Tiêm lồi củ trước xương chày - Bộ y tế 2014
I. ĐẠI CƯƠNG:
Viêm lồi củ trước xương chày (Bệnh Osgood-Schlater) là hậu quả của sự bong nhẹ hoặc đứt 1 phần dây chằng bánh chè ở vùng bám của lồi củ xương chày. Điều trị có nhiều phương pháp : vật lý trị liệu , thuốc chống viêm không steroid dạng uống . Tiêm corticoid tại chỗ là phương pháp điều trị thông dụng và mang lại hiệu quả tốt .
II. CHỈ ĐỊNH:
- Viêm điểm bám gân lồi củ trước xương chày
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- CCĐ tuyệt đối:
- Nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm nấm tại vị trí tiêm... khi tiêm có nguy cơ đưa vi khuẩn, nấm vào trong khớp.
- Cơ địa suy giảm miễn dịch.
- Bệnh rối loạn đông máu.
- CCĐ tương đối: thận trọng với người bệnh có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, cần theo dõi sau tiêm ít nhất 60 phút. Chỉ thực hiện thủ thuật khi các bệnh lý trên đã được kiểm soát tốt.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện (chuyên khoa)
- 01 Bác sỹ đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp và chứng chỉ tiêm khớp.
- 01 Điều dưỡng.
2. Phương tiện
- Phòng tiêm khớp đạt tiêu chuẩn chuyên môn.
- Hộp thuốc chống sốc theo quy định.
- Hộp đựng dụng cụ vô trùng (xăng có lỗ, kẹp có mấu, bông băng gạc...).
- Kim tiêm 25-26G (0,5 - 25mm).
- Bơm tiêm nhựa 3 – 5 ml (loại dùng 1 lần)
- Bông cồn 70o, dung dịch Betadin hoặc cồn iốt, băng dính y tế/ băng dính Urgo.
- Thuốc: Hydrocortison acetat (Nồng độ 1ml = 25mg), mỗi đợt điều trị tiêm 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 3 ngày ; Depo-Medrol (Methyl prednisolon acetat, nồng độ 1ml = 40mg) hoặc Diprospan (1ml = 5mg Betamethasone dipropionate + 2mg Betamethasone sodium phosphate)
3. Chuẩn bị người bệnh
- Bác sỹ khám người bệnh xác định lại chẩn đoán, kiểm tra các chỉ định và chống chỉ định.
- Giải thích cho người bệnh, mục đích tiêm cũng như các tai biến có thể xảy ra.
4. Hồ sơ bệnh án, đơn thuốc
- Theo mẫu quy định.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ hoặc đơn thuốc về chỉ định, vị trí tiêm
2. Kiểm tra người bệnh: Giải thích cho BN về mục đích, tai biến của thủ thuật
3. Thực hiện kỹ thuật:
- Tư thế người bệnh: người bệnh ngồi trên giường, tư thế chân cần tiêm là đùi gấp 45 độ, gối gấp 90 độ, chân còn lại duỗi thẳng.
- Điều dưỡng:
- Chuẩn bị thuốc tiêm
- Sát trùng vị trí tiêm, trải săng
- Bác sỹ:
- Sát trùng tay, đi găng vô khuẩn
- Xác định vị trí tiêm: xác định vị trí lồi củ trước xương chày và gân cơ tứ đầu đùi.
- Tiến hành tiêm khớp: vị trí tiêm cạnh gân, cách bờ trong(ngoài) gân khoảng 3- 5mm, hướng kim về phía lồi củ, tạo với mặt da góc khoảng 45-60 độ, đâm kim sâu 5mm, rút nhẹ pitton kiểm tra không có máu, đẩy pitton thấy nhẹ tay. Nếu đẩy pistol thấy nặng tay có thể do kim đi vào gân, rút kim ra khoảng 1-2mm.
- Liều lượng thuốc: 0.3-0.5 ml
Hình minh họa: viêm điểm bám gân lồi củ trước xương chày. Nguồn: internet
VI. THEO DÕI
- Chỉ số theo dõi: mạch, HA, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêmtrong 24 giờ
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Đau tăng sau khi tiêm 12-24 giờ: do phản ứng viêm với tinh thể thuốc, thường khỏi sau một ngày, không phải can thiệp, có thể bổ sung thuốc chống viêm, giảm đau
- Nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ, => điều trị kháng sinh.
- Biến chứng muộn: teo da, mất sắc tố da tại chỗ tiêm do tiêm nhiều lần vào một vị trí, hoặc tiêm quá nông. => Lưu ý không để thuốc trào ra khỏi vị trí tiêm. Nếu đã có tai biến, không cần xử trí gì thêm. Cần báo trước cho BN để tránh hoang mang.
- Biến chứng hiếm gặp: tai biến do BN quá sợ hãi- biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm, do tiêm thuốc vào mạch máu hoặc tiêm quá nhanh: BN choáng váng, vã mồ hôi, ho khàn, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn....xử trí: đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Khi thực hiện đúng, chế độ ăn thuần chay sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả giảm cân, giảm mỡ và cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết.
Nên tiêm insulin trước hay sau ăn là tốt với bệnh nhân tiểu đường? Liệu pháp insulin đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Loãng xương chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ nhưng tỷ lệ loãng xương ở nam giới và phụ nữ trẻ ngày càng gia tăng.
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Bạn đã quyết định trở thành cha mẹ. Nhưng hãy chờ đợi một giây - hoặc thậm chí một tháng hoặc nhiều hơn. Để mang lại cho mình những cơ hội tốt nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh và một đứa trẻ khỏe mạnh, có một số điều quan trọng bạn cần làm trước khi bắt đầu thụ thai.
- 1 trả lời
- 631 lượt xem
Trước khi mang thai, em chỉ muốn tiêm cảm cúm, không định tiêm thủy đậu, rubella. Vậy, nên tiêm ngừa cảm cúm thời điểm nào là tốt nhất? Em cao 1m623, chỉ nặng có 41 ký - Gày thế, liệu có ảnh hưởng đến quá trình mang thai không. Và, trước khi mang thai em nên bổ sung chế độ dinh dưỡng ra sao ạ?
- 1 trả lời
- 491 lượt xem
Để chuẩn bị cho việc mang thai, năm 2020, em đã tiêm ngừa đầy đủ các lọai vacxin. Năm nay 2021, khi vợ chồng em dự định mang thai, em chỉ cần tiêm lại vacxin cúm trước 1 tháng trước khi mang thai hay tiêm lại tất cả các mũi vacxin ạ?
- 1 trả lời
- 487 lượt xem
Em mang thai 35 tuần. Do quên không tiêm phòng uốn ván sớm nên hôm nay em mới tiêm mũi 1. Bs hẹn em 3 tuần sau tiêm lại. Đọc trên mạng, em em thấy mũi 2 phải cách mũi 1 ít nhất 1 tháng và trước sinh 15 ngày. Vậy. nếu dến tuần 38 mà em tiêm mũi 2 trước sinh có 1 tuần thì hiệu quả của thuốc ra sao ạ?
- 1 trả lời
- 507 lượt xem
Bị tắc 1 bên vòi trứng, em được bs chỉ định làm thụ tinh nhân tạo (IUI). Muốn em bé sinh ra thật khỏe mạnh nên em định tiêm ngừa vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella (MMR) và uống bổ sung vitamin tổng hợp trước khi thực hiện IUI. Nhưng nếu vậy thì có làm ảnh hưởng gì đến tỷ lệ thành công của IUI không ạ?
- 1 trả lời
- 416 lượt xem
Cách đây ba năm, em có tiêm ngừa 3 trong 1 (sởi, rubella, quai bị). Giờ, em vừa có thai được 13 tuần, xét nghiệm máu có chỉ số rubella là: IgG 23.8 UI/ml (dương tính), còn IgM 2.02 (âm tính). Mong được bs tư vấn ạ?