Vấn đề rối loạn giấc ngủ thai kỳ: Buồn nôn!
Tại sao xảy ra tình trạng này?
Nhiều bà mẹ tương lai nhanh chóng phát hiện ra rằng “ốm nghén buổi sáng - morning sickness” là một tên gọi sai. Buồn nôn và nôn trong thai kỳ có thể xảy ra vào cả buổi sáng, buổi trưa và ban đêm.
Buồn nôn ban đêm là tình trạng đặc biệt khó chịu vì nó có thể khiến bạn không thể ngủ được và thậm chí đánh thức bạn dậy.
Không ai biết nguyên nhân gây buồn nôn trong khi mang thai, nhưng có thể là một số sự kết hợp từ nhiều thay đổi về thể chất diễn ra trong cơ thể, bao gồm tăng lượng hormone ở giai đoạn sớm, khứu giác nhạy hơn và nhạy cảm với mùi, và hệ tiêu hóa nhạy cảm hơn.
Khoảng một nửa số phụ nữ bị buồn nôn cảm thấy tình trạng hoàn toàn giảm bớt ở tuần thai thứ 14. Đối với những người khác, phải mất thêm một tháng các triệu chứng mới giảm bớt, mặc dù các triệu chứng có thể trở lại sau, hoặc đến rồi đi trong suốt thời kỳ mang thai.
Cách đối phó
Nếu bạn bị buồn nôn và nôn ở mức nhẹ, một số biện pháp tương đối đơn giản có thể hữu ích. (Nếu không, bác sĩ có thể kê thuốc an thần an toàn trong thai kỳ). Không phải tất cả các gợi ý dưới đây đều được minh chứng rõ ràng, nhưng các bác sĩ thường khuyên thai phụ như thế, và các bà mẹ cũng cảm thấy cải thiện:
- Trữ đồ ăn nhẹ, như bánh quy giòn gần giường. Ăn vặt bằng bánh quy giòn có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và ngủ ngon lại nếu bạn bị đánh thức do buồn nôn vào giữa đêm. Để tránh cảm giác này khi bạn thức dậy vào buổi sáng, hãy ăn một vài miếng bánh quy, sau đó nghỉ ngơi từ 20 đến 30 phút trước khi thức dậy.
- Vào giờ ăn tối, tránh ăn thức ăn béo vì chúng cần nhiều thời gian để tiêu hóa. Tránh xa các loại thực phẩm cay, chua và đồ ăn chiên xào, có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa. Các đồ ăn giàu carbohydrate phức tạp và protein là những lựa chọn tốt nhất cho bữa tối.
- Đeo một vòng tay matxa. Vòng tay cotton mềm mại này thường được bán tại các tiệm thuốc tây. Thiết bị đơn giản và rẻ tiền này, được thiết kế để ngăn ngừa bệnh say sóng, đã giúp một số phụ nữ mang thai vượt qua chứng ốm nghén, mặc dù các nghiên cứu cho thấy nó phần lớn là một hiệu ứng giả dược.
- Nhâm nhi trà gừng vào giờ đi ngủ. Một số nghiên cứu cho thấy gừng có thể làm giảm chứng buồn nôn và nôn mửa trong thai kỳ. Mặc dù không có phản ứng phụ hay những phản ứng bất lợi xảy ra trong nghiên cứu về trà gừng, bạn vẫn nên kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng nó - hoặc bất kỳ loại thuốc thảo dược nào - trong thời kỳ mang thai.
Xem danh sách đầy đủ của chúng tôi về các biện pháp giúp ngủ ngon giấc.
Hơn 2/3 phụ nữ bị ợ nóng hoặc khó tiêu trong nửa thứ hai của thai kỳ. Cảm giác bỏng rát thường kéo từ xương ức lên đến cổ họng.
Những ngày này, cho dù bạn có ăn nhiều và thường xuyên bao nhiêu thì vẫn cảm thấy đói bụng cồn cào cả ngày lần đêm.
Cho dù bạn có mệt mỏi như nào đi chăng nữa thì việc đạt được sự thoải mái trên giường cũng là một trong những thách thức lớn nhất khi thai kỳ tiến triển.
Nhiều phụ nữ mang thai nói rằng rất khó ngủ vì họ không thể thoải mái, liên tục phải vào phòng tắm, bị chuột rút, và rất hồi hộp, lo lắng - về sự xuất hiện của bé.
Nếu bạn cảm thấy một sự thôi thúc không thể kiểm soát muốn di chuyển chân để giảm cảm giác kiến bò, ngứa ran hoặc đốt cháy, bạn có thể đã gặp phải hội chứng chân không yên (RLS).
- 1 trả lời
- 897 lượt xem
- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 480 lượt xem
Mang thai 28 tuần, em đi siêu âm tại Bv cho chỉ số như sau: BPD: 78mm, FL: 53mm, TAD: 77mm. Kết quả nghiệm pháp dung nạp đường lúc đói: 4.5 mmol/L. Đường huyết sau 1 giờ: 10.2 mmol/L. Đường huyết sau 2 giờ: 9.4mmol/L - Bs chẩn đoán: rối loạn dung nạp đường thai. Hiện tại, em cũng đang dùng obimin plus. Khoảng 2 tháng trước, em liên tục dùng sữa bầu similac mom, sữa tươi không đường và 1 yaour có đường. Giờ, em đã tự đổi thành sữa bầu Meji của Nhật và không dùng yaour nữa - Bs cho em hỏi: nếu dùng sữa bầu Meji hay sữa tươi không đường thì liều lượng thế nào trong 1 ngày là phù hợp với em? Về chế độ ăn, uống, trái cây... cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thì nên thế nào ạ? Còn chiều dài xương đùi của bé như trên có ngắn không, thưa bs?
- 1 trả lời
- 1066 lượt xem
Chị em mang thai 28 tuần, bị rối loạn tiền đình, đi khám, bs cho thuốc Piracetam 800mg và Acetyl - dl- leucin 500mg. Về nhà, đọc hướng dẫn sử dụng, em thấy, thuốc này không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Em hoang mang không biết nếu uống, sẽ ảnh hưởng đến thai thi thế nàò ạ?
- 1 trả lời
- 461 lượt xem
Em mang thai được 6 tuần tuổi. Mấy hôm nay em có dấu hiệu nôn mửa, đau tức ngực, khi hít vào là đau nhói ở ngực. Đi khám ở trạm y tế xã, bs bảo do thai hành nên không thế can thiệp. Có cách nào giúp em giảm bớt tình trạng buồn nôn...này không ạ?
- 1 trả lời
- 2197 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?