1

Tiền mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến chứng đau nửa đầu?

Sự thay đổi nội tiết tố, bao gồm cả những thay đổi xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh, có thể khiến cho các cơn đau nửa đầu tái phát.
Tiền mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến chứng đau nửa đầu? Tiền mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến chứng đau nửa đầu?

Ở giai đoạn tiền mãn kinh, khoảng thời gian chuyển tiếp sang mãn kinh, nồng độ hormone trong cơ thể sẽ có sự thay đổi lớn. Ở những phụ nữ mắc chứng đau nửa đầu, sự thay đổi về nồng độ hormone này có thể làm tăng tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Đau nửa đầu và đau đầu

Đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu migraine là một chứng rối loạn thần kinh gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có đau đầu. Các triệu chứng thường gặp của chứng đau nửa đầu gồm có:

  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc chạm
  • Buồn nôn
  • Aura - các triệu chứng xảy ra ngay trước hoặc trong khi khởi phát cơn đau nửa đầu, gồm có thay đổi thị giác (điểm sáng nhấp nháy,mất thị lực…), cảm giác (kim châm, tê bì) hoặc vận động (liệt nửa người)
  • Đau buốt mức độ từ vừa đến nặng ở một hoặc cả hai bên đầu
  • Đau cơ

Chứng đau nửa đầu thay đổi như thế nào trong giai đoạn tiền mãn kinh?

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp từ độ tuổi sinh sản sang mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài trung bình khoảng 4 năm và thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Phụ nữ vẫn có khả năng mang thai ở giai đoạn này nhưng việc thụ thai tự nhiên sẽ khó khăn hơn.

Ở giai đoạn đầu của tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt thường vẫn diễn ra bình thường và hầu như chưa có sự thay đổi. Nhưng ở giai đoạn sau, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên thất thường, thời gian mất kinh kéo dài hơn, có thể lên đến 60 ngày và điều này kéo dài cho đến khi mãn kinh. Giai đoạn sau của tiền mãn kinh có thể kéo dài 1 - 3 năm.

Độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi. Phụ nữ được xác định là mãn kinh sau 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt.

Một số dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn tiền mãn kinh gồm có:

  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Bốc hỏa
  • Khô âm đạo
  • Thay đổi tâm trạng thất thường
  • Khó ngủ
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ

Tại sao sự thay đổi nội tiết tố ở tuổi trung niên làm tăng nguy cơ đau nửa đầu?

Tiền mãn kinh

Ở giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ nội tiết tố có sự dao động. Nồng độ estrogen và progesterone sẽ thay đổi rất nhiều trong khoảng thời gian này.

Những sự thay đổi nội tiết tố này có thể làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau nửa đầu, đặc biệt là ở những phụ nữ có tiền sử đau nửa đầu do kinh nguyệt, tình trạng này là do sự thay đổi nội tiết tố trước mỗi kỳ kinh.

Mãn kinh

Khi giai đoạn tiền mãn kinh kết thúc và chuyển sang giai đoạn mãn kinh, các cơn đau nửa đầu thường thuyên giảm. Theo các nghiên cứu, nhiều phụ nữ nhận thấy rằng các triệu chứng đau nửa đầu cải thiện sau khi mãn kinh tự nhiên, thậm chí có những người cho biết họ không bị đau đầu trong suốt một năm. (1)

Nghiên cứu chỉ ra rằng mãn kinh tự nhiên có thể cải thiện chứng đau nửa đầu nhưng mãn kinh do phẫu thuật hoặc mãn kinh do thuốc lại có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau nửa đầu. (2)

Mãn kinh do phẫu thuật thường xảy ra sau khi phẫu thuật cắt buồng trứng hoặc tử cung. Những loại phẫu thuật này làm giảm nồng độ hormone và khiến cơ thể bước vào thời kỳ mãn kinh. Theo các nhà nghiên cứu, do làm giảm hormone đột ngột nên mãn kinh do phẫu thuật có thể làm tăng các triệu chứng đau nửa đầu.

Ở một số người, chứng đau nửa đầu cải thiện khi nồng độ hormone ổn định trở lại sau phẫu thuật cắt tử cung nhưng vẫn chưa rõ mất bao lâu để tình trạng cải thiện. Có thể là vài tháng nhưng cũng có thể phải mất nhiều năm.

Ảnh hưởng của hormone đến chứng đau nửa đầu

Theo Tổ chức Đau nửa đầu Hoa Kỳ (the American Migraine Foundation), nội tiết tố có ảnh hưởng đến chứng đau nửa đầu nhưng sự thay đổi nội tiết tố mới là yếu tố quan trọng chứ không phải là nồng độ nội tiết tố.

Ví dụ, sự sụt giảm estrogen nhanh chóng, chẳng hạn như ngay trước khi có kinh nguyệt, có thể làm tăng nguy cơ tái phát đau nửa đầu.

Một tổng quan vào năm 2021 gồm 19 nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ngừng sử dụng estrogen và chứng đau nửa đầu. Sự thay đổi lớn nhất xảy ra khi nồng độ estrogen giảm xuống dưới 45 – 50 pg/ml/.

Tổng quan này còn kết luận rằng không phải ai ngừng sử dụng estrogen cũng trải qua những thay đổi giống nhau và cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của việc ngừng sử dụng estrogen đến chứng đau nửa đầu.

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng có thể gây ra tác động tương tự đến chứng đau nửa đầu. Trong thời gian mang thai, nồng độ estrogen tăng lên và hầu hết mọi người ít gặp phải các cơn đau nửa đầu hơn. Tuy nhiên, sau khi kết thúc thai kỳ, nồng độ estrogen giảm xuống và các cơn đau nửa đầu có thể quay trở lại.

Mặc dù estrogen giảm trong giai đoạn mãn kinh nhưng nồng độ nội tiết tố cũng không còn dao động quá nhiều nữa. Vì thế nên tần suất xảy ra các cơn đau nửa đầu thường sẽ giảm ở giai đoạn này. Có thể phải mất vài năm sau khi mãn kinh thì nồng độ hormone mới ổn định hoàn toàn nhưng một khi hormone ổn định thì tình trạng đau nửa đầu sẽ thuyên giảm.

Mặc dù hormone có thể gây ra các cơn đau nửa đầu ở bất kỳ thời điểm nào trong độ tuổi sinh sản nhưng giai đoạn tiền mãn kinh có thể là thời điểm mà hormone ảnh hưởng nhiều nhất đến chứng đau nửa đầu. Điều này là do nồng độ hormone có sự dao động lớn và thay đổi liên tục vào giai đoạn tiền mãn kinh.

Các triệu chứng đau nửa đầu thường cải thiện sau khi mãn kinh.

Người bị đau nửa đầu có thể sử dụng liệu pháp hormone thay thế không?

Một số nghiên cứu cho thấy liệu pháp hormone thay thế (hormone replacement therapy - HRT) có thể làm trầm trọng thêm chứng đau nửa đầu. (3)

HRT thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh, đặc biệt là ở những phụ nữ mãn kinh sớm (mãn kinh trước 45 tuổi). HRT có nhiều dạng khác nhau như dạng viên uống, miếng dán, vòng hay viên đặt âm đạo.

Một tổng quan nghiên cứu vào năm 2015 đã kết luận rằng HRT có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau nửa đầu, trong khi các nghiên cứu khác lại cho thấy điều ngược lại. Một số bằng chứng cho thấy HRT dạng miếng dán ít ảnh hưởng đến chứng đau nửa đầu hơn so với dạng viên uống, nhưng vẫn phải cần nghiên cứu thêm.

Nếu bạn bị chứng đau nửa đầu và muốn sử dụng liệu pháp hormone thay thế để điều trị các triệu chứng mãn kinh thì nên trao đổi trước với bác sĩ để hiểu rõ về những lợi ích và rủi ro. Nếu bạn bị chứng đau nửa đầu aura thì không nên sử dụng HRT vì HRT có thể có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Điều trị đau nửa đầu ở giai đoạn tiền mãn kinh

Nếu các cơn đau nửa đầu xảy ra thường xuyên hơn hoặc nghiêm trọng hơn trong giai đoạn tiền mãn kinh thì bạn sẽ phải dùng thuốc để ngăn ngừa hoặc điều trị đau nửa đầu.

Bác sĩ có thể sẽ kê các loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc giảm đau để dùng khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn đau nửa đầu
  • Các loại thuốc phòng ngừa mà bạn cần dùng thường xuyên để giảm nguy cơ tái phát
  • Thuốc chống trầm cảm, nếu bạn bị cả trầm cảm và đau nửa đầu

Ngoài ra, một số thay đổi về lối sống cũng có thể giúp kiểm soát chứng đau nửa đầu, chẳng hạn như:

  • Tránh các tác nhân kích hoạt cơn đau nửa đầu, ví dụ như stress
  • Uống nhiều nước
  • Ngủ đủ giấc
  • Giảm tiêu thụ caffeine
  • Hạn chế dùng thiết bị điện tử

Ngăn ngừa đau nửa đầu trong giai đoạn tiền mãn kinh

Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn tiền mãn kinh có thể làm trầm trọng thêm chứng đau nửa đầu hoặc khiến cho các cơn đau nửa đầu xảy ra thường xuyên hơn nhưng có thể dùng thuốc để làm giảm tần suất tái phát hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng khi cơn đau nửa đầu xảy ra.

Tình trạng đau nửa đầu sẽ thuyên giảm sau khi mãn kinh.

Khi nào cần đi khám?

Ngoài đau nửa đầu còn rất nhiều vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây đau đầu, trong đó có cả những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần phải điều trị khẩn cấp. Bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức nếu cơn đau đầu:

  • xảy ra đột ngột, ngày càng dữ dội hoặc có vẻ khác với các cơn đau đầu mà bạn trải qua trước đây
  • gây gián đoạn giấc ngủ
  • đi kèm các triệu chứng như:
    • nói năng khó khăn hoặc khó hiểu lời người khác nói
    • tê hoặc yếu cơ
    • chóng mặt hoặc mất thăng bằng
    • xệ một bên mặt
    • lú lẫn
    • mệt mỏi
    • sụt cân không rõ nguyên nhân
    • ban đỏ hoặc sốt

Tóm tắt bài viết

Sự thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố gây ra các cơn đau nửa đầu.

Ở giai đoạn tiền mãn kinh, tình trạng đau nửa đầu có thể trở nên nghiêm trọng hơn do sự thay đổi nồng độ hormone, đặc biệt là estrogen và progesterone.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?
Các triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?

Ở mỗi phụ nữ, các triệu chứng tiền mãn kinh sẽ diễn ra trong khoảng thời gian khác nhau nhưng thường tồn tại trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh và có thể kéo dài lên đến 7 năm sau mãn kinh.

11 cách tự nhiên để giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
11 cách tự nhiên để giảm các triệu chứng tiền mãn kinh

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, gần như tất cả phụ nữ đều gặp phải những dấu hiệu, triệu chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, thay đổi tâm trạng, cáu gắt, phiền muộn, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục và mệt mỏi.

Hiểu về triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh
Hiểu về triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh

Bốc hỏa là một trong những triệu chứng điển hình của giai đoạn tiền mãn kinh và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của phụ nữ. Vậy làm sao để khắc phục triệu chứng này?

Các biện pháp tự nhiên để điều trị triệu chứng tiền mãn kinh
Các biện pháp tự nhiên để điều trị triệu chứng tiền mãn kinh

Trong thời kỳ tiền mãn kinh, phụ nữ phải trải qua nhiều triệu chứng do sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone như bốc hỏa, mất ngủ, trầm cảm, đau vú và tâm trạng thất thường. Tuy nhiên, không nhất thiết phải dùng thuốc để điều trị những triệu chứng này.

Mất ngủ có phải triệu chứng tiền mãn kinh?
Mất ngủ có phải triệu chứng tiền mãn kinh?

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng bắt đầu sản sinh ra ít hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone hơn. Khi nồng độ các hormone này sụt giảm thì sẽ gây nên các triệu chứng tiền mãn kinh. Một trong những triệu chứng điển hình mà nhiều phụ nữ gặp phải là mất ngủ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây