Vai trò và nhu cầu vitamin ở phụ nữ
Nhu cầu chất dinh dưỡng của phụ nữ thay đổi theo từng giai đoạn trong suốt cuộc đời.
Ví dụ, độ tuổi vị thành niên có nhu cầu chất dinh dưỡng khác với giai đoạn sau mãn kiọa; phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần lượng chất dinh dưỡng lớn hơn phụ nữ không mang thai.
Ngoài ra, nhu cầu chất dinh dưỡng còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và lối sống của mỗi người.
Mặc dù ở đa số phụ nữ thì chỉ cần ăn uống cân bằng là đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể nhưng một số người cần phải dùng thêm viên uống bổ sung để ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng thiếu hụt một số chất.
Dưới đây là những loại vitamin cần thiết cho phụ nữ, vai trò của mỗi loại, nhu cầu hàng ngày, nguồn cung cấp và những trường hợp cần phải uống bổ sung.
Tổng quan về vitamin và lượng khuyến nghị
Vitamin được chia thành 2 nhóm là vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất béo.
Các vitamin tan trong nước gồm có vitamin C và 8 vitamin nhóm B là vitamin B1 (thiamine), vitamin B2 (riboflavin), vitamin B3 (niacin), vitamin B5 (axit pantothenic), vitamin B6 (pyridoxine), vitamin B7 (biotin), vitamin B9 (folate) và vitamin B12 (cobalamin).
Nhóm vitamin tan trong chất béo gồm có vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K.
Các vitamin tan trong nước không được dự trữ trong cơ thể và cần phải bổ sung liên tục từ chế độ ăn uống. Mặt khác, các vitamin tan trong chất béo được dự trữ trong các mô nên tồn tại trong cơ thể trong thời gian dài hơn.
Tùy thuộc vào độ tuổi cụ thể và tình trạng sức khỏe mà phụ nữ trưởng thành và thiếu niên có nhu cầu vitamin hàng ngày khác nhau.
Dưới đây là khuyến nghị về lượng vitamin tan trong nước mà phụ nữ cần mỗi ngày: (1)
Độ tuổi | Vitamin B1 | Vitamin B2 | Vitamin B3 | Vitamin B5 | Vitamin B6 | Vitamin B7 | Vitamin B9 | Vitamin B12 | Vitamin C |
9 – 13 | 0,9 mg | 0,9 mg niacin equivalent (NE) * | 12 mg | 4 mg | 1 mg | 20 mcg | 300 mcg dietary folate equivalent (DFE) ** | 1,8 mcg | 45 mg |
14 – 18 | 1 mg | 1 mg NE | 14 mg | 5 mg | 1,2 mg | 25 mcg | 400 mcg DFE | 2,4 mcg | 65 mg |
19 – 50 | 1,1 mg | 1.1 NE | 14 mg | 5 mg | 1,3 mg | 30 mcg |
400 mcg DFE |
2,4 mcg | 75 mg |
>51 | 1,1 mg | 1,1 mg NE |
14 mg |
5 mg |
1,5 mg |
30 mcg |
400 mcg DFE | 2,4 mcg | 75 mg |
Mang thai | 1,4 mg | 1,4 mg NE |
18 mg |
6 mg |
1,9 mg |
30 mcg |
600 mcg DFE |
2,6 mcg |
85 mg |
Cho con bú |
1,4 mg |
1,6 mg NE |
17 mg |
7 mg |
2 mg |
35 mcg |
500 mcg DFE |
2,8 mcg |
120 mg |
* Nhu cầu và lượng tiêu thụ niacin thường được biểu thị bằng đơn vị “niacin equivalent” hay NE, trong đó 1mg niacin equivalent tương đương với 1mg niacin hoặc 60mg tryptophan.
** 1mcg DFE = 1mcg folate trong thực phẩm tự nhiên = 0,6mcg axit folic trong thực phẩm được bổ sung axit folic hoặc viên uống bổ sung = 0,5mcg axit folic trong viên uống bổ sung uống lúc bụng đói.
Những phụ nữ hút thuốc lá cần thêm 35 mg vitamin C mỗi ngày. Ngoài ra, những phụ nữ dưới 19 tuổi đang mang thai và cho con bú cần ít hơn 5 mg vitamin C mỗi ngày so với phụ nữ mang thai và cho con bú từ 19 tuổi trở lên.
Dưới đây là khuyến nghị về lượng vitamin tan trong chất béo mà phụ nữ cần hàng ngày: (2)
Độ tuổi | Vitamin A | Vitamin D | Vitamin E | Vitamin K |
9 – 13 | 600 mcg retinol activity equivalent (RAE) * | 15 mcg (600 IU) |
11 mg |
60 mcg |
14 – 18 |
700 mcg RAE |
15 mcg (600 IU) | 15 mg |
75 mcg |
19 – 50 |
700 mcg RAE |
15 mcg (600 IU) |
15 mg |
90 mcg |
>51 |
700 mcg RAE |
15 mcg (600 IU); 20 mcg (800 IU) đối với phụ nữ >70 tuổi |
15 mg |
90 mcg |
Mang thai (18 tuổi trở xuống) |
750 mcg RAE |
15 mcg (600 IU) |
15 mg |
75 mcg |
Mang thai (19 tuổi trở lên) |
770 mcg RAE |
15 mcg (600 IU) |
15 mg |
90 mcg |
Cho con bú (18 tuổi trở xuống) |
1200 mcg RAE |
15 mcg (600 IU) |
19 mg |
75 mcg |
Cho con bú (19 tuổi trở lên) |
1300 mcg RAE |
15 mcg (600 IU) |
19 mg |
90 mcg |
* Retinol activity equivalent (RAE) là đơn vị đo lượng vitamin A có thể được cơ thể hấp thụ trong thực phẩm. 1 µg RAE = 1 µg retinoid = 2 µg beta‐carotene trong thực phẩm chức năng = 12 µg beta‐carotene trong thực phẩm tự nhiên = 24 µg các carotenoid khác.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng nhu cầu vitamin D hàng ngày của phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú cao hơn nhiều so với khuyến nghị hiện hành. Điều này sẽ được nói cụ thể trong phần sau của bài viết này.
Vai trò của vitamin ở phụ nữ
Cả vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất béo đều cần thiết cho các quá trình quan trọng của cơ thể. Đó là lý do tại sao sự thiếu hụt vitamin có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.
Vai trò của các vitamin tan trong nước
Vitamin tan trong nước có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Một trong những vai trò chính của các vitamin nhóm B là tham gia vào quá trình sản sinh năng lượng, trong khi vitamin C được biết đến nhiều nhất với vai trò tăng cường chức năng miễn dịch.
Tuy nhiên, những chất dinh dưỡng này còn tham gia vào nhiều quá trình quan trọng khác.
- Vitamin B1: Vitamin B1 hay thiamine giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng và cần thiết cho chức năng tế bào. Phụ nữ mang thai, phụ nữ phải dùng thuốc lợi tiểu trong thời gian dài và những phụ nữ đã từng phẫu thuật giảm cân có nguy cơ thiếu vitamin B1 cao hơn.
- Vitamin B2: Vitamin B2 hay riboflavin cần thiết cho quá trình sản sinh năng lượng cũng như là sự tăng trưởng và phát triển. Vitamin này còn có chức năng như một chất chống oxy hóa. Phụ nữ mang thai và cho con bú, những người bị rối loạn ăn uống và phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ thiếu vitamin B2 cao hơn.
- Vitamin B3: Vitamin B3 hay niacin cần thiết cho chức năng hệ thần kinh, sự sản xuất năng lượng và các phản ứng enzyme. Tình trạng thiếu vitamin B3 hiện nay không còn phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra ở những người mà chế độ ăn có quá ít thực phẩm chứa vitamin B3.
- Vitamin B5: Vitamin B5 hay axit pantothenic là tiền chất của coenzyme A – các phân tử nhỏ không chứa protein cần thiết cho các quá trình quan trọng trong cơ thể, chẳng hạn như sản xuất hormone và chất dẫn truyền thần kinh. Thiếu hụt vitamin B5 là vấn đề rất hiếm gặp.
- Vitamin B6: Vitamin B6 hay pyridoxine có vai trò rất quan trọng đối với quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng đa lượng, chức năng miễn dịch và sản xuất chất dẫn truyền thần kinh. Một số nhóm dân số, chẳng hạn như phụ nữ bị béo phì và người mắc các bệnh tự miễn, có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B6.
- Vitamin B7: Vitamin B7 hay biotin đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh năng lượng và điều hòa stress oxy hóa. Phụ nữ mang thai, những người nghiện rượu và phụ nữ đang sử dụng một số loại thuốc có nguy cơ cao thiếu vitamin B7.
- Vitamin B9: Vitamin B9 hay folate (dạng tổng hợp là axit folic) cần thiết cho sự hình thành DNA, RNA, hồng cầu, protein và chất dẫn truyền thần kinh. Sự thiếu hụt vitamin B9 có thể xảy ra do chế độ ăn uống không có đủ loại vitamin này, cơ thể hấp thụ kém, tương tác thuốc, mang thai, nghiện rượu,…
- Vitamin B12: Vitamin B12 hay cobalamin cần thiết cho hoạt động thần kinh, quá trình hình thành hồng cầu và DNA. Thiếu vitamin B12 có thể là do chế độ ăn uống không đủ chất hoặc do các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như các bệnh tự miễn và hấp thụ kém.
- Vitamin C: Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh và rất cần thiết cho chức năng miễn dịch cũng như là sự sản xuất collagen và chất dẫn truyền thần kinh. Hút thuốc lá và uống rượu quá nhiều làm tăng nguy cơ thiếu vitamin C.
Choline là một chất dinh dưỡng tan trong nước thường được xếp cùng nhóm với các vitamin B do có các chức năng tương tự trong cơ thể. Tuy nhiên, choline không phải là vitamin và choline trong thực phẩm có cả ở dạng tan trong chất béo và dạng tan trong nước.
Chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ, quá trình trao đổi chất, tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh và nhiều quá trình khác diễn ra trong cơ thể. Nhu cầu choline tăng lên trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Vai trò của các vitamin tan trong chất béo
- Vitamin A: Vitamin A cần thiết cho sức khỏe mắt, chức năng miễn dịch, tăng trưởng tế bào và sự phát triển của thai nhi. Những phụ nữ bị xơ nang và phụ nữ ở các nước nghèo có nguy cơ thiếu vitamin A cao hơn.
- Vitamin D: Tình trạng thiếu vitamin D khá phổ biến. Vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng canxi, sản xuất insulin và chức năng miễn dịch. Phụ nữ béo phì, phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ Mỹ gốc Phi và những phụ nữ phải nằm viện có nguy cơ thiếu vitamin D cao nhất.
- Vitamin E: Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa và cần thiết cho sự truyền tín hiệu giữa các tế bào, quá trình tạo mạch máu cũng như là chức năng miễn dịch. Thiếu vitamin E là vấn đề rất hiếm gặp nhưng có thể xảy ra ở những phụ nữ mắc các bệnh lý khiến cơ thể hấp thụ chất béo kém hiệu quả, chẳng hạn như bệnh Crohn hay hội chứng ruột ngắn.
- Vitamin K: Vitamin K có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe xương, tim mạch và cần thiết cho quá trình đông máu. Thiếu vitamin K có thể xảy ra ở những phụ nữ mắc một số rối loạn di truyền, đang dùng một số loại thuốc hoặc do chế độ ăn uống không cung cấp đủ vitamin K.
Tóm tắt: Các vitamin đều có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Nhu cầu các vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất béo ở phụ nữ phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe.
Nhu cầu vitamin ở từng độ tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ thay đổi theo từng giai đoạn trong đời.
Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng cũng xảy ra phổ biến hơn trong một số giai đoạn nhất định, chẳng hạn như khi mang thai hoặc sau mãn kinh và nguy cơ tăng cao ở một số nhóm dân số, chẳng hạn như những người hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu hoặc mắc một bệnh lý nào đó.
Trẻ em và thiếu niên
Trẻ em gái từ 9 đến 13 tuổi thường cần ít vitamin hơn so với trẻ từ 13 tuổi trở lên và phụ nữ trưởng thành do ở giai đoạn này, cơ thể thường chưa phát triển hoàn toàn. Tuy nhiên, trẻ em gái trên 14 tuổi có nhu cầu vitamin tương tự như người lớn.
Nghiên cứu cho thấy rằng con gái trong độ tuổi vị thành niên có nguy cơ bị thiếu một số chất dinh dưỡng cao hơn so với dân số chung. Ví dụ, các cô gái ở độ tuổi này có nguy cơ bị thiếu vitamin D và folate cao hơn.
Ở các nước kém phát triển, tình trạng thiếu vitamin A cũng rất phổ biến ở trẻ em gái tuổi vị thành niên.
Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy những sản phụ ở độ tuổi vị thành niên thường không bổ sung đủ lượng chất dinh dưỡng theo như khuyến nghị, bao gồm vitamin E và vitamin D.
Nhiều trẻ trong độ tuổi này có chế độ ăn quá ít vitamin, điều này làm tăng nguy cơ bị thiếu hụt và nguy cơ càng tăng cao hơn nữa khi mang thai do đây là thời điểm mà nhu cầu của cơ thể đối với hầu hết các chất dinh dưỡng đều cao hơn bình thường.
Đó là lý do tại sao các sản phụ tuổi vị thành niên nên uống vitamin tổng hợp dành cho bà bầu và kết hợp với chế độ ăn uống đủ chất.
Phụ nữ từ 19 – 50 tuổi
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ cao bị thiếu một số loại vitamin, chẳng hạn như vitamin D và vitamin B6.
Một nghiên cứu tổng hợp dữ liệu từ 15.000 người cho thấy nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, gồm có cả vitamin B6 và vitamin D, là cao nhất trong độ tuổi từ 19 – 50.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên vì phải cung cấp cho cả thai nhi đang phát triển trong bụng. Nhu cầu đối với tất cả các vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất béo đều tăng cao hơn bình thường trong giai đoạn này.
Vì thế nên phụ nữ mang thai và đang cho con bú có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin cao hơn.
Trên thực tế, có tới 30% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới bị thiếu vitamin. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng 18 – 84% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới bị thiếu vitamin D. (3)
Hơn nữa, nhiều bằng chứng cho thấy rằng các khuyến nghị hiện tại đối với một số loại vitamin, chẳng hạn như vitamin D, trong thời kỳ mang thai là quá thấp
Theo nghiên cứu gần đây, phụ nữ mang thai có thể cần khoảng 4.000 IU vitamin D mỗi ngày để duy trì nồng độ vitamin D trong máu ở mức tối ưu, trong khi phụ nữ cho con bú có thể cần khoảng 6.400 IU mỗi ngày.
Choline là một chất dinh dưỡng quan trọng khác đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ cho thấy hầu hết phụ nữ mang thai không bổ sung đủ lượng choline từ thực phẩm mỗi ngày theo như khuyến nghị (450mg/ngày) mà nhiều loại vitamin tổng hợp cho bà bầu lại không chứa choline.
Phụ nữ trên 50 tuổi
Phụ nữ sau mãn kinh và phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ cao bị thiếu vitamin A, C, D, K, vitamin B12, folate, vitamin B6, vitamin B1 và vitamin B2.
Người cao tuổi thường có chế độ ăn uống không đầy đủ chất và hơn nữa, việc dùng một số loại thuốc có thể làm giảm lượng vitamin trong cơ thể hoặc gây cản trở khả năng hấp thụ vitamin. Những điều này làm tăng nguy cơ thiếu hụt một hoặc nhiều loại vitamin.
Những nhóm đối tượng khác có nguy cơ thiếu vitamin
Phụ nữ hút thuốc lá hoặc thường xuyên uống nhiều rượu có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin cao hơn do chế độ ăn uống không đủ vitamin và khả năng hấp thụ vitamin kém.
Những phụ nữ đang mắc một số bệnh lý, gồm có tiểu đường tuýp 2, bệnh tự miễn và các bệnh lý đường tiêu hóa, có nguy cơ bị thiếu hụt một hoặc nhiều loại vitamin cao hơn so với dân số nói chung.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những phụ nữ béo phì dễ bị thiếu vitamin hơn, chẳng hạn như vitamin B12 và vitamin D.
Ngoài ra, những phụ nữ đã từng trải qua phẫu thuật giảm cân, ví dụ như phẫu thuật nối tắt dạ dày, cũng có nguy cơ cao bị thiếu vitamin.
Nguy cơ thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin D, cũng tăng cao ở những phụ nữ Mỹ gốc Phi. Nguyên nhân một phần là do lượng melanin (sắc tố da) cao hơn, ngăn cản quá trình tự tổng hợp vitamin D trong da khi tiếp xúc với tia UVB từ ánh nắng mặt trời.
Cuối cùng, tình trạng thiếu hụt vitamin xảy ra phổ biến hơn ở những phụ nữ mắc chứng rối loạn ăn uống và những người theo chế độ ăn đặc biệt, chẳng hạn như ăn chay trường.
Tóm tắt: Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ thay đổi theo từng giai đoạn trong đời. Một số phụ nữ có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin cao hơn, gồm có phụ nữ mang thai, phụ nữ lớn tuổi, ăn uống không đủ chất, mắc một số bệnh, nghiên rượu, hút thuốc lá…
Thực phẩm giàu vitamin
Hầu hết các vitamin đều có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Một số vitamin có chủ yếu trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, trong khi một số lại tập trung trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
Vitamin tan trong nước
- Vitamin B1: có nhiều trong mầm lúa mì, thịt lợn, hải sản, các loại đậu, gạo, các loại quả hạch như óc chó, hạt hướng dương, gan, ngũ cốc nguyên hạt, một số loại quả như cam và chuối…
- Vitamin B2: có nhiều trong nội tạng, các sản phẩm từ sữa, trứng, nấm, hải sản, hạnh nhân, thịt gà, thịt bò và thịt lợn nạc, hạt diêm mạch,…
- Vitamin B3: có nhiều trong nội tạng, thịt gà, hải sản, thịt bò, gạo, đậu phộng, các loại quả hạch, các loại hạt như hạt hướng dương và hạt bí, ngũ cốc nguyên hạt, quả bơ…
- Vitamin B5: có nhiều trong nội tạng, các loại thịt, hải sản, trứng, nấm, hạt hướng dương, quả bơ, khoai tây, sữa chua, bông cải xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…
- Vitamin B6: có nhiều trong thịt lợn, bò và thịt gia cầm, nội tạng, hải sản, các loại đậu, đậu phộng, đậu nành, khoai tây, chuối, yến mạch phô mai cottage…
- Vitamin B7: có nhiều trong nội tạng, trứng, cá hồi, thịt lợn, thịt bò, sữa, hạt hướng dương, khoai lang, hạnh nhân, đậu phộng, hạt óc chó, nấm, rau màu xanh đậm như rau chân vịt, bông cải xanh và một số loại quả như chuối, quả bơ…
- Vitamin B9: có nhiều trong nội tạng, hải sản, các loại rau màu xanh đậm, các loại đậu, măng tây, quả bơ, bông cải xanh, mầm lúa mì, đậu phộng, hạt hướng dương, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Vitamin B12: có nhiều trong nội tạng, thịt bò, thịt gà, cá và động vật có vỏ, sản phẩm từ sữa, trứng
- Vitamin C: có nhiều trong ớt chuông, trái cây họ cam quýt, kiwi, ổi, bông cải, dâu tây, bắp cải, khoai tây,…
Vitamin tan trong chất béo
- Vitamin A: vitamin A đã chuyển hoá (preformed vitamin A) có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như nội tạng, phô mai và trứng; tiền chất vitamin A (provitamin A) carotenoid có trong các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật như khoai lang, rau cải và cà rốt…
- Vitamin D: vitamin D chỉ có trong một số ít thực phẩm tự nhiên, gồm có các loại cá béo như cá hồi, gan,thịt đỏ, lòng đỏ trứng, nấm trồng ngoài trời. Vitamin D thường được thêm vào một số loại thực phẩm như sữa.
- Vitamin E: có trong mầm lúa mì, hạt hướng dương, dầu hướng dương, hạnh nhân, bơ đậu phộng, rau cải, bông cải xanh…
- Vitamin K: vitamin K2 có nhiều trong các loại thực phẩm nguồn gốc động vật và thực phẩm lên men, gồm có thịt lợn, bò, gà, lòng đỏ trứng, nội tạng, sản phẩm từ sữa, dưa bắp cải muối, natto…; vitamin K1 có trong các loại rau như cải Kale, bông cải xanh, rau chân vịt…
Tóm tắt: Vitamin có trong nhiều loại thực phẩm, gồm có cả thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
Khi nào cần uống bổ sung vitamin?
Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và đa dạng các nhóm thực phẩm là cách tốt nhất để cung cấp các vitamin cho cơ thể là nhưng trên thực tế, không phải ai cung có thể bổ sung đủ tất cả các loại vitamin từ thực phẩm. Nếu chế độ ăn hàng ngày không đáp ứng đủ một chất dinh dưỡng nào đó hoặc cơ thể hấp thụ kém thì có thể sẽ phải dùng thực phẩm chức năng để bổ sung và ngăn ngừa thiếu hụt.
Những nhóm phụ nữ sau đây có thể cần uống bổ sung một hoặc nhiều loại vitamin để duy trì nồng độ trong máu ở mức tối ưu:
- Phụ nữ lớn tuổi
- Người đang mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể
- Những người theo chế độ ăn đặc biệt, bị thiếu một vài nhóm thực phẩm, ví dụ như ăn chay
- Người bị rối loạn ăn uống
- Người hút thuốc lá hoặc uống nhiều rượu
- Người béo phì
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
- Những người đang sử dụng các loại thuốc kê đơn, chẳng hạn như thuốc ức chế bơm proton và thuốc hạ đường huyết
- Phụ nữ Mỹ gốc Phi
Ngoài việc thực hiện một chế độ ăn uống đa dạng và giàu dinh dưỡng, phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên uống vitamin tổng hợp cho bà bầu khi bắt đầu có ý định thụ thai, trong thời gian mang thai và sau khi sinh.
Điều này giúp cung cấp cho cơ thể lượng chất dinh dưỡng cần thiết để đáp ứng những thay đổi diễn ra trong thời gian mang thai, phục hồi sau khi sinh và cho con bú, đồng thời đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi và trẻ sơ sinh.
Mặc dù việc tăng lượng vitamin trong thời kỳ mang thai và cho con bú là điều rất quan trọng nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng thiếu hụt một số chất dinh dưỡng là vấn đề rất phổ biến trong những giai đoạn này.
Phụ nữ trên 50 tuổi nên uống bổ sung vitamin B12 hoặc vitamin B tổng hợp vì khả năng hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm bị suy giảm ở độ tuổi này.
Thiếu vitamin D là một vấn đề nhiều người gặp phải. Phụ nữ, đặc biệt là những người bị béo phì hoặc đang mắc một số bệnh lý, cũng như là những người đang mang thai, nên làm xét nghiệm đo nồng độ vitamin D để phát hiện sớm tình trạng thiếu hụt và được tư vấn liều lượng bổ sung thích hợp.
Khi mua thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, hãy chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và sử dụng đúng liều lượng ghi trong hướng dẫn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Tóm tắt: Nếu chế độ ăn không thể đáp ứng nhu cầu vitamin thì có thể cần phải uống bổ sung. Một số phụ nữ cần uống bổ sung vitamin là phụ nữ mang thai và cho con bú, phụ nữ lớn tuổi, đang mắc một số bệnh, hút thuốc lá hoặc uống nhiều rượu, đang theo chế độ ăn đặc biệt…
Tóm tắt bài viết
Các vitamin đều rất cần thiết cho sức khỏe phụ nữ và có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Nhu cầu vitamin của phụ nữ ở mỗi độ tuổi là khác nhau và còn thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe.
Một số yếu tố như tuổi tác cao, mang thai và cho con bú, bệnh tật, sử dụng thuốc và lối sống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ thiếu vitamin ở phụ nữ.
Mặc dù hầu hết các vitamin đều có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau và có thể dễ dàng đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng nhưng một số người cần phải dùng thêm thực phẩm chức năng để ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng thiếu hụt.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra tình trạng thiếu hụt vitamin D ở nhiều người bị hội chứng ruột kích thích và việc bổ sung vitamin này có thể làm giảm các triệu chứng bệnh.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D và mức insulin.
Chúng ta đều biết rằng bôi kem chống nắng là điều cần thiết, đặc biệt là vào mùa hè để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và ngăn ngừa các vấn đề như cháy nắng, sạm nám và ung thư da. Tuy nhiên, vì cơ thể tổng hợp vitamin D khi da tiếp xúc với nắng nên nếu bôi kem chống nắng thì liệu có bị thiếu hụt vitamin D hay không?
Theo các chuyên gia, vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh phổi ở những người bị thiếu hụt loại vitamin này.
Một nghiên cứu đã cho thấy rằng nồng độ vitamin D trong máu cao có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.