Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Khó ngủ và lo lắng về em bé
Tại sao xảy ra tình trạng này?
Điều đó cũng hoàn toàn tự nhiên – miễn là bạn không mất quá nhiều đêm trằn trọc không thể ngủ. Nhưng nếu cảm giác lo lắng làm bạn mất nhiều thời gian và thường xuyên phá vỡ hoặc làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thì đã đến lúc tìm cách tốt hơn để đối phó với nó.
Bạn có thể làm gì để cải thiện?
Chia sẻ nỗi sợ hãi của bạn với bạn đời
Có thể cả hai bạn đều có các mối quan tâm giống nhau. Nhưng việc giao tiếp cởi mở về cảm giác lo lắng của bạn có thể giúp hai bạn cảm thấy tốt hơn và ngủ ngon hơn.
Nhờ bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình hỗ trợ.
Các bà bẹ tương lai khác cũng là một mạng lưới hỗ trợ quan trọng khác vì họ có thể bị làm phiền bởi những lo lắng tương tự như bạn. (Để kết nối với những thai phụ khác trên mạng, hãy tham gia cộng đồng BabyCenter).
Nói chuyện với bác sĩ
Nếu quá lo lắng hoặc có lý do cụ thể để lo lắng về sức khỏe của bé, thì bác sĩ có thể lên lịch siêu âm để đánh giá tình trạng con của bạn. Mặc dù siêu âm không thể phát hiện được tất cả các vấn đề tiềm ẩn, nhưng bạn vẫn có thể thoải mái hơn khi được tận mắt nhìn thấy một viền mờ của em bé đang phát triển của mình.
Tạo ra một không gian ngủ thoải mái
Không xem ti vi trên giường hoặc đọc những câu chuyện kinh dị. Và không tập thể dục ngay trước giờ đi ngủ. Thay vào đó hãy chuẩn bị cho mình những thứ giúp bạn thoải mái – như đọc sách tạo cảm hứng, tắm hoặc uống một ly sữa ấm. Cố gắng mường tượng bạn với đứa trẻ khỏe mạnh, hạnh phúc của mình.
Để biết thêm chi tiết, hãy đọc các bài viết của chúng tôi về kỹ thuật thư giãn để ngủ ngon hơn khi mang thai và các công cụ trợ giúp khi mang thai.
Nếu cảm giác lo lắng tiếp tục quấy rầy, bạn có thể muốn gặp chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp. Hãy yêu cầu bác sĩ giới thiệu.
Ngáy là hiện tượng tương đối phổ biến trong thời kỳ mang thai, mặc dù không ai biết chính xác nó xảy ra ở những thời điểm nào. Tình trạng này có xu hướng thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba.
Hơn 2/3 phụ nữ bị ợ nóng hoặc khó tiêu trong nửa thứ hai của thai kỳ. Cảm giác bỏng rát thường kéo từ xương ức lên đến cổ họng.
Ít nhất ¾ bà mẹ tương lai trải qua những tuần đầu thai kỳ như một chuyến đi dài trên một tàu lượn siêu tốc.
Những ngày này, cho dù bạn có ăn nhiều và thường xuyên bao nhiêu thì vẫn cảm thấy đói bụng cồn cào cả ngày lần đêm.
Cho dù bạn có mệt mỏi như nào đi chăng nữa thì việc đạt được sự thoải mái trên giường cũng là một trong những thách thức lớn nhất khi thai kỳ tiến triển.
- 1 trả lời
- 897 lượt xem
- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 510 lượt xem
Chị gái em bị tiểu đường thai kỳ, đôi lúc hay bị táo bón, nên rất thích ăn khoai lang cho... nhuận tràng. Bác sĩ cho hỏi, liệu chị có ăn được khoai lang trong thời gian này không ạ?
- 1 trả lời
- 2197 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 3749 lượt xem
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1450 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?