Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Thức giấc do đói bụng
Tại sao tình trạng này xảy ra?
Điều đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Rút cục thì con người nhỏ bé bên trong bạn cũng cần phải có mức calo cho chính cậu ấy.
Điều đó không có nghĩa là bạn có thể ăn bất cứ thứ gì và tất cả mọi thứ - bạn sẽ ăn cho chính mình và một đứa trẻ nhỏ, chứ không phải một người lớn khác – nhưng điều này có thể lý giải tại sao bạn hay thức giấc lúc nữa đêm.
Thật đáng ngạc nhiên, bạn chỉ cần thêm khoảng 300 calo mỗi ngày khi bạn có thai, và thậm chí ít hơn trong ba tháng đầu. Tuy nhiên, quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục khiến bụng lúc nào cũng cồn cào, gầm gừ.
Cách đối phó
Đừng bao giờ đi ngủ khi bụng đói. Nếu bạn đang đói, nghĩa là con bạn cũng vậy. Hãy dự trữ trong tủ các món ăn nhẹ lành mạnh như phô mai, trứng luộc, trái cây và rau tươi.
Cố gắng ăn những thứ gần với trạng thái tự nhiên nhất có thể: Chọn bánh mì nguyên cám hoặc gạo nâu, thay vì bánh mì trắng và cơm trắng, và trái cây tươi thay vì trái cây đóng hộp với siro có đường. Tránh chất béo và đồ ngọt.
Nếu bạn đang khao khát một bữa ăn nhẹ vào lúc nửa đêm, hãy chọn một loại đồ ăn giàu dinh dưỡng nhất, đồng thời cũng làm thỏa mãn cơn đói của bạn: một bát ngũ cốc với sữa, bánh mì nướng với bơ đậu phộng, hoặc một vài bánh quy phô mai giòn.
Hãy nhớ uống nước, để cơ thể luôn đủ nước. Nếu thường xuyên phải vào nhà vệ sinh vào ban đêm thì bạn nên uống nhiều vào ban ngày, giảm đi vào chiều tối và tối.
Đồng thời, hãy cẩn thận không ăn quá nhiều nếu bạn bị khó tiêu hoặc ợ nóng, hoặc bạn sẽ bị thức giấc bởi một vấn đề khó khắc phục hơn.
Ít nhất ¾ bà mẹ tương lai trải qua những tuần đầu thai kỳ như một chuyến đi dài trên một tàu lượn siêu tốc.
Cho dù bạn có mệt mỏi như nào đi chăng nữa thì việc đạt được sự thoải mái trên giường cũng là một trong những thách thức lớn nhất khi thai kỳ tiến triển.
Nhiều phụ nữ mang thai nói rằng rất khó ngủ vì họ không thể thoải mái, liên tục phải vào phòng tắm, bị chuột rút, và rất hồi hộp, lo lắng - về sự xuất hiện của bé.
Hãy cùng suckhoe123.vn tìm hiểu về những kẻ phá rối giấc ngủ trong thời kỳ mang thai và cách bạn có thể đối phó với chúng. Sau khi đọc, hãy làm quen với những điều cơ bản tạo nên một giấc ngủ ngon và tìm hiểu về những biện pháp hỗ trợ giúp cải thiện giấc ngủ và các kỹ thuật an toàn để sử dụng trong khi mang thai.
Nếu bạn cảm thấy một sự thôi thúc không thể kiểm soát muốn di chuyển chân để giảm cảm giác kiến bò, ngứa ran hoặc đốt cháy, bạn có thể đã gặp phải hội chứng chân không yên (RLS).
- 1 trả lời
- 873 lượt xem
- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1961 lượt xem
- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, có lúc tôi bị lên cơn nóng bừng bừng trong người. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 667 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi rất thích ăn cay. Việc ăn thực phẩm cay khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1810 lượt xem
Em có vài vấn đề muốn hỏi lắm ạ. Chuyện là hôm qua em có đi khám thai do đau bụng, thai e đã 32 tuần. Nhưng thấy nhiều mom được kiểm tra não bé và kiểm tra gì nhiều lắm ở tuần 30 - 34 sao em không được bác sĩ chỉ định nhỉ, với lại em có kết quả xét nghiệm nước tiểu như này, không biết có phải bị viêm phụ khoa không ạ? Bác sĩ không cho em thuốc hay nói gì cả. Em thai IVF, bị suy giáp, thấy khó chịu ở âm đạo. Huyết áp em bình thường 120/70; em không phù, không ra dịch, lúc khám trong thì bác sĩ đưa tay vào thì có ra dịch trắng đục, còn bình thường em không ra dịch, không hôi luôn.
- 1 trả lời
- 2236 lượt xem
Năm nay em 32 tuổi, hiện đang mang thai lần hai. Lần trước em sanh non, lần này khi thai được 11 tuần, em thấy ra huyết âm đạo như kiểu động thai hay dọa sẩy gì đó. Bây giờ, thai đã 18 tuần thì bụng em có hiện tượng go cứng lại, nhưng không thấy ra huyết. Vậy, em có cần làm xét nghiệm gì để biết nguyên nhân không ạ?