1

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm ít khớp là gì?

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm ít khớp là loại viêm khớp dạng thấp thiếu niên phổ biến nhất. Bệnh này xảy ra ở người dưới 16 tuổi. Các triệu chứng gồm có sưng và đau ở đầu gối cũng như các khớp lớn khác trên cơ thể. Các phương pháp điều trị có thể giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động.
Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm ít khớp là gì? Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm ít khớp là gì?

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm ít khớp là gì?

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm ít khớp (pauciarticular juvenile rheumatoid arthritis - PJRA) là một dạng viêm khớp tự phát thiếu niên (juvenile idiopathic arthritis - JIA), hay còn gọi là viêm khớp vô căn thiếu niên.

Tất cả các dạng JIA đều xảy ra ở người dưới 16 tuổi và có triệu chứng là sưng đau khớp. Khi có từ 4 khớp trở xuống bị ảnh hưởng thì được coi là thể viêm ít khớp. Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm ít khớp thường xảy ra ở đầu gối hoặc các khớp lớn khác. Thể viêm ít khớp chiếm khoảng một nửa số ca viêm khớp tự phát thiếu niên.

PJRA thường khỏi nhanh chóng mà không gây tổn thương khớp. Khi bệnh kéo dài trên 6 tháng thì được coi là viêm khớp dạng thấp dai dẳng.

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm ít khớp và thể viêm đa khớp

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm ít khớp khác với viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm đa khớp (polyarticular juvenile rheumatoid arthritis). Thể viêm đa khớp có nghĩa là bệnh xảy ra ở năm khớp trở lên. Khác với thể viêm ít khớp, thể viêm đa khớp thường xảy ra ở các khớp nhỏ, chẳng hạn như khớp ở bàn tay và bàn chân. Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm đa khớp chiếm khoảng 50% số ca viêm khớp tự phát thiếu niên.

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm ít khớp

Đến nay các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh PJRA. Nhưng giống như tất cả các dạng viêm khớp dạng thấp khác, PJRA cũng là một bệnh tự miễn. Bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào và mô khỏe mạnh trong cơ thể. Viêm khớp dạng thấp là do hệ miễn dịch tấn công mô khớp. Chưa rõ nguyên nhân nào gây ra điều này.

Các yếu tố nguy cơ

PJRA đôi khi có thể di truyền. Có mối liên hệ giữa PJRA và một gen di truyền có tên là HLA DR4 (kháng nguyên bạch cầu người DR4). Các nhà nghiên cứu tin rằng những người mang gen này có nguy cơ mắc bệnh PJRA cao hơn.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh PJRA gồm có:

  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng hoặc bệnh tật có thể gây ra PJRA ở trẻ em, đặc biệt là ở những trẻ có HLA DR4. Nhưng vẫn cần phải nghiên cứu thêm về mối liên hệ này.
  • Là nữ: Bé gái có nguy cơ mắc PJRA cao hơn bé trai.
  • Bé gái dưới 7 tuổi: Bé gái trong độ tuổi từ 2 đến 7 có nguy cơ mắc PJRA cao hơn.
  • Bé trai trên 8 tuổi: Nguy cơ mắc PJRA ở bé trai tăng lên sau 8 tuổi.

Độ tuổi có số ca mắc mới PJRA cao nhất là từ 2 đến 3 tuổi. Căn bệnh này hiếm khi được phát hiện sau 10 tuổi.

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm ít khớp

Triệu chứng PJRA mà mỗi trẻ gặp phải là khác nhau và tùy thuộc vào các khớp bị ảnh hưởng. Một triệu chứng thường gặp ở trẻ bị bệnh PJRA là dáng đi khập khiễng, nhất là vào buổi sáng. Nhiều trẻ bị PJRA được đưa đi khám do bị sưng đầu gối.

Một số trẻ có triệu chứng hàng ngày trong khi ở một số trẻ, các triệu chứng xảy ra theo đợt (gọi là các đợt bùng phát viêm khớp dạng thấp). Các triệu chứng gồm có:

  • Sưng đầu gối, vai, khuỷu tay, mắt cá chân hoặc các khớp khác
  • Đau và cứng khớp vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa
  • Khó cử động khớp
  • Khớp nóng, đỏ
  • Ăn uống kém
  • Mệt mỏi
  • Viêm mắt
  • Chậm tăng cân

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm ít khớp

Hiện tại không có bất cứ xét nghiệm đơn lẻ nào có thể chẩn đoán bệnh PJRA. Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và bệnh sử của trẻ. Sau đó cần thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý khác.

Tiêu chuẩn chẩn đoán PJRA là trẻ dưới 16 tuổi và có các triệu chứng trong ít nhất 6 tuần.

Các xét nghiệm thường được thực hiện để xác nhận hoặc loại trừ các bệnh lý khác gồm có:

Xét nghiệm máu

Trẻ sẽ được lấy mẫu máu để làm xét nghiệm. Các kháng thể thường thấy ở các loại viêm khớp dạng thấp khác, chẳng hạn như yếu tố dạng thấp (RF), thường âm tính ở trẻ bị PJRA. Tuy nhiên, xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA) có thể dương tính. Sự hiện diện của kháng thể này có thể làm tăng nguy cơ viêm mắt (viêm mống mắt hoặc viêm màng bồ đào).

