1

Tổn thương thần kinh thị giác sau chấn thương - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG

Tổn thương thị thần kinh sau chấn thương là một bệnh lý hay gặp trong nhãn khoa. Tổn thương thị thần kinh có thể đơn thuần do chần thương trực tiếp hoặc phối hợp với chấn thương sọ não.

2. NGUYÊN NHÂN

  •  Chấn thương thị thần kinh trực tiếp: thường sau chấn thương xuyên hốc mắt, đặc biệt gãy thành xương hốc mắt phối hợp với gãy xương mặt. Một vài trường hợp chấn thương trực tiếp vào thị thần kinh có thể nhận biết được khi soi đáy mắt hoặc chẩn đoán trên chẩn đoán hình ảnh như đứt thị thần kinh ở đĩa thị, thị thần kinh bị cắt ngang, tụ máu trong bao thị thần kinh hoặc tràn khí hốc mắt.
  •  Chấn thương thị thần kinh gián tiếp: là loại chấn thương hay gặp hơn. Lực tác động trong chấn thương sọ não có thể truyền đến thị thần kinh. Trong chấn thương sọ não kín có thể gặp khoảng 0,5-5% có tổn thương thị thần kinh. Những vị trí của chấn thương sọ não kín có thể gây mù loà là chấn thương ở vùng trán hay trên ổ mắt, ở vùng thái dương thì ít bị hơn. Chấn thương sọ não thường gây hôn mê, sau đó khi bệnh nhân hồi tỉnh và phát hiện thị lực một bên bị giảm hoặc mất. Khám mắt ban đầu có thể không phát hiện gì đặc biệt ngoài tổn thương phản xạ đồng tử hướng tâm. Có nhiều hình thái tổn thương thị trường. Teo đĩa thị dần sau 4 đến 6 tuần.

3. CHẨN ĐOÁN

a. Lâm sàng

- Cơ năng

  •  Đau khi vận động nhãn cầu: hay xảy ra ở chấn thương thị thần kinh có tụ máu hốc mắt
  •  Giảm thị lực ở các mức độ khác nhau
  •  Khuyết hoặc mất một phần thị trường.

- Thực thể

  •  Lồi mắt: hay gặp trong tụ máu hốc mắt hay tụ máu bao thị thần kinh
  •  Tụ máu hốc mắt
  •  Tràn khí hốc mắt.
  •  Tổn thương phản xạ đồng tử hướng tâm.
  •  Soi đáy mắt tuỳ thuộc vào hình thái của chấn thương thị thần kinh mà có hình ảnh lâm sàng.
  •  Đáy mắt mất hình ảnh đĩa thị và có vòng xuất huyết khi chấn thương đứt thị thần kinh ở đĩa thị
  •  Phù gai khi có dấu hiệu chèn ép
  •  Teo gai: xuất hiện sau 4 đến 6 tuần.

b. Cận lâm sàng

-Chụp ống thị giác: tìm hình ảnh tổn thương ống thị giác

- Chụp CTscanner:

  •  Hình ảnh tổn thương thành xương hốc mắt, lỗ thị giác
  •  Xác định được hình ảnh tổn thương thị thần kinh như đứt thị thần kinh (trừ trường hợp còn dính bao thị thần kinh), hình ảnh mảnh xương vỡ chèn ép, cắt ngang qua thị thần kinh
  •  Hình ảnh bao thị thần kinh bị giãn rộng ra trong tụ máu bao thị thần kinh
  •  Hình ảnh tụ máu hốc mắt hoặc hình ảnh tràn khí hốc mắt

- Chụp cộng hưởng từ

  •  Xác định được tổn thương và vị trí tổn thương của thị thần kinh và tổn thương não rõ ràng hơn CTscanner nhưng không rõ những tổn thương xương như CTscanner.

- Siêu âm: Có giá trị trong chẩn đoán những tổn thương nhãn cầu phối hợp với tổn thương hốc mắt, ít có giá trị trong chẩn đoán chẩn thương thị thần kinh

- Điện chẩm kích thích: Chẩn đoán tổn thương đường dẫn truyền, giảm tín hiệu trong tổn thương thị thần kinh.

c. Chẩn đoán xác định

  •  Dựa vào tiền sử chấn thương.
  •  Dựa vào các triệu chứng lâm sàng gồm giảm hoặc mất thị lực, tụ máu hay tràn khí hốc mắt. Teo gai ở giai đoạn muộn.
  •  Dựa vào triệu chứng cận lâm sàng: CTscanner có hình ảnh tổn thương như đứt thị thần kinh, vỡ xương, vỡ ống thị giác. Chụp cộng hưởng từ có thể thấy vị trí của tổn thương.

d. Chẩn đoán phân biệt

  •  Những trường hợp mờ mắt khác sau chấn thương như chấn thương sọ não.
  •  Những trường hợp người bệnh không phối hợp hay giả vờ và có liên quan đến pháp luật.

4. ĐIỀU TRỊ

a. Nguyên tắc chung:

  •  Tìm nguyên nhân tổn thương để điều trị như chèn ép, tụ máu hay xương vỡ.
  •  Điều trị theo đặc điểm của tổn thương thị thần kinh là đứt hay chèn ép
  •  Điều trị phối hợp: giảm phù, chống viêm, tiêu máu, bảo vệ thị thần kinh.

b. Điều trị cụ thể

- Nội khoa

  •  Steroid 1-1,5 mg/kg cân nặng.
  •  Các thuốc giảm phù tiêu máu, nâng cao thể trạng
  •  Acetazolamid (Diamox) 0,25g x 2 viên/ngày hoặc 0,5g (tiêm bắp hoặc tĩnh mạch) để giảm áp lực nội nhãn
  •  Vitamin liều cao (vitamin nhóm B, C) để bảo vệ thị thần kinh

- Ngoại khoa

  •  Phẫu thuật giảm áp ống thị giác qua đường sọ não, qua đường xoang sàng và hốc mũi.
  •  Dẫn lưu máu hốc mắt bằng mở góc ngoài.
  •  Phẫu thuật chích tràn khí hốc mắt.
  •  Phẫu thuật lấy xương vỡ giải phóng chèn ép.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

  •  Tiên lượng chấn thương thị thần kinh thường nặng, khả năng hồi phục thị lực khó khăn.
  •  Tiên lượng của chấn thương thị thần kinh phụ thuộc vào cơ chế của chấn thương, mức độ của tổn thương, thời gian được chẩn đoán và điều trị...
  •  Tiến triển tốt khi thị lực hồi phục, có thể hồi phục thị lực nhưng vẫn ảnh hưởng thị trường.
  •  Teo gai thị, mất thị lực, nhiều trường hợp không nhận biết được ánh sáng.

6. PHÒNG BỆNH

Phòng chấn thương thị thần kinh cũng nằm trong nguyên tắc của phòng các chấn thương chung khác như chấn thương toàn thân, chấn thương sọ não, phòng chống các hành động bạo lực...

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tổn thương thận cấp - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Chẩn đoán nguyên nhân và xử trí một số biến chứng thường gặp trong quá trình lọc máu - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Chấn thương phần mềm vùng hàm mặt - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Chấn Thương Thận Kín: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Chấn Thương Thận Kín: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Chấn thương thận kín là tình trạng thận bị tổn thương nhưng thành bụng và lưng không bị thủng. Bệnh lý này tác động trực tiếp vùng lưng dưới...

Kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường?
Kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường?

Kinh nguyệt ở đa số phụ nữ sẽ đến theo chu kỳ hàng tháng và thường kéo dài từ 2 đến 8 ngày, tùy theo cơ địa của từng người.

Xử lý chấn thương mắt ở trẻ em
Xử lý chấn thương mắt ở trẻ em

Hãy đưa bé thẳng đến phòng khám bác sĩ nếu bạn không thể lấy vật trong mắt bé ra hoặc nếu đã lấy nhưng bé dường như đang rất đau. Đau có thể là dấu hiệu cho thấy mắt bị tổn thương.

Không Có Khí Hư Trước Kỳ Kinh Nguyệt Có Bình Thường Không?
Không Có Khí Hư Trước Kỳ Kinh Nguyệt Có Bình Thường Không?

Không có khí hư trước kỳ kinh nguyệt? Đây có phải là điều bình thường? Đa số phụ nữ đều gặp hiện tượng dịch tiết âm đạo (dịch nhầy cổ tử cung) hay khí hư ra nhiều và thay đổi về màu sắc, kết cấu trước khi có kinh nguyệt.

Kinh Nguyệt Chỉ Kéo Dài 1 - 2 Ngày Có Bình Thường Không?
Kinh Nguyệt Chỉ Kéo Dài 1 - 2 Ngày Có Bình Thường Không?

Ra máu chỉ kéo dài một hoặc hai ngày có thể là dấu hiệu mang thai nhưng cũng có thể là do nhiều nguyên nhân khác.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ 2 tuần tuổi ngủ không sâu giấc và ngậm sữa khi bú mẹ có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  630 lượt xem

Bé gái nhà em đang được 2 tuần tuổi rồi. Em sinh thường. Em bé thường bú 2 bên sữa mẹ, mỗi bên từ 10 đến 15 phút sau đó thì ngậm sữa trong miệng, không thấy nuốt. Nhiều lúc bé chỉ bú một bên đã đi ngủ rồi. Em đã thử vỗ lưng, xoa má, massage tay chân nhưng bé vẫn không chịu dậy. Khi bú mẹ, bé chỉ ngủ được một tiếng là lại dậy đòi bú tiếp. Sau đó bú khoảng 2-3 phút lại ngậm sữa trong miệng. Khi em cho bé ăn dặm thêm 40ml sữa công thức thì bé sẽ ngủ được khoảng 3 tiếng. Không biết có phải bú sữa mẹ bé không đủ no nên hay thức giấc như vậy không bác sĩ? Sữa của em màu trắng đục, chỉ căng sữa sau 3 tiếng giữa các cữ bú của bé. Em muốn cho bé bú mẹ hoàn toàn thì cần làm gì ạ?

Bé 2,5 tháng nặng 5,2kg tăng cân chậm hơn, ít bú hơn và giấc ngủ lộn xộn thì có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  713 lượt xem

Em sinh bé nặng 3,1kg. Tháng đầu và tháng thứ 2 bé đều tăng 1kg. Hiện giờ bé đã được 2,5 tháng nhưng chỉ được 5,2kg. Vậy là trong vòng nửa tháng nay bé chỉ tăng được 200gr ạ. 1 tuần gần đây em thấy bé biếng bú hẳn đi. Nhiều lúc bé như không cảm thấy đói, ngủ 1 mạch 4 tiếng mà không chịu dậy bú. Giấc ngủ của bé trong giai đoạn này cũng đảo lộn hết. Ban ngày có lúc bé chỉ ngủ 10 phút rồi lại dậy chơi liền 4 tiếng. Trộm vía bé vẫn chơi ngoan và cười nhiều ạ. Bé nhà em thay đổi như vậy có phải do có vấn đề về dinh dưỡng và bé ngủ như thế có bình thường không ạ?

Vòng kinh thất thường, ra dịch nâu, đau bụng... bị bệnh gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  490 lượt xem

Em bị u xơ tử cung nên kinh nguyệt không đều - Có tháng sớm 2,3 ngày và đôi khi lại trễ 2,3 ngày. Tháng trước, em có kinh ngày 28/10 đến ngày 25/11 em ra dịch nâu, ngày hôm sau ra huyết trắng trong kèm theo ít máu, bụng hơi đau râm ran. Ngày tiếp theo em thấy ra huyết trắng trong như lòng trắng trứng gà, có khi hơi đục, không hôi... Đến ngày thứ 7 thì hết, ngực không đau, nhưng vẩn chưa có kinh lại. Em thử thai ngày 8/12 vẫn một vạch. Như thế là em có thai không hay bị bệnh gì?

Bé trai 5 tuổi thường lạnh chân vào ban đêm khi đi ngủ là bị làm sao?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2461 lượt xem

Hiện giờ bé trai nhà em đã được 5 tuổi rồi. Bé nặng 23kg. Tuy nhiên không hiểu sao về ban đêm khi ngủ bé cứ kêu bị lạnh chân. Em phải tắt đi tất, tắt quạt và đắp chăn cho bé, rồi khi đổ mồ hôi ra bé mới dễ chịu để ngủ. Bé nhà em bị như vậy là bị làm sao ạ? Em có cần cho bé đi khám không?

Thai nhi bị nấc cụt trong tử cung có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1614 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây