Xạ hình chức năng thận với 99mTc - DTPA - Bộ y tế 2017
I. NGUYÊN LÝ
- Diethylenetriamine pentaacetic acid (DTPA) sau khi vào máu chỉ khoảng 3-5% gắn với protein huyết tương, phần còn lại nhanh chóng được lọc bởi cầu thận và bài xuất qua nước tiểu. DTPA không được tái hấp thu và bài tiết bởi ống thận.
- Dùng DTPA đánh dấu bởi Tc99m, tiêm tĩnh mạch, ghi hình động, giúp đánh giá hình ảnh và chức năng thận (chức năng lọc của cầu thận).
II. CHỈ ĐỊNH
- Đánh giá tưới máu thận.
- Đánh giá chức năng thận (lọc cầu thận).
- Đánh giá bệnh lý thận tắc nghẽn.
- Đánh giá chức năng quả thận ghép.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
- Điều dưỡng Y học hạt nhân
- Cán bộ hóa dược phóng xạ
- Kỹ thuật viên Y học hạt nhân
2. Phương tiện, thuốc phóng xạ
- Máy ghi đo
- Máy Gamma Camera SPECT có trường nhìn rộng, Collimator năng lượng thấp, đa mục đích, độ phân giả cao.
- Máy chuẩn liều bức xạ gamma, máy đo rà bức xạ gamma.
- Thuốc phóng xạ
- Hợp chất đánh dấu: DTPA, dạng kít bột đông khô
- Đồng vị phóng xạ: Tc99m, liều 2-10 mCi (0,2 mCi/kg) với trẻ em;
- Natriclorit 0,9%
3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao
- Bơm tiêm 1ml,3ml,5ml,10ml.
- Kim lấy thuốc, kim tiêm, kim luồn, dây nối.
- Bông, cồn, băng dính.
- Găng tay, khẩu trang; mũ, áo choàng y tế cho những người thực hiện KT.
4. Chuẩn bị người bệnh
- Người bệnh được giải thích về quy trình kỹ thuật sẽ thực hiện để phối hợp.
- Người bệnh không dùng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển trước khi xét nghiệm.
- Người bệnh uống 200 - 250 ml (10ml/kg) nước trước khi xạ hình 30 phút.
- Đi đái trước khi ghi hình, đặt sond tiểu nếu cần thiết.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tách chiết - Đánh dấu DCPX
- Chiết Tc99m từ bình chiết Mo-Tc, lấy dung dịch Tc99m pertechnetate.
- Bơm dung dịch Tc99m pertechnetate vào lọ DTPA, lắc tan, ủ trong 30-45 phút ở nhiệt độ phòng.
- Hút liều DCPX Tc99m-DTPA cho mỗi người bệnh với thể tích <0,5-1ml.
2. Tiêm DCPX và Ghi đo
- Tư thế người bệnh: người bệnh ngồi hoặc nằm ngửa. Đặt collimator áp sát vùng thắt lưng, bảo đảm thu được cả 2 thận và bàng quang
- Tiêm Bolus tĩnh mạch liều Tc99m-DTPA đã chuẩn bị
- Ghi hình ngay khi tiêm:
- Pha 1 tưới máu (Flow): Dynamic 1 giây/ hình x 60 hình
- Pha 2 lọc-bài xuất (Excrestion): 60 giây/ hình x 20-30 hình
* Các kỹ thuật khác
2.1. Xạ hình chức năng thận có tiêm Furocemide
- Liều Furocemide: 0,3 mg/ kg thể trạng.
- Thời điểm tiêm: sau tiêm DCPX 10-15 phút.
- Mục đích: phân biệt tắc ngẽn bài xuất nước tiểu cơ năng hay thực thể.
2.2. Xạ hình thận chức năng cho người bệnh ghép thận
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa
- Tư thế ghi: mặt trước, vùng hố chậu hay vùng có thận ghép.
2.3. Xạ hình thận chức năng có sử dụng Captopril 25 mg
- Chỉ định: người bệnh hẹp động mạch thận, người bệnh cao huyết áp.
- Chuẩn bị người bệnh: uống Captopril 25 mg (50 mg) 1 giờ trước khi tiêm thuốc phóng xạ làm xạ hình chức năng thận.
*Chú ý
- Người bệnh không uống các thuốc kháng viêm, thuốc giảm độ lọc cầu thận trước khi xạ hình.
- Nếu kết quả bất thường: làm xạ hình thận chức năng không uống Captopril sau 2 ngày ngưng các thuốc ức chế men chuyển.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Kỹ thuật an toàn, hầu như không có tai biến gì trong và sau chụp hình.
- Tiêm chệch ven (hay gặp): không thấy hình ảnh động mạch chủ bụng và động mạch thận ở những giây đầu sau tiêm, HĐPX tập trung vào thận từ từ.
- Xử trí: phải làm lại xét nghiệm này vào ngày khác.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Nếu bạn có các dấu hiệu cho thấy thận đang không hoạt động bình thường thì bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm chức năng thận. Đây là những xét nghiệm máu và nước tiểu đơn giản giúp phát hiện các vấn đề về thận.
Nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa cần sa và sức khỏe tình dục.
Tìm hiểu về giải phẫu, chức năng và các vấn đề thường gặp của âm đạo
- 1 trả lời
- 1049 lượt xem
- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1193 lượt xem
Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1261 lượt xem
Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1101 lượt xem
Bác sĩ ơi, liệu tập luyện cường độ cao có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới và nam giới không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1029 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Cảm ơn bác sĩ!