1

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng và cách điều trị

Ở mỗi một giai đoạn, bệnh giang mai sẽ biểu hiện những triệu chứng nhất định.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng và cách điều trị Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng và cách điều trị

Giang mai là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Đây cũng là một bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến.

Bệnh giang mai chủ yếu lây truyền qua sự tiếp xúc trực tiếp, chẳng hạn như khi quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng.

Khi quan hệ tình dục bằng miệng, vi khuẩn gây bệnh giang mai từ vết loét ở cơ thể người bệnh sẽ xâm nhập vào vết thương hở trên niêm mạc ở môi hoặc trong khoang miệng của người kia và dẫn đến bệnh giang mai ở miệng. Bệnh sẽ gây xuất hiện những vết loét (săng giang mai) ở nơi mà vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Bệnh giang mai tiến triển qua 4 giai đoạn là:

  1. Giai đoạn nguyên phát hay giai đoạn đầu
  2. Giai đoạn thứ phát hay giai đoạn 2
  3. Giai đoạn tiềm ẩn
  4. Giai đoạn tam phát hay giai đoạn 3

Ở mỗi một giai đoạn, bệnh sẽ biểu hiện những triệu chứng nhất định. Tùy từng giai đoạn mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Bệnh giang mai có thể gây ra những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đọc tiếp để tìm hiểu thêm về một số con đường lây truyền bệnh xã hội này và phương pháp điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng

Giang mai, bao gồm cả giang mai ở miệng là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra (xoắn khuẩn giang mai). Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua các vết xước hoặc vết loét ở âm đạo, dương vật, hậu môn hoặc miệng khi quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ.

Bệnh giang mai ở miệng còn có thể lây lan qua các hình thức tiếp xúc thân mật khác, chẳng hạn như hôn. Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh không lây khi dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc các vật dụng cá nhân khác.

Săng giang mai là những vết loét tròn, chắc, xuất hiện tại vị trí mà vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Những vết loét này thường không đau và là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh giang mai ở miệng.

Triệu chứng của bệnh giang mai ở miệng

Bệnh giang mai ở miệng thường khó phát hiện vì các dấu hiệu, triệu chứng cũng tương tự như biểu hiện của nhiều bệnh khác, ví dụ như nổi mụn thông thường. Ngoài ra, các vết loét thường không đau.

Đôi khi, các giai đoạn của bệnh giang mai có các triệu chứng giống nhau. Không phải ai mắc bệnh giang mai cũng đều trải qua tất cả các triệu chứng này và không phải lúc nào các triệu chứng cũng xảy ra theo một thứ tự cố định.

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh giang mai theo từng giai đoạn.

Giai đoạn đầu

Xuất hiện vết loét (săng). Trong những trường hợp bị giang mai ở miệng thì các vết loét xuất hiện ở bên trong miệng, trên môi hoặc trên lưỡi.

Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2

  • Phát ban trên lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc nhiều vị trí khác trên toàn cơ thể. Các vết phát ban thường không đau, không ngứa.
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Sốt
  • Xuất hiện những vết loét lớn, lồi trên niêm mạc, chẳng hạn như lợi hoặc lưỡi
  • Đau họng
  • Đau đầu
  • Sụt cân

Giai đoạn tiềm ẩn

Không có triệu chứng.

Giai đoạn 3

Thường xảy ra từ 10 – 20 năm sau khi nhiễm bệnh. Ở giai đoạn này, vi khuẩn giang mai ảnh hưởng đến não, mắt, tim, mạch máu, khớp và xương.

Các triệu chứng sẽ tùy thuộc vào cơ quan bị tổn hại. Nếu vẫn không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Chẩn đoán bệnh giang mai ở miệng

Chỉ quan sát triệu chứng là không đủ để chẩn đoán bệnh giang mai mà phải xét nghiệm máu hoặc chất dịch từ vết loét.

Đôi khi, bệnh giang mai ở miệng được chẩn đoán bằng phương pháp sinh thiết mô hoặc lấy mẫu dịch ở miệng sau đó quan sát dưới kính hiển vi để tìm sự hiện diện của vi khuẩn.

Tuy nhiên, đa phần thì sẽ cần lấy mẫu máu để làm xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu (treponemal test) và xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu (nontreponemal test). Không có phương pháp xét nghiệm đơn lẻ nào có thể cho kết quả chắc chắn mà phải thực hiện 2 xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán.

Điều trị giang mai ở miệng

Ở giai đoạn nguyên phát và thứ phát, các loại thuốc điều trị bệnh giang mai sẽ cho hiệu quả cao nhất. Phương pháp để trị bệnh giang mai ở miệng là bằng thuốc kháng sinh benzathin penicillin G.

Ở hai giai đoạn đầu, người bệnh thường chỉ cần tiêm một mũi kháng sinh này. Ở các giai đoạn sau thì cần phải tiêm nhiều mũi.

Điều quan trọng là một khi có kết quả dương tính thì phải bắt đầu điều trị ngay và hoàn thành liệu trình được chỉ định. Mặc dù kể cả khi không điều trị thì săng giang mai cũng sẽ tự biến mất trong vòng vài tuần nhưng điều đó không có nghĩa là đã khỏi bệnh. Vi khuẩn vẫn còn tồn tại bên trong cơ thể và các triệu chứng sẽ lại tiếp tục xuất hiện sau một thời gian.

Hơn nữa, bệnh giang mai không được điều trị sẽ gây tổn hại lâu dài cho các cơ quan, bao gồm cả tim và não. Cuối cùng, những tổn hại này sẽ trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.

Không được tiếp tục quan hệ tình dục cho đến khi vết loét lành hẳn và kết quả xét nghiệm xác nhận không còn vi khuẩn trong máu. Người bệnh cần quay lại tái khám để làm xét nghiệm máu 6 tháng một lần trong vòng một năm sau đó.

Tóm tắt bài viết

Khi được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh giang mai ở miệng có thể chữa trị được.

Điều trị kịp thời là điều vô cùng quan trọng khi mắc giang mai vì nếu không điều trị thì bệnh lây qua đường tình dục này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về lâu dài, ví dụ như làm hỏng các cơ quan nội tạng.

Và dù đã được điều trị khỏi thì vẫn có thể bị lây nhiễm lại nếu tiếp tục quan hệ tình dục với người mắc bệnh. Do đó, khi có kết quả xét nghiệm dương tính thì cần thông báo với người đã quan hệ tình dục cùng để người đó cũng đi khám và điều trị.

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh giang mai là sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su và màng chắn miệng khi quan hệ tình dục.

Khi nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hoặc nghi ngờ bạn tình của mình bị giang mai thì cần đi khám ngay. Càng phát hiện sớm thì càng dễ điều trị và nguy cơ xảy ra biến chứng về lâu dài sẽ càng thấp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nguyên nhân, giang mai
Tin liên quan
Herpes môi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Herpes môi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hiện chưa có cách chữa trị herpes môi và các triệu chứng có thể tái phát đột ngột mà không hề có dấu hiệu báo trước.

Viêm kết mạc do chlamydia: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm kết mạc do chlamydia: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Mặc dù chlamydia ảnh hưởng chủ yếu đến bộ phận sinh dục nhưng trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng còn xảy ra mắt và gây ra viêm kết mạc do chlamydia.

Viêm khớp do lậu cầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm khớp do lậu cầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp do lậu cầu có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể như mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và đôi khi còn ở cả các khớp xương trục.

Bệnh lậu điều trị bằng cách nào?
Bệnh lậu điều trị bằng cách nào?

Phụ nữ có quan hệ tình dục trước 25 tuổi và nam quan hệ tình dục đồng giới là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lậu.

Phát hiện, điều trị và ngăn ngừa bệnh lậu ở miệng
Phát hiện, điều trị và ngăn ngừa bệnh lậu ở miệng

Bệnh lậu ở miệng hiếm khi gây ra triệu chứng và thường khó phát hiện. Điều này có thể dẫn đến việc điều trị muộn, làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác và phát sinh biến chứng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây