Xạ hình tuyến giáp với 99mTc - Pertechnetate - Bộ y tế 2017
I. NGUYÊN LÝ
- Tế bào tuyến giáp cũng có khả năng bắt và cô đặc ion pertechnetat (TcO4-) với phương thức tương tự như bắt iốt. Nhưng ion này không được hữu cơ hoá để tổng hợp hormon mà chỉ được giữ lại trong tuyến giáp một thời gian ngắn (vẫn đủ dài để ghi được hình tuyến giáp).
- Như vậy với technetium-99m pertechnetate (99mTcPO4-) có thể ghi hình tuyến giáp. 99mTc với ưu điểm là có liều hấp thụ thấp hơn và chất lượng ghi hình tốt hơn 131I nên được dùng phổ biến trong ghi hình tuyến giáp.
II. CHỈ ĐỊNH
- Xác định vị trí, hình dạng, kích thước và giải phẫu bên trong (internal anatomy) của tuyến giáp.
- Đánh giá , xác định tình trạng chức năng của nhân tuyến giáp. - Đánh giá trước và sau phẫu thuật, các người bệnh ung thư tuyến giáp và
- để theo dõi tác dụng điều trị.
- Các trường hợp đau cấp tính tuyến giáp và các thể viêm tuyến giáp.
- Góp phần chẩn đoán phân biệt các u vùng cổ và trung thất.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
- Điều dưỡng Y học hạt nhân
- Cán bộ hóa dược phóng xạ
- Kỹ thuật viên Y học hạt nhân
2. Phương tiện, thuốc phóng xạ
- Máy ghi đo: máy Gamma Camera SPECT có trường nhìn rộng, Collimator năng lượng thấp, đa mục đích, độ phân giả cao (LEHR). Máy chuẩn liều bức xạ gamma, máy đo rà bức xạ gamma.
- Thuốc phóng xạ:
- ĐVPX: 99mTc - T1/2 = 6 giờ; mức năng lượng Eγ=140keV.
- Đồng vị phóng xạ: Tc99mO4-, liều với trẻ em 0,75 - 3 mCi (0,075mCi/kg); tiêm tĩnh mạch.
3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao
- Bơm tiêm 1ml, 3ml, 5ml, 10ml.
- Kim lấy thuốc, kim tiêm, kim luồn, dây nối.
- Bông, cồn, băng dính.
- Găng tay, khẩu trang; mũ, áo choàng y tế cho những người thực hiện KT.
4. Chuẩn bị người bệnh
- Người bệnh nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm 4-8 giờ, được giải thích về quy trình kỹ thuật sẽ thực hiện để phối hợp.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tách chiết DCPX
- Chiết Tc99m từ bình chiết Mo-Tc được dung dịch Tc99m pertechnetate.
- Hút liều DCPX Tc99m pertechnetate cho mỗi người bệnh.
2. Tiêm DCPX: tiêm dung dịch Tc99m pertechnetate đã chuẩn bị vào tĩnh mạch người bệnh.
3. Ghi hình tuyến giáp
- Người bệnh uống nước, nuốt hết nước bọt trước khi ghi hình. Đặt chế độ máy Gamma Camera, SPECT với Collimator năng lượng thấp, đa mục đích, độ phân giả cao, cửa sổ 20%. Phần mềm ghi đo tuyến giáp với Tc99m.
- Tiến hành ghi hình 15-20 phút sau khi tiêm Tc99m pertechnetate tĩnh mạch.
- Người bệnh ở tư thế nằm ngửa, không cử động đầu trong thời gian ghi đo.
- Ghi hình tĩnh vùng đầu cổ với ống chuẩn trực song song mức năng lượng trung bình với các tư thế thẳng trước, nghiêng phải, nghiêng trái
- Ghi hình tĩnh tuyến giáp với ống chuẩn trực hình nón, 500.000couns hoặc 5-10 phút.
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
1. Hình ảnh xạ hình với Tc99m:
1.1. Hình ảnh bình thường
- Tuyến giáp bình thường có hình bướm, bắt hoạt độ phóng xạ đồng đều.
