1

Viêm kết mạc do chlamydia: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Mặc dù chlamydia ảnh hưởng chủ yếu đến bộ phận sinh dục nhưng trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng còn xảy ra mắt và gây ra viêm kết mạc do chlamydia.
Viêm kết mạc do chlamydia: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị Viêm kết mạc do chlamydia: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Chlamydia là bệnh gì?

Chlamydia là một trong những bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục phổ biến nhất.

Bất kỳ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị nhiễm chlamydia, không phân biệt tuổi tác và giới tính nhưng bệnh này phổ biến nhất ở nhóm phụ nữ trẻ. Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì cứ 20 phụ nữ có quan hệ tình dục ở độ tuổi 14 - 24 thì có một người bị nhiễm chlamydia.

Mặc dù bệnh này ảnh hưởng chủ yếu đến bộ phận sinh dục nhưng trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng còn xảy ra mắt và gây ra viêm kết mạc do chlamydia.

Nguyên nhân

Loại vi khuẩn gây ra bệnh chlamydia và viêm kết mạc do chlamydia là Chlamydia trachomatis. Chlamydia trachomatis có thể lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp vào mắt qua những con đường như:

  • Người bị chlamydia chạm tay lên bộ phận sinh dục hoặc hậu môn rồi đưa tay lên mắt mà không rửa tay
  • Dùng chung khăn mặt, mỹ phẩm hoặc lông mi giả với người bị viêm kết mạc do chlamydia
  • Mắt dính dịch sinh dục của người bị bệnh

Ngoài ra, người mẹ bị nhiễm chlamydia cũng sẽ lây truyền bệnh cho con trong khi sinh và gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.

Viêm kết mạc do chlamydia là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở các nước đang phát triển.

Triệu chứng

Các triệu chứng của viêm kết mạc do chlamydia gồm có:

  • Đỏ mắt
  • Ngứa
  • Đau mắt
  • Cảm giác cộm vướng trong mắt
  • Sưng mí mắt
  • Mắt có dịch nhầy
  • Chảy nước mắt liên tục
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Sưng hạch bạch huyết quanh mắt

Viêm kết mạc do chlamydia ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cũng có thể bị viêm kết mạc do chlamydia do vi khuẩn gây bệnh lây truyền từ âm đạo của người mẹ sang con trong khi sinh. Nghiên cứu cho thấy trong số những trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh chlamydia thì 30 – 50% bị viêm kết mạc.

Cách tốt nhất để tránh lây truyền vi khuẩn gây bệnh vào mắt của trẻ là phải điều trị khỏi chlamydia trước khi sinh.

Phương pháp điều trị

Viêm kết mạc do chlamydia có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Cần phải phát hiện và điều trị sớm vì tình trạng nhiễm trùng sẽ trở nên nặng hơn theo thời gian.

Khi có những dấu hiệu của bệnh thì phải đi khám ngay. Bác sĩ sẽ tiến hành những phương pháp xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân cụ thể gây bệnh và kê thuốc điều trị.

Sau khi dùng thuốc, bệnh viêm kết mạc do chlamydia thường khỏi trong vòng vài tuần nhưng kể cả khi đã điều trị khỏi thì vẫn có thể bị lại nếu tiếp xúc với vi khuẩn.

Tóm tắt bài viết

Chlamydia thường chủ yếu xảy ra ở bộ phận sinh dục vì vi khuẩn Chlamydia trachomatis lây truyền từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên, nếu xâm nhập vào mắt thì Chlamydia trachomatis sẽ gây viêm kết mạc với các triệu chứng tương tự như các dạng viêm kết mạc khác.

Cần đi khám bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu viêm kết mạc. Nếu là do nhiễm chlamydia và điều trị sớm thì chỉ cần dùng thuốc kháng sinh trong một thời gian ngắn là sẽ khỏi bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh giang mai là một bệnh rất khó phát hiện vì có không ít người bị bệnh mà không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào trong suốt nhiều năm kể từ lúc phơi nhiễm.

Herpes môi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Herpes môi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hiện chưa có cách chữa trị herpes môi và các triệu chứng có thể tái phát đột ngột mà không hề có dấu hiệu báo trước.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng và cách điều trị
Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng và cách điều trị

Ở mỗi một giai đoạn, bệnh giang mai sẽ biểu hiện những triệu chứng nhất định.

Bệnh ghẻ: Dấu hiệu, cách điều trị và ngăn ngừa
Bệnh ghẻ: Dấu hiệu, cách điều trị và ngăn ngừa

Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da do một loài côn trùng siêu nhỏ có tên là Sarcoptes scabiei gây ra, được gọi là cái ghẻ.

Nguyên nhân nào gây tiểu buốt, tiểu rát?
Nguyên nhân nào gây tiểu buốt, tiểu rát?

Tiểu buốt hay tiểu rát là từ dùng chung cho hiện tượng đau đớn, nóng rát hoặc buốt mỗi khi đi tiểu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây