1

Xạ hình chức năng thận- tiết niệu sau ghép thận bằng 99mTc - MGA3 - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. NGUYÊN LÝ

Mercaptoacetylglycine (MAG3) sau khi vào máu nhanh chóng được gắn với protein huyết tương với tỷ lệ gắn cao 80-90%, sau đó nhanh chóng được bài xuất qua thận: lọc ở cầu thận và tiết ở ống thận, nhưng không được tái hấp thu ở ống thận. Dùng MAG3 đánh dấu bởi Tc99m, tiêm tĩnh mạch, ghi hình động, giúp đánh giá hình ảnh và chức năng thận (dòng huyết tương hiệu dụng qua thận: effective renal plasma flow (ERPF)).

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Đánh giá tưới máu thận.
  •  Đánh giá chức năng thận (ERPF).
  •  Đánh giá bệnh lý thận tắc nghẽn.
  •  Đánh giá chức năng quả thận ghép.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
  •  Điều dưỡng Y học hạt nhân
  •  Cán bộ hóa dược phóng xạ
  •  Kỹ thuật viên Y học hạt nhân

2. Phương tiện, thuốc phóng xạ

- Máy ghi đo

  •  Máy Gamma Camera SPECT có trường nhìn rộng, Collimator năng lượng thấp, đa mục đích, độ phân giả cao.
  •  Máy chuẩn liều bức xạ gamma, máy đo rà bức xạ gamma.

- Thuốc phóng xạ:

  •  Hợp chất đánh dấu: MAG3, dạng kít bột đông khô
  •  Đồng vị phóng xạ: Tc99m 01-5 mCi (0,1 mCi/kg) với trẻ em.
  •  Natriclorit 0,9%

3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao

  •  Bơm tiêm 1ml,3ml,5ml,10ml.
  •  Kim lấy thuốc, kim tiêm, kim luồn, dây nối.
  •  Bông, cồn, băng dính.
  •  Găng tay, khẩu trang; mũ, áo choàng y tế cho những người thực hiện KT.

4. Chuẩn bị người bệnh

  •  Người bệnh được giải thích về quy trình kỹ thuật sẽ thực hiện để phối hợp.
  •  Người bệnh không dùng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển trước khi xét nghiệm.
  •  Người bệnh uống 200 - 250 ml (10ml/kg) nước trước khi xạ hình 30 phút.
  •  Đi đái trước khi ghi hình, đặt sond tiểu nếu cần thiết.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tách chiết - Đánh dấu DCPX

  •  Chiết Tc99m từ bình chiết Mo-Tc, lấy dung dịch Tc99m pertechnetate.
  •  Bơm dung dịch Tc99m pertechnetate vào lọ MAG3, lắc tan, ủ trong 30- 45 phút ở nhiệt độ phòng.
  •  Hút liều DCPX Tc99m-MAG3 cho mỗi người bệnh với thể tích <0,5- 1ml.

2. Tiêm DCPX và Ghi đo

- Tư thế người bệnh: người bệnh nằm ngửa. Đặt collimator áp sát phía trước người bệnh, bảo đảm đảm thu được thận ghép và bàng quang

- Tiêm Bolus tĩnh mạch liều Tc99m-MAG3 đã chuẩn bị

- Ghi hình ngay khi tiêm

  •  Pha 1 tưới máu (Flow): Dynamic 1 giây/ hình x 60 hình
  •  Pha 2 lọc-bài xuất (Excrestion): 60 giây/ hình x 30-60 hình

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

  •  Kỹ thuật an toàn, hầu như không có tai biến gì trong và sau chụp hình.
  •  Nếu có dị ứng: Dùng thuốc chống dị ứng tùy mức độ.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Xạ hình chức năng thận với 99mTc - DTPA - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Xạ hình chức năng thận với 99mTc - MAG3 - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật tạo hình vành tai bằng cấy ghép sụn sườn tự thân - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận- niệu quản (Phương pháp Foley, Anderson - Hynes) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tạo hình thân đốt sống bằng bơm cement sinh học qua cuống - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Cột sống - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại xét nghiệm chức năng thận
Các loại xét nghiệm chức năng thận

Nếu bạn có các dấu hiệu cho thấy thận đang không hoạt động bình thường thì bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm chức năng thận. Đây là những xét nghiệm máu và nước tiểu đơn giản giúp phát hiện các vấn đề về thận.

Nhiễm trùng thận và nhiễm trùng đường tiết niệu có gì khác nhau?
Nhiễm trùng thận và nhiễm trùng đường tiết niệu có gì khác nhau?

Giống như nhiễm trùng bàng quang hay niệu đạo, nhiễm trùng thận cũng là một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Mặc dù tất cả các loại nhiễm trùng đường tiết niệu đều cần phải điều trị nhưng nhiễm trùng thận đặc biệt nghiêm trọng và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

8 loại thảo dược và thực phẩm chức năng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Một số loại thảo dược và vitamin có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và điều trị các trường hợp nhiễm trùng không phức tạp. Tuy nhiên, nếu như có các triệu chứng nghiêm trọng thì vẫn cần đến các phương pháp điều trị y tế như thuốc kháng sinh.

Nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề về thận do bệnh đa xơ cứng
Nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề về thận do bệnh đa xơ cứng

Người bị bệnh đa xơ cứng có thể gặp vấn đề về bàng quang do các dây thần kinh kiểm soát sự co bóp bàng quang bị tổn thương, dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình truyền tín hiệu giữa não bộ và bàng quang. Các vấn đề về bàng quang có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và nhiễm trùng thận.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  915 lượt xem

- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  855 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!

Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  2583 lượt xem

Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?

Song thai bị giãn thận và bị vấn đề về não, giờ phải làm sao?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  947 lượt xem

Hôm trước em siêu âm thai dưới bác sỹ Giáp Hoàng Anh đã phát hiện bất thường và chỉ định em xuống phụ sản trung ương khám Đây là kết quả ạ ! Giờ em đang lo lắng quá ! Không biết phải làm sao nữa

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  773 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây