thương.
  •  Cận lâm sàng: X quang: nếu tổn thương chảy máu xoang hàm thì có hình ảnh mờ xoang hàm...

1.5. Vết thương mất mô

  •  Mất da: với kích thước khác nhau tùy theo loại tổn thương.
  •  Mất mô dưới da: vết thương có thể gây mất cơ, để lại thiếu hổng mô.
  •  Tổn thương mạch máu: có thể có tổn thương mạch máu gây chảy máu với các mức độ khác nhau.
  •  Biểu hiện tổn thương thần kinh: có thể có dấu hiệu tê bì ở vùng da tương ứng nếu có tổn thương thần kinh.
  •  Rò nước bọt: nếu có tổn thương tuyến nước bọt hoặc ống tuyến.
  •  Dị vật vùng tổn thương: có thể có dị vật.
  •  Có biểu hiện co kéo làm biến dạng.

1.6. Vết thương hỏa khí

  •  Tổn thương mô mềm: tùy từng trường hợp mà có thể có các mức độ tổn thương khác nhau như tổn thương da, mô mềm dưới da, mất mô....
  •  Đặc điểm tổn thương: đường vào nhỏ, đường ra to, mô bị tổn thương rộng kèm theo dị vật....
  •  X quang: có thể có hình ảnh các dị vật ở các vùng tổn thương.

1.7. Vết thương tuyến nước bọt

  •  Rách da vùng tuyến nước bọt.
  •  Tổn thương nhu mô tuyến nước bọt, có thể có dấu hiệu chảy nước bọt qua vùng tổn thương.
  •  Tổn thương niêm mạc miệng tương ứng ống tuyến và ống tuyến, có dấu hiệu chảy nước bọt qua vùng tổn thương ống tuyến.

1.8. Vết thương bỏng

  •  Da đỏ, có thể có vết chợt.
  •  Có phỏng nước vùng tổn thương.
  •  Có các biểu hiện nhiễm trùng nếu bệnh nhân đến muộn.

2. Chẩn đoán phân biệt

Các tổn thương mô mềm vùng hàm mặt luôn có các triệu chứng rõ rệt vì vậy không cần chẩn đóan phân biệt.

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

- Đánh giá hết tổn thương, tránh bỏ sót.

- Xử lý vết thương càng sớm càng tốt.

- Làm sạch tổn thương và loại bỏ hết dị vật.

- Cắt lọc tiết kiệm da và mô mềm dưới da.

- Cầm máu kỹ.

- Khâu phục hồi

  •  Khâu kín từ trong ra ngoài đặc biệt lớp niêm mạc.
  •  Khâu đúng vị trí giải phẫu, tránh để khoang ảo, không căng.
  •  Khâu đóng ngay nếu vết thương sạch.

2. Điều trị cụ thể

2.1. Vết thương xây sát

- Vết thương nhỏ

  •  Làm sạch bằng nước muối sinh lý, lấy bỏ dị vật.
  •  Băng bằng mỡ kháng sinh có phủ Lidocaine.

- Vết thương lớn

  •  Vô cảm: gây tê, trong một số trường hợp có thể gây mê.
  •  Điều trị vết thương: lau rửa bằng gạc hoặc dùng bàn chải với xà phòng, thìa nạo....
  •  Băng bằng mỡ kháng sinh có phủ Lidocaine.

2.2. Vết thương đụng dập

  •  Nếu máu tụ đang hình thành: băng ép để cầm máu.
  •  Tụ máu đã cầm: Nếu tụ máu nhỏ thì theo dõi để tự tiêu. Nếu lớn thì phải phẫu thuật lấy máu tụ.
  •  Tụ máu chưa cầm: mở ra lấy máu tụ, cầm máu và băng ép.
  •  Tụ máu lâu, có xu hướng nhiễm trùng: rạch lấy bỏ máu tụ

2.3. Vết thương rách da

- Làm sạch

  •  Rửa vết thương: rửa bằng nước muối sinh ly dưới áp lực. Trường hợp vết thương bẩn dùng nước Ôxy già hoặc nước muối pha Betadin.
  •  Lấy bỏ hết dị vật.
  •  Tẩy rửa vết thương: vết thương có lẫn hóa chất, đặc biệt hóa chất có màu, cần tìm dung môi thích hợp để tẩy rửa.

+ Vết thương rộng lẫn nhiều dị vật hoặc bẩn: bệnh nhân được gây mê, dùng bàn chải phẫu thuật chải rửa để loại bỏ dị vật.

- Cắt lọc tiết kiệm

  •  Da: cắt xén mép da. Bảo tồn vạt da còn cuống.
  •  Cơ: cắt bỏ phần cơ dập nát hoại tử.

- Cầm máu: lựa chọn các phương pháp sau

  •  Kẹp mạch.
  •  Đốt điện.
  •  Khâu cầm máu.

- Khâu phục hồi

  •  Yêu cầu: khâu đúng vị trí giải phẫu, từ trong ra ngoài, tránh để khoang ảo, không được căng, lớp niêm mạc phải kín tuyệt đối.
  •  Phương pháp khâu: lựa chọn kiểu khâu, mũi rời, khâu vắt, trong da, xa gần....
  •  Thời gian được đóng kín da: tương đối, nếu vết thương sạch đóng kín, nếu vết thương bẩn đóng thì hai.

2.4. Vết thương xuyên

  •  Vết thương nhỏ, không chảy máu, không dị vật: không phẫu thuật, điều trị kháng sinh, chống phù nề, thay băng, theo dõi.
  •  Vết thương to, chảy máu nhiều, có dị vật: phẫu thuật làm sạch, cầm máu, đóng vết thương.

2.5. Vết thương mất mô

  •  Vết thương nhỏ: bóc tách, khâu phục hồi.
  •  Mất mô rộng: tạo hình, đóng kín vùng thiếu hổng mô.

2.6. Vết thương hỏa khí

Phẫu thuật cầm máu, loại bỏ dị vật, tạo hình đóng kín vết thương.

2.7. Vết thương tuyến nước bọt

Tổn thương có thể ở nhu mô hoặc ống tuyến.

  •  Dò nước bọt ở nhu mô: khâu phục hồi.
  •  Dò ở ống tuyến: nối, hoặc dẫn lưu vào trong miệng.

2.8. Vết thương bỏng

 Chườm lạnh, chống shock, bù nước, điện giải, dùng kháng sinh....

  •  Khi tổn thương đã ổn định tùy tình trạng mà có thể ghép da hoặc tạo hình phục hồi vết thương.

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

1. Tiên lượng

  •  Điều trị sớm và đúng nguyên tắc sẽ cho kết quả tốt.
  •  Điều trị muộn và sai nguyên tắc có thể gây ra tai biến, di chứng trầm trọng, làm ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ.

2. Biến chứng

  •  Nhiễm trùng vết thương.
  •  Rò nước bọt.
  •  Sẹo xấu ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ ...
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chẩn đoán nguyên nhân và xử trí một số biến chứng thường gặp trong quá trình lọc máu - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Viêm màng bồ đào sau chấn thương - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

Xuất huyết nội nhãn sau chấn thương - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Xử lý chấn thương mắt ở trẻ em
Xử lý chấn thương mắt ở trẻ em

Hãy đưa bé thẳng đến phòng khám bác sĩ nếu bạn không thể lấy vật trong mắt bé ra hoặc nếu đã lấy nhưng bé dường như đang rất đau. Đau có thể là dấu hiệu cho thấy mắt bị tổn thương.

Phân biệt ra máu giữa chu kỳ và kinh nguyệt bình thường
Phân biệt ra máu giữa chu kỳ và kinh nguyệt bình thường

Thông thường, ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt không phải là điều đáng lo ngại nhưng có thể gây bất tiện và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Các lầm tưởng thường gặp về chế độ ăn low-carb (phần hai)
Các lầm tưởng thường gặp về chế độ ăn low-carb (phần hai)

Mặc dù vẫn còn nhiều người chưa hiểu đúng nhưng chế độ ăn kiêng low-carb mang lại nhiều lợi ích lớn cho sức khỏe, một trong số đó là giảm cân. Chế độ ăn này rất có ích đối với những người bị béo phì, hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường tuýp 2.

Phân biệt mụn rộp sinh dục và mụn trứng cá ở vùng kín
Phân biệt mụn rộp sinh dục và mụn trứng cá ở vùng kín

Cả mụn trứng cá vùng kín và mụn rộp sinh dục đều có biểu hiện là những nốt mụn màu đỏ. Cả hai đều gây ngứa ngáy, khó chịu và đều có thể hình thành cả trên mông. Tuy nhiên, mụn trứng cá và mụn rộp là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau với những đặc điểm riêng biệt.

Phân biệt loét miệng thông thường và mụn rộp miệng
Phân biệt loét miệng thông thường và mụn rộp miệng

Các tổn thương ở khoang miệng do bệnh mụn rộp và loét miệng thông thường trông khá giống nhau nên sẽ dễ bị nhầm lẫn nhưng thực ra đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  725 lượt xem

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  756 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

Bé 3,5 tháng nặng 6kg và đi ngoài phân xanh rêu có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1745 lượt xem

Bé nhà em hiện 3,5 tháng, bé nặng 6kg là có trong tiêu chuẩn bình thường không ạ? Hiện bé đang uống sữa Nan. Gần đây em thấy phân bé có màu xanh rêu, như thế có khác thường không ạ? Hơn nữa em thấy bé có hiện tượng rụng tóc, chiều tối đang ngủ lại khóc thét lên. Ngày thì bé chơi ngoan. Cho em hỏi bé rụng tóc có phải do thiếu canxi không? Em cho bé uống bổ sung cobie (canxi) và ostelin (vitamin D)có tốt không ạ?

Trẻ 2 tháng đi ngoài phân màu xanh đen pha lẫn vàng có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4789 lượt xem

Bé nhà em sinh non lúc em 29 tuần 5 ngày. Hiện giờ bé đã 2 tháng và nặng 3,2kg. Ngày bé bú khoảng 700 - 800ml sữa công thức. Bé không bú sữa mẹ ạ. Bé bú như vậy có nhiều quá không? Và hai ngày gần đây khi đi ị, phân bé có màu xanh đen pha lẫn màu vàng thì có bình thường không ạ?

Mỗi khi vặn mình hay khóc thét lên là trẻ hơn 1 tháng tuổi lại rặn ra một ít phân là có bình thường không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  549 lượt xem

Bé nhà em đang được 1 tháng 3 ngày tuổi rồi ạ. Bình thường bé đi ngoài rất tốt, nhưng không hiểu sao khoảng 4 ngày gần đây, bé đi ngoài phân vẫn đẹp, màu vàng, ngày đi 1-2 lần. Tuy nhiên, trong ngày bé hay vặn mình, thỉnh thoảng khóc thét lên là lại rặn ra một ít phân. Bé nhà em như vậy là có gì bất thường không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây