Xạ trị điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Ước tính cứ 8 nam giới lại 1 người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Theo một thống kê, ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao thứ hai ở nam giới, chỉ sau ung thư phổi. (1)
Tuy nhiên, ung thư tuyến tiền liệt đa phần phát triển tương đối chậm và có tiên lượng tốt nếu được phát hiện và điều trị sớm.
Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Xạ trị có thể được thực hiện một mình hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như liệu pháp hormone, giám sát tích cực và phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu xem xạ trị điều trị ung thư tuyến tiền liệt như thế nào và và khi nào nên điều trị bằng xạ trị.
Xạ trị là gì?
Hơn một nửa số người đang điều trị ung thư được điều trị bằng phương pháp xạ trị. (2)
Xạ trị là phương pháp sử dụng các hạt hoặc sóng năng lượng hội tụ cường độ cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Các hạt hoặc sóng thường được sử dụng là tia X, tia gamma, chùm electron hoặc proton. Những sóng năng lượng cường độ cao này phá vỡ DNA bên trong tế bào ung thư và ngăn tế bào ung thư tái tạo.
Xạ trị cũng có thể phá hỏng các tế bào khỏe mạnh nhưng công nghệ điều trị đang không ngừng được cải tiến để giảm thiểu thiệt hại tối đa cho mô khỏe mạnh. Các tế bào bình thường thường có thể tự phục hồi sau khi kết thúc quá trình điều trị.
Khi nào xạ trị được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt?
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society), xạ trị có thể được sử dụng:
- làm phương pháp điều trị bước đầu cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt cấp thấp
- làm phương pháp điều trị bước đầu kết hợp với liệu pháp hormone trong những trường hợp ung thư đã phát triển bên ngoài tuyến tiền liệt và lan đến vùng mô lân cận
- sau phẫu thuật nếu phẫu thuật không loại bỏ được hoàn toàn tế bào ung thư hoặc nếu ung thư phát triển trở lại
- để kiểm soát ung thư di căn và làm giảm các triệu chứng
Các loại xạ trị điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Có hai phương pháp xạ trị được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt, đó là xạ trị chùm tia bên ngoài và xạ trị áp sát.
Xạ trị chùm tia bên ngoài
Trong quá trình xạ trị chùm tia bên ngoài, một thiết bị sẽ chiếu các chùm tia phóng xạ hội tụ vào tuyến tiền liệt. Phương pháp xạ trị này có thể được sử dụng để điều trị ung thư ở giai đoạn đầu hoặc giảm nhẹ các triệu chứng trong những trường hợp ung thư di căn đến xương. Quá trình xạ trị không gây đau đớn.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, bệnh nhân thường phải điều trị 5 ngày mỗi tuần và thời gian điều trị sẽ kéo dài vài tuần.
Có nhiều hình thức xạ trị chùm tia bên ngoài:
- Xạ trị điều biến liều (intensity-modulated radiation therapy): Một thiết bị được kết nối với máy tính sẽ điều chỉnh vị trí của bệnh nhân trong quá trình chiếu xạ. Cường độ và góc của chùm tia phóng xạ cũng được điều chỉnh.
- Xạ trị không gian 3 chiều theo hình dạng khối u (three-dimensional conformal radiation therapy): Máy tính xác định vị trí tế bào ung thư trước khi thiết bị chiếu các chùm tia phóng xạ nhắm đến tuyến tiền liệt từ nhiều hướng.
- Xạ trị lập thể định vị thân (stereotactic body radiation therapy - SBRT): Sử dụng phóng xạ liều cao trong một thời gian ngắn. Quá trình điều trị thường chỉ mất một vài ngày.
- Xạ trị proton: Các chùm hạt proton hội tụ được sử dụng để nhắm đến tiêu diệt tế bào ung thư. Về lý thuyết, xạ trị proton phát ra liều phóng xạ cao hơn mà lại ít gây tổn hại hơn đến mô khỏe mạnh.
Xạ trị áp sát (xạ trị bên trong)
Xạ trị áp sát sử dụng các viên chứa phóng xạ nhỏ (có kích thước chỉ tương đương hạt gạo) để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp xạ trị này thường chỉ được sử dụng trong những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu.
Các viên chứa phóng xạ sẽ được đưa vào bên trong tuyến tiền liệt dưới hướng dẫn của các công nghệ chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Xạ trị áp sát có thể được kết hợp với xạ trị chùm tia bên ngoài nếu ung thư có nguy cơ cao lan ra bên ngoài tuyến tiền liệt.
Có hai loại xạ trị áp sát được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt:
- Xạ trị áp sát vĩnh viễn: Nguồn phóng xạ được đưa vào vùng da giữa bìu và hậu môn bằng kim. Các nguồn phóng xạ này phát ra phóng xạ trong nhiều tuần đến nhiều tháng.
- Xạ trị áp sát tạm thời: Một lượng lớn phóng xạ được đưa vào bên trong tuyến tiền liệt trong khoảng 5 đến 15 phút rồi sau đó được lấy ra ngoài.
Tác dụng phụ của xạ trị
Xạ trị chùm tia bên ngoài và xạ trị áp sát đều có tác dụng phụ. Nói chung, hầu hết các tác dụng phụ của xạ trị đều sẽ tự hết trong vòng 2 tháng sau khi kết thúc điều trị.
Tác dụng phụ của xạ trị chùm tia bên ngoài
Các tác dụng phụ của phương pháp xạ trị chùm tia bên ngoài gồm có:
Viêm trực tràng
Phóng xạ có thể gây viêm niêm mạc trực tràng. Điều này có thể dẫn đến tiêu chảy, có máu trong phân hoặc rò trực tràng. Trong hầu hết các trường hợp, những triệu chứng này tự hết sau khi điều trị nhưng đôi khi, vấn đề có thể kéo dài vĩnh viễn.
Viêm bàng quang
Xạ trị cũng có thể gây viêm niêm mạc bàng quang. Các triệu chứng của tình trạng này gồm có:
- Đi tiểu nhiều lần
- Nóng rát khi đi tiểu
- Có máu trong nước tiểu
- Nước tiểu nhỏ giọt sau khi tiểu xong (tiểu nhỏ giọt cuối bãi)
- Hẹp niệu đạo, dẫn đến tiểu khó
Các triệu chứng này thường cải thiện ngay sau khi điều trị, mặc dù đôi khi kéo dài vĩnh viễn. So với xạ trị, điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật có nguy cơ tiểu nhỏ giọt cuối bãi cao hơn.
Rối loạn cương dương
Sau khi xạ trị trong một thời gian dài, người bệnh có thể bị rối loạn cương dương – tình trạng khó đạt được hoặc duy trì sự cương cứng. Quá trình xạ trị càng kéo dài thì nguy cơ bị rối loạn cương dương càng cao.
Mệt mỏi
Xạ trị thường gây mệt mỏi kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi kết thúc điều trị. Hầu hết mọi người bắt đầu cảm thấy mệt mỏi trong vòng vài tuần sau khi bắt đầu xạ trị.
Tổn thương hạch bạch huyết
Các hạch bạch huyết giúp lưu thông chất lỏng khắp cơ thể và có chứa tế bào miễn dịch. Xạ trị có thể làm hỏng các hạch bạch huyết xung quanh tuyến tiền liệt và điều này dẫn đến sưng phù hoặc đau.
Tác dụng phụ của xạ trị áp sát
Liệu pháp xạ trị bên trong cũng có thể gây ra các tác dụng phụ tương tự như xạ trị chùm tia bên ngoài, chẳng hạn như viêm trực tràng, tiểu khó và rối loạn cương dương.
Các nguồn phóng xạ được sử dụng trong quá trình xạ trị áp sát có thể phát ra phóng xạ trong nhiều tháng. Lượng phóng xạ này chủ yếu chỉ tác động đến tuyến tiền liệt nhưng cũng có thể lọt ra ngoài. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên tránh xa phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Các nguồn phóng xạ này có thể được phát hiện bởi máy quét an ninh tại sân bay. Vì vậy, người bệnh nên mang theo giấy xác nhận tình trạng sức khỏe khi đi máy bay.
Các viên phóng xạ nhỏ có thể dịch chuyển và trong một số trường hợp hiếm gặp, chúng có thể di chuyển theo máu đến các bộ phận khác của cơ thể như phổi hoặc tim. Tuy nhiên, điều này là vô hại.
Tùy vào giai đoạn bệnh ung thư tuyến tiền liệt và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh có thể điều trị bằng xạ trị hoặc các phương pháp điều trị khác.
Nếu điều trị bằng xạ trị, bác sĩ sẽ nói rõ về các tác dụng phụ có thể gặp phải và cách giảm thiểu tác dụng phụ.
Tóm tắt bài viết
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất ở nam giới. Xạ trị là một giải pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Phương pháp này sử dụng các sóng năng lượng hội tụ để phá vỡ DNA của các tế bào ung thư. Có hai hình thức xạ trị là xạ trị chùm tia bên ngoài và xạ trị áp sáọa
Xạ trị có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác như liệu pháp hormone. Xạ trị thường dành cho những trường hợp ung thư giai đoạn đầu. Xạ trị chùm tia bên ngoài còn có thể được sử dụng cho ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối để giảm nhẹ các triệu chứng.
Viêm tuyến tiền liệt là một tình trạng rất phổ biến ở nam giới, có thể là cấp tính (xảy ra đột ngột và trong thời gian ngắn) hoặc mãn tính (phát triển từ từ và kéo dài).
Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt là giải pháp điều trị tốt nhất trong những trường hợp khối u nằm bên trong tuyến tiền liệt và chưa xâm lấn khu vực xung quanh. Ca phẫu thuật được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư trước khi lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra khi các tế bào ác tính phát triển bất thường hình thành nên khối u ở tuyến tiền liệt. Ung thư có thể lan sang các cấu trúc lân cận và khu vực khác của cơ thể, được gọi là ung thư tuyến tiền liệt di căn.
Có nhiều cách khác nhau để điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Phương pháp điều trị được xác định dựa trên mức độ tiến triển của ung thư, ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt hay chưa và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Nếu được phát hiện sớm, ung thư tuyến tiền liệt có tiên lượng rất tốt. Tuy nhiên, bệnh ung thư này thường không có triệu chứng ở các giai đoạn đầu nên việc khám sàng lọc là điều cần thiết. Có nhiều phương pháp được sử dụng để sàng lọc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, gồm có xét nghiệm PSA, khám trực tràng, xét nghiệm PCA3 và một số phương pháp khác.