1

Viêm khớp bàn chân: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp bàn chân gây đau đớn và khó khăn khi đi lại cũng như vận động. Tình trạng này sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống. Có nhiều loại viêm khớp có thể xảy ra ở bàn chân. Các phương pháp điều trị gồm có dùng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật.
Viêm khớp bàn chân: Triệu chứng và cách điều trị Viêm khớp bàn chân: Triệu chứng và cách điều trị

Bàn chân có cấu trúc rất phức tạp. Mỗi khớp ở bàn chân đều có vai trò quan trọng đối với khả năng đi lại và giữ thăng bằng.

Tất cả các khớp của bàn chân đều có thể bị viêm. Viêm khớp ở bàn chân sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.

Các loại viêm khớp ở bàn chân

Có 4 loại viêm khớp chính thường xảy ra ở bàn chân hoặc mắt cá chân:

  • Thoái hóa khớp
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm khớp do chấn thương
  • Bệnh gout

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Nguyên nhân là do sụn trong khớp bị hao mòn dần theo thời gian.

Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy cứ 6 người trên 50 tuổi lại có 1 người bị thoái hóa khớp bàn chân.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm niêm mạc khớp, dẫn đến viêm và đau.

Nghiên cứu cho thấy hơn 90% người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp bị đau bàn chân. Và tình trạng đau bàn chân thường bắt đầu sớm, vì 70% số người bị viêm khớp dạng thấp bị viêm màng hoạt dịch ở bàn chân trong vòng 3 năm kể từ khi bệnh khởi phát.

Viêm khớp do chấn thương

Đây là một loại thoái hóa khớp xảy ra sau chấn thương, ví dụ như gãy xương hoặc bong gân. Viêm khớp do chấn thương có thể xảy ra ở bàn chân hoặc mắt cá chân. Nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy chấn thương mắt cá chân (bong gân mắt cá chân) là loại chấn thương thể thao phổ biến nhất và có tới 90% trường hợp viêm khớp mắt cá chân là do chấn thương.

Bệnh gout

Bệnh gout cũng là một loại viêm khớp. Nguyên nhân là do sự tích tụ tinh thể urat trong khớp, gây viêm, đau đớn và sưng khớp.

Một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy bệnh gout thường bắt đầu ở các khớp nhỏ mà đa phần là khớp bàn – ngón chân cái. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xảy ra ở khớp giữa bàn chân và mắt cá chân.

Triệu chứng của viêm khớp bàn chân

Các triệu chứng của viêm khớp bàn chân gồm có:

  • Đau: Cơn đau do viêm khớp bàn chân có thể âm ỉ, dai dẳng hoặc đau buốt và tăng lên mỗi khi cử động bàn chân.
  • Cứng khớp: Các khớp bị viêm ở bàn chân hoặc mắt cá chân sẽ trở nên cứng và khó cử động, đặc biệt là sau một thời gian dài không hoạt động.
  • Sưng tấy: Tình trạng viêm ở khớp sẽ dẫn đến sưng tấy.
  • Giảm phạm vi chuyển động: Viêm khớp sẽ khiến cho bàn chân hoặc mắt cá chân không thể chuyển động linh hoạt.
  • Đi lại khó khăn: Viêm khớp ở bàn chân hoặc mắt cá chân sẽ gây đau và cứng khớp, điều này gây khó khăn khi đi lại và đứng.
  • Biến dạng: Viêm khớp nghiêm trọng sẽ khiến cho ngón chân và bàn chân bị biến dạng.

Chẩn đoán viêm khớp bàn chân

Các bước thường được thực hiện để chẩn đoán viêm khớp bàn chân:

  • Khai thác bệnh sử: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, thời điểm mà các triệu chứng bắt đầu xuất hiện cũng như bệnh sử chi tiết.
  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra bàn chân và mắt cá chân tìm các dấu hiệu như sưng, đau, nóng hoặc biến dạng.
  • Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, MRI và CT. Các phương pháp này giúp phát hiện những thay đổi bất thường ở khớp.
  • Xét nghiệm máu: giúp phát hiện các dấu hiệu viêm hoặc tự kháng thể - dấu hiệu của bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp.

Điều trị viêm khớp bàn chân

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm khớp ở bàn chân. Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị là giảm đau và cải thiện khả năng vận động.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu và các bài tập bàn chân giúp tăng cường sức mạnh của cơ, giảm đau và cải thiện phạm vi chuyển động của khớp.

Một bài tập hiệu quả là kéo căng chân. Cách thực hiện như sau:

  1. Đặt một chiếc khăn dưới lòng bàn chân và hai tay giữ chắc hai đầu khăn.
  2. Từ từ kéo khăn về phía người để kéo căng các ngón chân và vòm bàn chân.

Thuốc

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) để điều trị các loại viêm khớp tự miễn như viêm khớp dạng thấp.

Đai nẹp khớp

Đeo đai nẹp sẽ tạo sự hỗ trợ và tăng tính ổn định cho khớp bị viêm. Đai nẹp giúp làm giảm áp lực lên khớp, nhờ đó giảm đau và cải thiện khả năng cử động bàn chân.

Đai nẹp còn giúp điều chỉnh dị tật bàn chân – nguyên nhân góp phần gây ra hoặc làm tăng nặng tình trạng viêm khớp.

Tiêm khớp

  • Tiêm steroid (corticoid) để giảm đau và viêm.
  • Tiêm axit hyaluronic để tăng bôi trơn khớp.

Phẫu thuật

Những trường hợp viêm khớp bàn chân nặng có thể cần phẫu thuật. Hai loại phẫu thuật chính để điều trị viêm khớp bàn chân là thay khớp và hợp nhất xương. Trong ca phẫu thuật thay khớp, khớp bị hỏng sẽ được thay bằng khớp nhân tạo. Trong ca phẫu thuật hợp nhất xương, các xương trong khớp sẽ được giữ cố định vào nhau bằng nẹp vít để giảm đau và tăng tính ổn định.

Phòng ngừa viêm khớp bàn chân

Không có cách nào có thể ngăn ngừa viêm khớp bàn chân một cách tuyệt đối nhưng có thể giảm nguy cơ bằng cách:

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Đi giày vừa chân
  • Mang giày thể thao chất lượng tốt khi tập thể dục
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tránh các hoạt động gây tác động lớn lên bàn chân như bật nhảy
  • Ăn uống đủ chất
  • Không hút thuốc
  • Kiểm soát các vấn đề sức khỏe có thể góp phần gây viêm khớp, chẳng hạn như bệnh tiểu đường

Tóm tắt bài viết

Viêm khớp bàn chân gây đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Các loại viêm khớp chính xảy ra ở bàn chân là viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp sau chấn thương và bệnh gout. Nếu bạn nhận thấy các thay đổi bất thường ở bàn chân thì hãy đi khám. Có nhiều phương pháp điều trị để giảm đau đớn, cải thiện khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Viêm khớp nhiễm khuẩn: triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp nhiễm khuẩn: triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm trùng ở khớp, xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus lây lan sang khớp hoặc chất dịch bao quanh khớp.

Viêm khớp dạng thấp ở cổ: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp dạng thấp ở cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở đốt sống thứ nhất và thứ hai ở cổ. Tình trạng này gây đau, cứng khớp và mất vững cột sống.

Viêm khớp nhiễm trùng: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp nhiễm trùng: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp nhiễm trùng là tình trạng khớp bị viêm do nhiễm vi khuẩn hoặc virus.Vi khuẩn hoặc virus thường là từ một khu vực khác trong cơ thể, di chuyển theo máu đến khớp hoặc chất lỏng xung quanh khớp (hoạt dịch). Vi khuẩn hoặc virus cũng có thể xâm nhập vào khớp từ bên ngoài qua vết thương hở, trong quá trình phẫu thuật hoặc tiêm.

Viêm khớp do virus: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp do virus: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp do virus là một dạng viêm khớp cấp tính xảy ra khi khớp bị nhiễm virus. Nhờ có các loại vắc xin hiệu quả nên hiện nay bệnh viêm khớp do virus rất hiếm gặp.

Viêm đơn khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm đơn khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm đơn khớp là tình trạng viêm ở một khớp. Tình trạng viêm ở nhiều lớp được gọi là viêm đa khớp. Viêm đơn khớp và viêm đa khớp không phải là một loại viêm khớp riêng biệt mà là mô tả về tình trạng viêm khớp (số lượng khớp bị viêm). Viêm đơn khớp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, gồm có nhiễm trùng, bệnh gout và một số bệnh tự miễn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây