1

Dùng kháng sinh có thể gây viêm khớp dạng thấp?

Thuốc kháng sinh là các loại thuốc quan trọng được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra vấn đề với các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp.
Dùng kháng sinh có thể gây viêm khớp dạng thấp? Dùng kháng sinh có thể gây viêm khớp dạng thấp?

Viêm khớp dạng thấp xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khỏe mạnh của khớp, dẫn đến viêm và các triệu chứng như đau, cứng khớp và sưng tấy. Nguyên nhân chính xác khiến cho hệ miễn dịch tấn công nhầm mô khớp vẫn chưa được xác định nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tác nhân kích hoạt bệnh khởi phát,, gồm có:

  • Di truyền
  • Giới tính
  • Nhiễm trùng
  • Sử dụng thuốc lá

Các nghiên cứu đã xác định một yếu tố khác có thể kích hoạt bệnh viêm khơp dạng thấp, đó là sử dụng kháng sinh. Mặc dù cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa về mối liên hệ chính xác giữa việc dùng kháng sinh và bệnh viêm khơp dạng thấp nhưng các nghhiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng những người dùng thuốc kháng sinh có thể có nguy cơ mắc bệnh viêm khơp dạng thấp cao hơn trong tương lai.

Thuốc kháng sinh và bệnh viêm khớp dạng thấp

Mặc dù thuốc kháng sinh giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến sức khỏe người dùng. Thậm chí còn có nghiên cứu cho thấy thuốc kháng sinh có thể kích hoạt bệnh viêm khơp dạng thấp.

Một nghiên cứu bệnh chứng vào năm 2019 đã thu thập dữ liệu từ 22.677 người bị viêm khơp dạng thấp và tìm thấy mối liên hệ giữa việc dùng thuốc kháng sinh và nguy cơ mắc viêm khơp dạng thấp. Cụ thể, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người dùng thuốc kháng sinh có nguy cơ mắc bệnh viêm khơp dạng thấp cao hơn 60% so với những người không dùng kháng sinh.

Các nhà nghiên cứu còn nhận thấy rằng thời điểm sử dụng kháng sinh cũng có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc viêm khơp dạng thấp. Hầu hết những người trong nghiên cứu đều bị viêm khơp dạng thấp trong vòng 1 – 2 năm sau khi dùng kháng sinh. (1)

Một nghiên cứu vào năm 2020 cũng đã cho ra kết quả tương tự. Những người dùng kháng sinh có nguy cơ mắc bệnh viêm khơp dạng thấp cao hơn, đặc biệt là khi dùng trên 10 loại kháng sinh trong vòng 5 năm. Việc sử dụng kháng sinh từ sớm cũng có làm tăng nguy cơ bị viêm khơp dạng thấp.

Thuốc kháng sinh và hệ vi sinh vật đường ruột

Nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây đã chỉ ra rằng hệ vi sinh vật đường ruột có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể, bao gồm cả hệ miễn dịch.

Trong một tổng quan nghiên cứu vào năm 2020, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người bị rối loạn vi sinh vật đường ruột - tức là mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột - có nguy cơ mắc bệnh tự miễn cao hơn. Điều này là do thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột. (2)

Các nhà nghiên cứu trong nghiên cứu bệnh chứng vào năm 2019 còn đưa ra giả thuyết rằng sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột có thể là một nguyên nhân khiến người sử dụng kháng sinh có nguy cơ bị viêm khơp dạng thấp cao hơn. Tuy nhiên, vẫn còn có những yếu tố khác cần xem xét.

Thuốc kháng sinh và nhiễm trùng đường hô hấp

Sự gia tăng nguy cơ mắc viêm khơp dạng thấp khi dùng kháng sinh còn có thể do một nguyên nhân khác, đó là bệnh lý mà thuốc kháng sinh điều trị. Một ví dụ là nhiễm trùng đường hô hấp. Nghiên cứu bệnh chứng vào năm 2019 đã cho thấy hầu hết những người được chẩn đoán mắc bệnh viêm khơp dạng thấp sau khi dùng thuốc kháng sinh đều dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp.

Dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm khơp dạng thấp.

Thuốc kháng sinh và bệnh nha chu

Mối liên hệ giữa dùng kháng sinh và nguy cơ mắc viêm khơp dạng thấp có thể liên quan đến bệnh nha chu – tình trạng nhiễm trùng gây viêm mô xung quanh răng. Bệnh nha chu là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp và những trường hợp bệnh nha chu nghiêm trọng cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Nghiên cứu vào năm 2023 cho thấy ở người bị bệnh nha chu, vi khuẩn từ mô quanh răng có thể xâm nhập vào máu và kích hoạt bệnh viêm khơp dạng thấp hoạt động.

Tuy nhiên, ở những người dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nha chu, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh viêm khơp dạng thấp là do thuốc hay do vi khuẩn. Theo một nghiên cứu vào năm 2023, những người mắc cả bệnh viêm khơp dạng thấp và bệnh nha chu thường có triệu chứng viêm khớp nặng hơn.

Dùng kháng sinh có khiến bệnh viêm khơp dạng thấp tái phát không?

Những giai đoạn mà triệu chứng viêm khơp dạng thấp xuất hiện hoặc tăng nặng được gọi là các đợt tái phát. Một số tác nhân có thể kích hoạt triệu chứng bệnh tái phát gồm có stress, nhiễm trùng, thay đổi thời tiết và tiếp xúc với khói thuốc lá. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không xác định được tác nhân kích hoạt.

Chưa rõ liệu thuốc kháng sinh có khiến cho bệnh viêm khơp dạng thấp tái phát hay không. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng thuốc kháng sinh phá vỡ sự cân bằng vi sinh vật trong đường ruột và làm gia tăng mức độ hoạt động của bệnh tự miễn.

Những loại kháng sinh ảnh hưởng đến bệnh viêm khớp dạng thấp

Có hàng trăm loại kháng sinh khác nhau và gần đây các nghiên cứu mới bắt đầu được thực hiện để tìm xem loại kháng sinh nào có thể khiến bệnh viêm khơp dạng thấp tái phát.

Amoxicillin

Amoxicillin là một loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong nhóm penicillin. Amoxicillin có tác dụng điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường tiết niệu. Các loại kháng sinh trong nhóm penicillin có thể khiến bệnh viêm khơp dạng thấp tái phát ở một số người nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để xác nhận điều này.

Ciprofloxacin

Ciprofloxacin là một loại kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm fluoroquinolone. Mặc dù loại thuốc này chủ yếu được kê để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng đường hô hấp nhưng ciprofloxacin không được sử dụng phổ biến như các loại kháng sinh khác do đi kèm các tác dụng phụ nghiêm trọng. Quinolone cũng có thể khiến bệnh viêm khơp dạng thấp tái phát.

Clindamycin

Nghiên cứu bệnh chứng vào năm 2019 cho thấy người dùng clindamycin có tỷ lệ mắc bệnh viêm khơp dạng thấp cao hơn so với các loại kháng sinh khác. Nhưng vẫn chưa rõ liệu điều này là do thuốc clindamycin hay chỉ đơn giản là do số lượng người dùng clindamycin nhiều hơn so với các loại kháng sinh khác.

Một số câu hỏi về thuốc kháng sinh và bệnh khớp

Nếu bạn bị viêm khơp dạng thấp hoặc lo lắng rằng mình có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như dùng thuốc kháng sinh thì hãy trao đổi với bác sĩ để được giải đáp.

Thuốc kháng sinh có gây viêm khớp không?

Mặc dù không phải lúc nào điều này cũng xảy ra nhưng thuốc kháng sinh có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và làm tăng nguy cơ tái phát bệnh viêm khơp dạng thấp và tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, chẳng hạn như đau khớp, sưng và cứng khớp.

Thuốc kháng sinh có kích hoạt các bệnh tự miễn khác không?

Nghiên cứu gần đây đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc dùng kháng sinh và các bệnh tự miễn khác. Ví dụ, một tổng quan nghiên cứu vào năm 2020 đã cho thấy những người bị rối loạn vi sinh vật đường ruột do dùng kháng sinh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 và bệnh viêm ruột cao hơn. (3)

Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu cũng lưu ý rằng một số người mắc các bệnh tự miễn này đã cải thiện các triệu chứng sau khi dùng thuốc kháng sinh.

Nói chung, vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định rõ mối liên hệ giữa việc sử dụng kháng sinh và nguy cơ mắc bệnh tự miễn.

Tóm tắt bài viết

Nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm khơp dạng thấp và các bệnh tự miễn khác vẫn chưa được xác định. Mặc dù các nghiên cứu vẫn chưa chứng minh được rằng thuốc kháng sinh gây ra hay làm tăng nguy cơ viêm khơp dạng thấp nhưng các nghiên cứu hiện tại cho thấy dùng kháng sinh có thể là yếu tố kích hoạt bệnh viêm khơp dạng thấp hoạt động.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Giống như nhiều loại thuốc khác, thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp cũng có tác dụng phụ.

Tác dụng của thủy trị liệu đối với bệnh viêm khớp dạng thấp
Tác dụng của thủy trị liệu đối với bệnh viêm khớp dạng thấp

Tập thể dục thường xuyên rất có lợi cho những người bị viêm khớp dạng thấp. Hoạt động thể chất có thể giúp làm giảm các triệu chứng và giúp người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách dễ dàng hơn. Người bị viêm khớp dạng thấp nên lựa chọn các bài tập giúp cải thiện sức mạnh của cơ, sự linh hoạt, phạm vi của chuyển động của khớp và điều hòa tim mạch. Tập thể dục dưới nước mang lại tất cả những lợi ích này.

Có nên dùng thuốc giảm đau opioid để điều trị viêm khớp dạng thấp không?
Có nên dùng thuốc giảm đau opioid để điều trị viêm khớp dạng thấp không?

Viêm khớp dạng thấp là một loại viêm khớp khá phổ biến với khoảng 20 triệu người mắc trên toàn thế giới. Đau, nhức và cứng khớp thường là những triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm khớp dạng thấp. Những tình trạng này khiến cho người bệnh khó thực hiện các hoạt động hàng ngày. Các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở bàn tay, cổ tay, đầu gối và mắt cá chân.

Một số loại thực phẩm có thể cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Một số loại thực phẩm có thể cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính hiện chưa có thuốc chữa trị khỏi nhưng các nhà nghiên cứu cho biết một số loại thực phẩm có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh.

Hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp
Hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây sưng, đau và cứng khớp. Mặc dù không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây