1

Xạ hình não với 99mTc - ECD - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. NGUYÊN LÝ

  •  Bình thường Tc-99m gắn với ECD (ethyl cysteinate dimer, bicisate, or Neurolite®) là chất ưa mỡ vượt qua được hàng rào máu não và gắn kết với các phân tử mỡ có trong mao mạch và nhu mô não. Được bắt giữ vào các tế bào thần kinh và lưu giữ ổn định khoảng 8 giờ.
  •  Khi hàng nào máu não bị tổn thương hoặc vùng não bị tổn thương không được cấp máu hoặc cấp máu kém thì nồng độ Tc99m - ECD thấp và thể hiện là vùng giảm hoặc khuyết hoạt độ phóng xạ “vùng lạnh” trên ghi hình phóng xạ.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Đánh giá các tai biến mạch máu não như: xuất huyết, nhồi máu, thiếu máu não.
  •  Đánh giá các rối loạn tâm-thần kinh như: Alzheimer, mất trí nhớ, thay đổi hành vi, sa sút trí tuệ, tâm thần phân liệt.
  •  Đánh giá các cơn động kinh (cơn toàn bộ và cơn cục bộ).
  •  Đánh giá vị trí và tiên lượng trong thiếu máu não.
  •  Đánh giá tổn thương trong các bệnh viêm não vius, viêm mạch máu, bệnh não do HIV...
  •  Đánh giá tình trạng tưới máu não trong chấn thương não để cung cấp thông tin tiên lượng.
  •  Đánh giá chết não.
  •  Xác định và định vị các khối u não tái phát, đặc biệt với kỹ thuật ghi hình 2 đồng vị 99mTc - ECD và 201Tl có thể đánh giá khối u đang tiến triển (tumor viability study).

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  •  Người bệnh mẫn cảm với thành phần của thuốc phóng xạ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
  •  Điều dưỡng Y học hạt nhân
  •  Cán bộ hóa dược phóng xạ
  •  Kỹ thuật viên Y học hạt nhân

2. Phương tiện, thuốc phóng xạ

- Máy ghi đo: máy SPECT, máy chuẩn liều thuốc phóng xạ (dose calibrator), máy đo rà phóng xạ.

- Thuốc phóng xạ:

  •  Hợp chất đánh dấu: ECD (ethyl cysteinate dimer, bicisate, or Neurolite®), 1 kit.
  •  Đồng vị phóng xạ: 99mTc - Liều dùng: với trẻ em 2-12 (0,285 mCi/kg). Tiêm tĩnh mạch.

3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao

  •  Bơm tiêm 1ml, 3ml, 5ml, 10ml..
  •  Kim lấy thuốc, kim tiêm, kim luồn, dây nối.
  •  Bộ dây truyền tĩnh mạch
  •  Bông, cồn, băng dính.
  •  Khẩu trang, Găng tay, trang phục y tế,
  •  Áo, kính chì, liều kế cá nhân

4. Chuẩn bị người bệnh

  •  Người bệnh được nghỉ ngơi yên tĩnh trong phòng, không nói chuyện, đọc sách.
  •  Người bệnh không uống rượu, bia, cafe, coca, hút thuốc và các thuốc có ảnh hưởng tưới máu não.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Tư thế người bệnh: nằm ngửa.

- Sử dụng collimator độ phân giải cao, năng lượng thấp (LEHR), cửa sổnăng lượng 20%, matrix 128 x 128.

- Collimator đặt phía trước hoặc phía sau hoặc cả trước và sau (có hai collimator), sao cho trường nhìn thấy hết đầu của người bệnh .

- Thời điểm ghi đo:

  •  Pha tưới máu (ghi hình động): ghi ngay sau khi tiêm thuốc 02 giây/hình trong thời gian 60 giây.
  •  Pha bể máu (ghi hình tĩnh): sau pha tưới máu 200 – 800 kcounts/hình ở các tư thế thẳng trước (Ant), thẳng sau (Post), nghiêng phải 90° (RL), nghiêng trái 90° (LL).
  •  Pha muộn: ghi sau 2 giờ tiêm thuốc, chỉ số giống pha bể máu.

VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

1. Hình ảnh bình thường

  •  Pha tưới máu: hiện hình động mạch dưới đòn, động mạch cảnh gốc, động mạch não. Tập trung hoạt độ phóng xạ đồng đều ở cả hai bán cầu đại não.
  •  Pha bể máu: hoạt độ phóng xạ tập trung ở phần mền, các xoang.
  •  Pha muộn: các bán cầu đại não hiện ra cân đối và hầu như không có hoạt độ phóng xạ (khuyết HĐPX). Có đường viền ở trên và ở bên vì có hoạt độ phóng xạ ở xương sọ và ở màng não. Phần dưới bên có nhiều phóng xạ vì có các cơ thái dương. Có một đường giữa đó là xoang tĩnh mạch đỉnh trên (superior sagittal sinus). Nền hộp sọ có hoạt độ cao vì có nhiều mạch máu.
  •  Mặt sau: chia thành hai xoang ngang (transverse sinus), xoang bên phải thường to hơn xoang bên trái.

2. Hình ảnh bệnh lý

  • Không hấp thu dược chất phóng xạ xảy ra trong trường hợp nhồi máu não, tắc động mạch cung cấp máu não, chấn thương, phẫu thuật lấy nhu mô não. Giảm hấp thu trong trường hợp: thiếu máu, sa sút trí tuệ, trầm cảm hoặc động kinh (ngoài cơn). Tăng hấp thu trong động kinh (trong cơn).

VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

  •  Tiêm chệch ven, không đảm bảo hoạt độ thuốc phóng xạ trong máu. Xử trí: tiến hành làm lại kỹ thuật vào ngày khác.
  •  Người bệnh dị ứng với thuốc phóng xạ. Xử trí theo các bước chống dị ứng.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Xạ hình não với 99mTc - HMPAO - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Xạ hình lưu thông dịch não tủy với 99mTc - DTPA - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Xạ hình bạch mạch với 99mTc-Sulfur Colloid - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật xạ hình lách với 99mTc Sulfur Colloid (phytate) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Tâm sự bà bầu: Đối phó với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm
Tâm sự bà bầu: Đối phó với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm và mang thai có thể làm cho bạn cảm thấy một loạt các cảm xúc. Dưới đây là bí quyết, lời khuyên và những lời sáng suốt từ phụ nữ đã đối phó với bệnh hồng cầu lưỡi liềm khi mang bầu.

Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Thực tế là hơn một nửa số phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm vẫn sinh thường.

Bà bầu bị bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Bà bầu bị bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị hồng cầu hình liềm, liệu em bé có mắc bệnh này không? Làm sao biết được em bé có mắc bệnh hồng cầu hình liềm không? Có biến chứng nào từ bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!

Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai
Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai

Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.

Những điều cần biết khi xỏ khuyên, xăm hình lúc mang thai
Những điều cần biết khi xỏ khuyên, xăm hình lúc mang thai

Xỏ khuyên trong quá trình mang thai có an toàn không? Mang thai có nên tháo bỏ khuyên rốn? Xăm hình trong quá trình mang thai thì thế nào? Cách chăm sóc hình xăm khi mang thai sẽ như thế nào? Đó là những câu hỏi xung quanh nghệ thuật hình thể được các bà mẹ vô cùng quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Xăm hình khi đang mang thai có được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4297 lượt xem

Bác sĩ ơi, tôi có nên xăm hình khi đang mang thai không ạ? Việc xăm hình có gây ảnh hưởng gì cho thai nhi không? Cảm ơn bác sĩ!

"Đẻ không đau" là hình thức sinh thế nào?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  419 lượt xem

Mang thai hơn 30 tuần, em muốn hỏi bác sĩ: Thực ra, "đẻ không đau" là hình thức sinh thế nào ạ?

Đến Bv, chỉ siêu âm hình thái thai thôi, có được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  379 lượt xem

Em đang mang thai 18 tuần và dự định 24 tuần sẽ lên Bv Phụ sản TW để siêu âm hình thái của thai. Vì nhà em ở xa, nếu khám đầy đủ thì e không kịp về trong ngày nên em muốn hỏi bs là bên khu khám thai dịch vụ có nhận chỉ siêu âm hình thái thai 4D thôi, không cần xét nghiệm hay khám thêm gì khác không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây