Xạ hình lưu thông dịch não tủy với 99mTc - DTPA - Bộ y tế 2017
I. NGUYÊN LÝ
Dung dịch chứa ĐVPX phát tia gamma gắn Sulfure Colloid hoặc DTPA sau khi tiêm vào khoang dưới nhện vùng thắt lưng - cùng, sẽ hòa vào và di chuyển theo dịch não tủy trong hệ thống khoang dưới nhện dọc ống sống(cerebrospinal fluid flow - CSF). Ghi đo hoạt tính phóng xạ ở các vị trí dọc theo cột sống lên đến nãotheo gian hoặc ghi hình phân bố hoạt độ phóng xạ trong hệ thống CSF là phương pháp tối ưu giúp đánh giá sự lưu thông và lưu lượng dịch não tuỷ trong cơ thể.
II. CHỈ ĐỊNH
- Xác định vị trí rò rỉ dịch não tủy.
- Xác định lỗ thông (shunt patency).
- Chẩn đoán và quản lý bệnh não úng thủy.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Người bệnh vừa dùng thuốc cản quang để làm một xét nghiệm khác.
- Trong vòng 24 - 48 giờ trước đã làm 1 xét nghiệm có sử dụng Tc-99m.
- Người bệnh mẫn cảm với thành phần của thuốc phóng xạ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
- Điều dưỡng Y học hạt nhân
- Cán bộ hóa dược phóng xạ
- Kỹ thuật viên Y học hạt nhân
2. Máy móc và thuốc vật tư
- Máy ghi đo: máy Gammar Camera, SPECT, collimator độ phân giải cao, năng lượng trung bình (MEHR), cửa sổ năng lượng 20%. Máy chuẩn liều thuốc phóng xạ (dose calibrator), máy đo rà phóng xạ.
- Thuốc phóng xạ:
- Hợp chất đánh dấu DTPA (Diethylen Triamine Pentaacetic Acide), 1 kit.
- Đồng vị phóng xạ Tc-99m-Pertechnetate . Liều dùng: liều trẻ em 2-10 mCi (0,25 mCi/kg). Tiêm vào khoang dưới nhện đoạn thắt lưng.
3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao
- Bơm tiêm 1ml, 3ml, 5ml, 10ml.
- Kim lấy thuốc, kim tiêm.
- Bông, cồn, băng dính.
- Khẩu trang, găng tay, trang phục y tế.
- Áo, kính chì, liều kế cá nhân.
4. Chuẩn bị người bệnh
- Phổ biến cho người bệnh các yêu cầu của quy trình kỹ thuật để hợp tác trong quá trình xét nghiệm.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Tiêm DCPX vào dịch não tuỷ ở khoang dưới nhện vùng thắt lưng bằng kim cỡ G24. Người bệnh cần nằm ít nhất 1 giờ sau tiêm.
- Thời gian ghi đo: ghi tĩnh 50 kcount/hình
- 1giờ: vùng cột sống lưng-thắt lưng để đánh giá sự hoàn chỉnh ở vị trí tiêm
- 4 và 6giờ: vùng nền sọ để xác định đáy sọ
- 24 giờ và 48 giờ: đánh giá hoạt tính phóng xạ trào vào các não thất và sự tái hấp thu của màng nhện. Ghi hình vùng đầu cổ ở các tư thế thẳng trước, thẳng sau, nghiêng phải, nghiêng trái ở các thời điểm 3, 24, 48 giờ.
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
1. Hình ảnh bình thường
- Hình ảnh lưu thông dịch não tủy bình thường:
- Tại thời điểm 2 giờ thấy DCPX di chuyển dọc lên trên ống não tuỷ lưng- ngực;
- Tại thời điểm 4-6 giờ thấy hình ảnh DCPX trong xoang tĩnh mạch nền
- Tại thời điểm 24 giờ thấy DCPX được tái hấp thu trong các nhung mao màng nhện tại lồi não.
- Bình thường, trên hình ghi không thấy hoạt tính vùng não thất.
2. Hình ảnh bệnh lý
- Hình ảnh tắc hẹp cản trở lưu thông dịch não tủy.
- Rò rỉ dịch não tủy: xuất hiện hoạt tính phóng xạ ở vị trí bất thường.
- Não úng thủy có thể do tăng tiết dịch, giảm hấp thu qua màng nhện, màng não thất, teo não, tắc ngẽn hệ thống dịch não tủy.
VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Đây là kỹ thuật ghi hình an toàn, thuốc phóng xạ hầu như không gây tác dụng phụ và tai biến.
- Nếu người bệnh có biểu hiện dị ứng với thuốc phóng xạ. Xử trí theo các bước chống dị ứng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Nếu bạn đang cố gắng có thai thì nên ước tính thời điểm rụng trứng để có thể xác định những ngày tốt nhất để giao hợp (hoặc được thụ tinh).
Biểu đồ nhiệt độ cơ thể (BBT) và dịch nhầy cổ tử cung là một cách để ước lượng thời điểm bạn sẽ rụng trứng, do đó bạn sẽ biết khi nào nên quan hệ tình dục nếu muốn thụ thai.
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.
Mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm và mang thai có thể làm cho bạn cảm thấy một loạt các cảm xúc. Dưới đây là bí quyết, lời khuyên và những lời sáng suốt từ phụ nữ đã đối phó với bệnh hồng cầu lưỡi liềm khi mang bầu.
- 1 trả lời
- 928 lượt xem
- Thưa bác sĩ, việc sử dụng nhiều hơn một mũi vắc -xin cùng lúc, liệu có gây quá tải cho hệ miễn dịch của bé không ạ?
- 1 trả lời
- 1009 lượt xem
Mỗi khi trời hanh khô, sau khi tắm nước nóng là chân tôi lại bong tróc, sần sùi, thậm chí là nứt toác. Nhiều lần ngứa, tôi gãi chảy dịch. Vậy phải làm thế nào để cải thiện được tình trạng của bản thân?
- 1 trả lời
- 914 lượt xem
- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1115 lượt xem
Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi đang bị ốm, việc cho bé uống sữa có làm tăng dịch nhày của bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1186 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!