- Thuỳ phải nhỉnh hơn thuỳ trái. Tuyến giáp bình thường có diện tích £ 20 cm2, trẻ em 10-15 cm2.
- Có thể thấy hình ảnh các tuyến nước bọt.
1.2. Hình ảnh bệnh lý
- Tuyến giáp phì đại, biến dạng 1 hoặc 2 thuỳ, eo tuyến nở rộng, khả năng bắt hoạt độ phóng xạ cao, dạng này thường gặp ở những người bệnh cường giáptrạng.
- Các nhân "nóng" (hot nodule): là vùng tập trung đồng vị phóng xạ cao hơn tổ chức xung quanh, thường là các adenom ưu năng.
- Nhân lạnh (cold nodule): là vùng tập trung HĐPX ít hơn hẳn tổ chức xung quanh, tạo ra một vùng giảm hoặc khuyết hoạt độ phóng xạ trên hình nhấpnháy.
- Trong suy giáp hoặc viêm tuyến giáp: trên hình ghi thấy hoạt độ phóng xạ giảm rõ rệt hoặc tuyến giáp teo nhỏ.
- 99mTc không thay thế hoàn toàn 131I trong ghi hình tuyến giáp, đặc biệt khi cần đánh giá hoạt động chức năng của các nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, hoặc trong các trường hợp nghi có tuyến giáp lạc chỗ thì 99mTc không cho được một chênh lệch nồng độ tại tuyến và tổ chức xung quanh đủ để lên hình tốt mà vẫn cần dùng 131I. Thời gian tập trung của Tc99m ở tuyến giáp tối đalà 20 ÷ 30 phút sau khi tiêm, thời gian tiến hành chỉ trong vòng 20 phút kể cả ghi hình, người bệnh không phải mất thì giờ chờ đợi.
VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Kỹ thuật an toàn, hầu như không có tai biến gì .
- Người bệnh dị ứng với thuốc phóng xạ: hiếm gặp, nếu có dùng các thuốc chống dị ứng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Khi bị cường tuyến cận giáp, một hoặc nhiều tuyến cận giáp hoạt động quá mức và tạo ra quá nhiều PTH. Điều này có thể là do khối u, phì đại tuyến cận giáp hoặc các vấn đề về cấu trúc khác của tuyến cận giáp.
Tuyến cận giáp hoạt động quá mức có thể làm giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan.
Loãng xương và bệnh tuyến giáp có thể xảy ra cùng lúc, một phần là do hormone tuyến giáp có ảnh hưởng lớn đến mật độ và cấu trúc xương.
Mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm và mang thai có thể làm cho bạn cảm thấy một loạt các cảm xúc. Dưới đây là bí quyết, lời khuyên và những lời sáng suốt từ phụ nữ đã đối phó với bệnh hồng cầu lưỡi liềm khi mang bầu.
- 1 trả lời
- 1145 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 4525 lượt xem
Bác sĩ ơi, tôi có nên xăm hình khi đang mang thai không ạ? Việc xăm hình có gây ảnh hưởng gì cho thai nhi không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 982 lượt xem
Mang thai tuần 20, em đi siêu âm, bs chẩn đoán em bị nang tuyến phổi, chèn bên phải tim. Em được bs tư vấn nên chọc ối. Xin hỏi chọc ối để làm gì ạ?
- 1 trả lời
- 363 lượt xem
Mang thai 31 tuần, em vừa đi tái khám, bs cho biết thai em chậm tăng trưởng, em bé được 1300g. Hiện tại, em bị huyết áp cao mãn tính và bướu cường giáp (đã 5 năm). Em muốn hỏi chế độ ăn nên thế nào để em bé có thể tăng cân và sức khoẻ em như vậy có nguy cơ gì ạ?
- 1 trả lời
- 1302 lượt xem
Em mang thai được 19 tuần, nhung bị cường giáp nên bs nội tiết cho uống thuốc Propylthiouracil PTU (Rieseretat) 50mg ngày 2 viên. Vậy, thuốc này uống có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ?