1

Xét nghiệm RPR trong chẩn đoán bệnh giang mai

Xét nghiệm RPR là một phương pháp nhanh chóng để sàng lọc bệnh giang mai ở những người có nguy cơ cao.
Xét nghiệm RPR trong chẩn đoán bệnh giang mai Xét nghiệm RPR trong chẩn đoán bệnh giang mai

Xét nghiệm RPR là gì?

RPR là viết tắt của Rapid Plasma Reagin, một phương pháp xét nghiệm máu được thực hiện để sàng lọc bệnh giang mai. Xét nghiệm này phát hiện các kháng thể không đặc hiệu mà cơ thể tạo ra để chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Giang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

Khi được kết hợp với xét nghiệm kháng thể đặc hiệu, xét nghiệm RPR sẽ giúp bác sĩ xác nhận chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị. Việc chẩn đoán và điều trị sớm giúp làm giảm nguy cơ phát sinh biến chứng và bệnh tiếp tục lây truyền cho người khác.

Chỉ định

Có nhiều lý do cần làm xét nghiệm RPR. Đây là một phương pháp nhanh chóng để sàng lọc bệnh ở những người có nguy cơ cao bị giang mai. Bác sĩ thường chỉ định làm xét nghiệm RPR khi người bệnh biểu hiện những dấu hiệu và triệu chứng nghi là bệnh giang mai, chẳng hạn như phát ban hoặc có vết loét, đặc biệt là những trường hợp mà gần đây đã quan hệ tình dục với bạn tình mới.

Ngoài ra, xét nghiệm RPR còn được thực hiện trong những trường hợp sau:

  • Để đánh giá hiệu quả điều trị. Nếu thuốc có hiệu quả thì xét nghiệm RPR sẽ cho thấy số lượng kháng thể trong máu giảm.
  • Kiểm tra sức khỏe tình dục định kỳ ở những người có quan hệ tình dục.
  • Ở phụ nữ mang thai để sàng lọc bệnh giang mai vì bệnh này có thể lây truyền từ mẹ sang con và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Quy trình thực hiện

Vì được thực hiện trên mẫu máu nên xét nghiệm RPR cũng có quy trình tương tự như bất kỳ phương pháp xét nghiệm máu nào.

Bệnh nhân thường không cần chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm và cũng không cần nhịn ăn. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Quá trình lấy mẫu máu gồm có các bước như sau:

  1. Bác sĩ buộc một sợi dây garo quanh bắp tay của người bệnh để làm cho tình mạch phình lên và có thể tìm thấy dễ dàng hơn.
  2. Sau khi xác định được tĩnh mạch, sát trùng vị trí lấy máu và đưa kim tiêm vào để rút ra một lượng máu nhỏ. Người bệnh sẽ chỉ cảm thấy hơi nhói.
  3. Khi lấy đủ máu, bác sĩ tháo dây garo, đặt bông lên vị trí lấy máu và nhanh chóng rút kim.
  4. Sau đó, mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để làm xét nghiệm.

Bệnh nhân sẽ được hẹn ngày trả kết quả cụ thể.

Rủi ro

Lấy máu tĩnh mạch là quy trình xâm lấn tối thiểu và hầu như không có rủi ro. Đa phần chỉ xảy ra một số vấn đề nhẹ như đau, chảy máu hoặc bầm tím tại vị trí lấy máu. Có thể chườm túi nước đá lên khu vực đó để làm giảm các hiện tượng này.

Một số người bị choáng và chóng mặt sau khi lấy máu. Đây cũng là một hiện tượng bình thường và sẽ tự hết. Nhưng nếu tình trạng chóng mặt kéo dài mà không đỡ thì cần phải đi khám.

Kết quả xét nghiệm RPR

Kết quả xét nghiệm RPR âm tính có nghĩa là không tìm thấy kháng thể kháng xoắn khuẩn giang mai trong máu. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ để kết luận không bị bệnh giang mai. Đôi khi, kết quả này không chính xác.

Sau khi bị nhiễm bệnh, phải sau một thời gian thì hệ miễn dịch cơ thể mới tạo ra đủ lượng kháng thể mà xét nghiệm có thể phát hiện được. Nếu làm xét nghiệm quá sớm sau khi nhiễm vi khuẩn thì cơ thể chưa sản sinh ra đủ kháng thể và do đó, xét nghiệm sẽ cho kết quả âm tính mặc dù là đã nhiễm bệnh. Điều này được gọi là âm tính giả.

Âm tính giả thường xảy ra phổ biến khi làm xét nghiệm ở giai đoạn đầu và giai đoạn 3 (giai đoạn cuối) của bệnh giang mai. Vào giai đoạn 2 thì xét nghiệm RPR gần như luôn cho kết quả chính xác.

Xét nghiệm RPR cũng có thể cho ra kết quả dương tính giả, có nghĩa là dương tính dù không hề mắc bệnh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả dương tính giả là do còn đang mắc một bệnh khác cũng khiến cơ thể tạo ra kháng thể tương tự như kháng thể kháng xoắn khuẩn giang mai. Một số bệnh có thể khiến xét nghiệm RPR cho kết quả dương tính giả gồm có:

  • HIV
  • Bệnh lyme
  • Bệnh sốt rét
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Một số dạng viêm phổi, đặc biệt là những dạng liên quan đến hệ miễn dịch suy yếu

Nếu kết quả âm tính thì cũng chưa thể yên tâm hoàn toàn. Bệnh nhân được hẹn quay lại sau một vài tuần và làm xét nghiệm lần hai nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai. Lý do là vì kết quả xét nghiệm RPR lần đầu có khả năng là âm tính giả.

Do khả năng kết quả không chính xác nên khi xét nghiệm dương tính thì cũng cần xác nhận lại bằng một phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể giang mai đặc hiệu trước khi bắt đầu điều trị. Một trong các phương pháp xét nghiệm trong nhóm này là xét nghiệm FTA-ABS (xét nghiệm hấp thụ kháng thể treponema huỳnh quang).

Xét nghiệm RPR sau điều trị

Nếu xét nghiệm RPR và FTA-ABS đều cho kết quả dương tính thì bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để điều trị, thường là penicillin tiêm bắp. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn đầu thì sẽ đáp ứng thuốc rất nhanh.

Khi kết thúc liệu trình điều trị, bệnh nhân cần tiếp tục làm xét nghiệm RPR một lần nữa để kiểm tra lượng kháng thể trong cơ thể. Nếu lượng kháng thể giảm thì có nghĩa là thuốc đã có tác dụng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh giang mai là một bệnh rất khó phát hiện vì có không ít người bị bệnh mà không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào trong suốt nhiều năm kể từ lúc phơi nhiễm.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng và cách điều trị
Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng và cách điều trị

Ở mỗi một giai đoạn, bệnh giang mai sẽ biểu hiện những triệu chứng nhất định.

Răng Hutchinson – dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh
Răng Hutchinson – dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh

Răng Hutchinson xảy ra do trẻ bị lây truyền bệnh giang mai khi còn trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh.

Bệnh lậu điều trị bằng cách nào?
Bệnh lậu điều trị bằng cách nào?

Phụ nữ có quan hệ tình dục trước 25 tuổi và nam quan hệ tình dục đồng giới là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lậu.

Các Bệnh Lây Truyền Qua Quan Hệ Tình Dục Bằng Miệng
Các Bệnh Lây Truyền Qua Quan Hệ Tình Dục Bằng Miệng

Mặc dù các bệnh xã hội chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục đường âm đạo và đường hậu môn nhưng một số bệnh lây qua quan hệ tình dục bằng miệng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây