Xơ cứng bì toàn thể (Systemic sclerosis) hay xơ cứng bì hệ thống là một bệnh tự miễn. Bệnh tự miễn là những bệnh mà hệ miễn dịch tấn công chính mô khỏe mạnh trong cơ thể vì tưởng nhầm đó là các chất xâm nhập từ bên ngoài hay vi khuẩn, vi trùng. Có nhiều loại bệnh tự miễn và mỗi bệnh lại ảnh hưởng đến những bộ phận khác nhau trong cơ thể.
Đặc trưng của bệnh xơ cứng bì toàn thể là những thay đổi ở kết cấu và vẻ ngoài của làn da mà nguyên nhân là do tăng sản sinh collagen - một thành phần của mô liên kết.
Tuy nhiên, bệnh này không chỉ gây nên những thay đổi về da mà còn ảnh hưởng đến cả những bộ phận khác trong cơ thể như:
Các triệu chứng của xơ cứng bì toàn thể có thể xuất hiện cả khi mắc các bệnh tự miễn khác. Tình trạng này được gọi là bệnh mô liên kết hỗn hợp (mixed connective disorder).
Xơ cứng bì có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở những người trong độ tuổi từ 30 đến 50. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh ở mỗi người là khác nhau tùy theo hệ thống và cơ quan bị ảnh hưởng.
Xơ cứng bì toàn thể còn được gọi là hội chứng CREST. Đây là từ viết tắt của các vấn đề mà bệnh nhân xơ cứng bì toàn thể gặp phải, gồm có:
Ở giai đoạn đầu, xơ cứng bì toàn thể chỉ ảnh hưởng đến da với dấu hiệu là da dày lên và có những vùng da căng bóng ở xung quanh miệng, mũi, ngón tay và một số vùng khác.
Khi tình trạng bệnh tiến triển, khả năng cử động ở những vùng ảnh hưởng sẽ bị hạn chế. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như:
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh là các mạch máu ở ngón tay và ngón chân bị co rút. Sau đó, tay chân chuyển sang màu trắng và xanh khi bị lạnh hoặc bị căng thẳng quá mức. Đây được gọi là hiện tượng Raynaud.
Xơ cứng bì toàn thể xảy ra khi cơ thể bắt đầu sản sinh quá nhiều collagen và collagen thừa tích tụ lại trong các mô. Collagen là một loại protein chính cấu tạo nên tất cả các mô trong cơ thể.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được lý do nào khiến cơ thể tạo ra quá nhiều collagen nên nguyên nhân gốc rễ gây xơ cứng bì toàn thể cũng chưa được xác định rõ.
Các yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ cứng bì toàn thể gồm có:
Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra những thay đổi bất thường trên da xem có phải là triệu chứng của xơ cứng bì toàn thể hay không.
Huyết áp cao cũng có thể là một trong các dấu hiệu của bệnh xơ cứng bì toàn thể do sự thay đổi của thận. Bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm máu như xét nghiệm kháng thể, xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF) và tốc độ máu lắng.
Bên cạnh đó còn có các phương pháp chẩn đoán khác để phát hiện xơ cứng bì toàn thể:
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi tình trạng này mà chỉ có thể làm giảm bớt các triệu chứng và làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh. Nhìn chung, xơ cứng bì toàn thể thường được điều trị bằng cách dùng thuốc để khắc phục các triệu chứng chung
Các loại thuốc này gồm có:
Ngoài ra, tùy theo triệu chứng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm các biện pháp điều trị bổ sung sau:
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay đổi lối sống để ngăn ngừa tình trạng xơ cứng bì chuyển xấu, ví dụ như bỏ thuốc lá, tăng cường hoạt động thể chất và tránh các loại thực phẩm gây ra triệu chứng trướng bụng, ợ nóng.
Các triệu chứng của bệnh xơ cứng bì toàn thể có thể nặng dần lên theo thời gian và gây nên các biến chứng như:
Trong các năm gần đây, các biện pháp điều trị bệnh xơ cứng bì toàn thể đã có nhiều sự cải tiến lớn. Mặc dù vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm bệnh nhưng ngày nay đã có nhiều phương pháp khác nhau có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nêu trên thì nên đi khám bác sĩ để được lên kế hoạch điều trị phù hợp.
Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?
-Bác sĩ có thể đưa ra một số giải pháp làm giảm chứng đầy hơi, chướng bụng cho bà bầu giúp tôi được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- Bác sĩ ơi, tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- Bác sĩ có thể cho tôi biết thuốc trị chứng ợ nóng nào an toàn cho thai phụ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- Bác sĩ ơi, tôi dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Tìm chúng tôi trên:-
-