Có thể cần thực hiện các xét nghiệm máu khác để tìm dấu hiệu chỉ ra các bệnh lý khác như bệnh Lyme, khối u ác tính hay các loại viêm khớp khác. Các marker phản ứng viêm như protein phản ứng C (CRP) và tốc độ máu lắng (ESR) có thể ở mức cao ở những trẻ bị PJRA.

Công thức máu toàn bộ (CBC) hay xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu sẽ cho biết số lượng bạch cầu. Số lượng bạch cầu tăng cao là một dấu hiệu chỉ ra tình trạng nhiễm trùng hoặc thiếu máu – những vấn đề có thể xảy ra ở trẻ bị PJRA.

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang hoặc cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá tình trạng cơ, xương và các cơ quan của trẻ. Những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này có thể cho thấy tổn thương và tình trạng viêm, từ đó giúp xác nhận chẩn đoán.

Chọc hút dịch khớp

Bác sĩ đưa một cây kim rỗng vào khớp của trẻ để lấy dịch khớp. Mẫu dịch khớp sẽ được phân tích để xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không.

Điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm ít khớp

Việc điều trị PJRA tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể của trẻ. Mục tiêu điều trị là giảm đau và kiểm soát các triệu chứng khác.

Các phương pháp điều trị gồm có:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): các loại thuốc này giúp giảm viêm và đau.
  • Corticoid (corticosteroid): tiêm glucocorticoid trực tiếp vào khớp để giảm viêm và giảm đau. Phương pháp điều trị này thường dành cho trẻ có triệu chứng PJRA nghiêm trọng.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD): các loại DMARD không sinh học, chẳng hạn như methotrexate, sulfasalazine hoặc leflunomide có tác dụng kiểm soát tình trạng viêm và giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.
  • Thuốc sinh học: Các loại thuốc sinh học như thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF) có thể làm dịu phản ứng của hệ miễn dịch, nhờ đó làm giảm các triệu chứng. Những loại thuốc này thường được sử dụng khi các loại thuốc khác không hiệu quả.
  • Vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu: các hình thức trị liệu này có thể giúp cải thiện chức năng khớp và khả năng vận động của trẻ.
  • Khám mắt: Trẻ mắc bệnh PJRA có nguy cơ bị viêm mắt cao hơn. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám mắt thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và kiểm soát cân nặng: Ăn nhiều thực phẩm có đặc tính chống viêm sẽ giúp giảm sưng đau khớp. Duy trì cân nặng vừa phải là điều cần thiết để làm giảm các triệu chứng PJRA.
  • Các biện pháp giảm đau không dùng thuốc: Nghỉ ngơi nhiều, tránh các hoạt động gây áp lực lên khớp, chườm ấm và chườm lạnh có thể giúp giảm bớt đau đớn.
  • Bài tập tác động thấp: Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tập các bài tập tác động thấp (ít gây áp lực lên khớp), chẳng hạn như yoga hay bơi lội.

Tiên lượng

Tiên lượng của mỗi trẻ mắc bệnh PJRA là khác nhau. Một số trẻ khỏi bệnh hoàn toàn trong vòng vài tháng trong khi ở một số trẻ, các triệu chứng kéo dài nhiều năm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ lớn lên. Bệnh PJRA tiến triển nặng có thể dẫn đến các biến chứng về sự phát triển của xương, sức khỏe của mắt và thậm chí ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan.

Nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp tập trung vào việc kiểm soát cơn đau và cải thiện khả năng vận động hàng ngày của trẻ. Nhiều trẻ mắc bệnh PJRA vẫn có thể sống bình thường.

Tóm tắt bài viết

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm ít khớp (PJRA) là một dạng viêm khớp tự phát thiếu niên. Dạng này chiếm khoảng một số ca viêm khớp dạng thấp thiếu niên. Viêm ít khớp có nghĩa là bệnh ảnh hưởng đến 4 khớp trở xuống. PJRA thường xảy ra ở các khớp lớn như đầu gối và vai. Triệu chứng điển hình gồm có sưng, đau và cứng khớp.

PJRA có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu. Một số trẻ mắc PJRA khỏi bệnh hoàn toàn mà không có bất kỳ biến chứng nào nhưng cũng có những trẻ gặp các triệu chứng trầm trọng hơn khi lớn lên. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh và giúp trẻ thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách dễ dàng hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp
Hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây sưng, đau và cứng khớp. Mặc dù không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn.

Các tư thế ngủ phù hợp với người bị viêm khớp dạng thấp
Các tư thế ngủ phù hợp với người bị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp khiến cho các khớp bị đau và cứng. Tình trạng này sẽ khiến cho người bệnh khó ngủ và ngủ không ngon giấc. Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp, điều chỉnh tư thế ngủ có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn và ngủ ngon giấc hơn, nhờ đó tăng mức năng lượng cơ thể và cải thiện các triệu chứng khác của bệnh.

Viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán bằng cách nào?
Viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán bằng cách nào?

Quá trình chẩn đoán viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) thường mất nhiều thời gian. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường giống như triệu chứng của các bệnh khác như bệnh lupus hoặc các bệnh mô liên kết khác.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?
Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Viêm khớp dạng thấp không được coi là một bệnh di truyền. Tuy nhiên, việc mang một số gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Viêm khớp dạng thấp ở đầu gối
Viêm khớp dạng thấp ở đầu gối

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối. Tuy rằng viêm khớp dạng thấp không có cách chữa trị khỏi nhưng có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây