1

Xét nghiệm và chẩn đoán hóa mô miễn dịch tủy xương cho một dấu ấn (marker) trên máy nhuộm tự động - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

I. NGUYÊN LÝ

Nhuộm hóa mô miễn dịch mảnh sinh thiết tủy xương là phương pháp nhuộm sử dụng các kháng thể đã biết để xác định kháng nguyên có trong tổ chức tủy xương. Đây là kỹ thuật kết hợp phản ứng miễn dịch và hóa chất trên máy nhuộm chuyên dụng để làm hiện rõ các kháng nguyên hiện diện trong tế bào (bào tương, màng tế bào, nhân tế bào).

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Nghi ngờ u lympho xâm lấn tủy xương;
  •  Nghi ngờ K di căn tủy xương;
  •  Nghi ngờ tăng sinh bất thường các dòng tế bào trong tủy xương.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  Kỹ thuật viên chuyên khoa xét nghiệm thực hiện kỹ thuật máy;
  •  Bác sĩ chuyên khoa Huyết học thực hiện phân tích kết quả.

2. Phương tiên hóa chất

2.1. Dụng cụ

  •  Máy nhuộm hóa mô miễn dịch;
  •  Máy cắt tiêu bản;
  •  Bàn sấy;
  •  Micropitpet + đầu côn;
  •  Giá cài tiêu bản;
  •  Lam kính chuyên dụng (theo máy);
  •  Lamen gắn tiêu bản (theo máy);
  •  Gạc sạch.

2.2. Hóa chất

  •  Các hóa chất khử parafin;
  •  Cồn;
  •  Nước cất, nước rửa (Dewax);
  •  Dung dịch Buffer (IHC);
  •  Kháng thể 1 (Anti Human  Tùy từng CD theo chỉ định);
  •  Kháng thể 2 (Envision + HRP - REF: K5007);
  •  Bộ định màu DAB + Chomogen (REF: K5007);
  •  Dung dịch Hematoxylin 5% 100ml;
  •  Boom Canada: Lấy ra cốc nhỏ, để trong tủ 60oC.

2.3. Bệnh phẩm

Lốc nến mảnh sinh thiết tủy xương

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị tiêu bản

  • Đúc khuôn parafin mảnh sinh thiết tủy xương đã được xử lý, làm nguội và để trong tủ lạnh 2-8oC.
  • Cắt tiêu bản mỏng 0,2 m, dán trên lam kính chuyên dụng.
  • Sấy khô tiêu bản trong tủ ấm 37oC trong thời gian 12 giờ.

2. Tiến hành nhuộm

  • Khởi động máy nhuộm;
  • Xác lập quy trình chạy; Xác định quy trình cho từng lam kính;
  • Chọn hóa chất, kháng thể sử dụng theo chỉ định;
  • In nhãn dán lên lam kính; Đặt từng lam kính vào khay chứa lam; Nạp khay chứa lam vào máy.
  • Tiến hành nhuộm lam cho từng tiêu bản với loại kháng thể phù hợp theo chương trình đã cài đặt; Theo dõi tình trạng và tiến trình vận hành máy;
  • Kết thúc nhuộm: Tháo khay chứa lam kính, lấy lam kính và gắn lamen.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Việc nhận định kết quả hình thái được khẳng định ở hai tiêu chí: âm tính và dương tính.

  • Âm tính: Trên kính hiển vi quan sát thấy nhân của các tế bào bắt màu xanh tím của Hematoxylin, nguyên sinh chất không có biểu hiện gì.
  • Dương tính: Nếu có sự hiện diện kháng nguyên trên tế bào, phức hợp kháng nguyên- kháng thể - DAB Chromogen sẽ cho màu vàng nâu trên nguyên sinh chất của tế bào, nhân của tế bào bắt màu xanh tím của Hematoxylin.

VII. NHỮNG SAI SÓT THƯỜNG GẶP

  •  Xử lý mảnh sinh thiết không tốt;
  •  Thời gian nhuộm các bước không phù hợp;
  •  Kỹ năng của người thực hiện kỹ thuật chưa ổn định.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phân tích dấu ấn/CD/marker miễn dịch tủy xương bằng kỹ thuật flow cytometer (làm cho một dấu ấn/CD/marker ) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Phân tích dấu ấn/CD/marker miễn dịch máu ngoại vi, hoặc dịch khác bằng kỹ thuật flow cytometer (làm cho một dấu ấn/CD/marker ) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Xét nghiệm kháng thể kháng Dengue IgG và IgM (phương pháp thấm miễn dịch) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Thủ thuật chọc hút dịch tủy xương làm xét nghiệm tủy đồ bằng máy khoan cầm tay - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tiền mãn kinh
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tiền mãn kinh

Mãn kinh là một quá trình sinh lý tự nhiên ở phụ nữ, xảy ra khi buồng trứng ngừng phóng trứng trưởng thành vào mỗi tháng và cơ thể tạo ra ít horTronmone estrogen, progesterone hơn.

Xét nghiệm RPR trong chẩn đoán bệnh giang mai
Xét nghiệm RPR trong chẩn đoán bệnh giang mai

Xét nghiệm RPR là một phương pháp nhanh chóng để sàng lọc bệnh giang mai ở những người có nguy cơ cao.

Xét nghiệm ELISA để chẩn đoán HIV
Xét nghiệm ELISA để chẩn đoán HIV

Xét nghiệm ELISA được khuyến nghị cho những trường hợp đã phơi nhiễm với HIV hoặc có nguy cơ bị lây nhiễm HIV.

Những điều cần biết về xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường
Những điều cần biết về xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường ngay từ sớm sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng dễ dàng hơn, ngăn ngừa các biến chứng về lâu dài và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Xét nghiệm nước tiểu có chẩn đoán được bệnh tiểu đường không?
Xét nghiệm nước tiểu có chẩn đoán được bệnh tiểu đường không?

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện và theo dõi nồng độ glucose cũng như là nồng độ ceton trong nước tiểu của những người mắc bệnh tiểu đường.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  982 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

Tiêm nhiều mũi vắc-xin cùng lúc, liệu có gây quá tải cho hệ thống miễn dịch của bé?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  760 lượt xem

- Thưa bác sĩ, việc sử dụng nhiều hơn một mũi vắc -xin cùng lúc, liệu có gây quá tải cho hệ miễn dịch của bé không ạ?

Cần làm gì khi bs chẩn đoán bị hở cổ tử cung
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  484 lượt xem

Mang thai được 25 tuần, em đi siêu âm, bs bảo bị hở cổ tử cung và cần đi khám thêm ở Bệnh viện tuyến trên để theo dõi. Bác sĩ có thể tư vấn thêm và cho em biết chi phí nâng vòng cổ tử cung là bao nhiêu ạ?

Ra huyết, tụ dịch có phải bị động thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  596 lượt xem

Em mang thai lần đầu, thử que thấy 2 vạch, ra huyết, đi khám mấy tuần liền, bs cho siêu âm đầu dò rồi bảo tim thai vẫn chưa có. Hôm qua em lại đi siêu âm, bs kết luận thế này: trong tử cung có 1 túi thai khoảng 5 tuần, tim thai chưa có, nang đơn thùy buồng trứng trái, tụ dịch dưới màng đệm, động thai - Vậy, có đúng là em bị động thai như bs vừa chẩn đoán không? Nang đơn thùy liệu có nguy hiểm? Và siêu âm đầu dò liên tục như vậy có ảnh hưởng tới mẹ và bé không?

Kết quả chẩn đoán, bác sĩ ghi Z34 là gì vậy?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3645 lượt xem

Mang thai con so 13 tuần, em đi xét nghiệm máu, các chỉ số đều bình thường. Riêng 3 chỉ số HCT 36.9%, RDW 11.4%, MPV 6.36fL thì thấy bôi đậm đen. Em ăn sáng lúc 8h và 11h lấy máu xét nghiệm sinh hóa máu thì glucose 135 mg/dL Kết quả ghi chẩn đoán Z34 là sao?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây