1

Tiêm điểm bám gân mỏm cùng vai - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Viêm điểm bám gân mỏm cùng vai là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh lý phần mềm, biểu hiện bằng đau tại vùng mỏm cùng vai. Đau tăng lên khi làm các động tác của khớp vai (xoay, dạng, khép, gấp, duỗi).
  • Điều trị nội khoa bao gồm: hạn chế vận động, dùng thuốc chống viêm không steroid tại chỗ và/ hoặc toàn thân, tiêm corticoid tại chỗ cho hiệu quả tốt.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Viêm điểm bám gân mỏm cùng vai có mức độ đau tính theo thang điểm VAS≥4.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Chống chỉ định tuyệt đối: nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh khớp vai ở vị trí tiêm.
  •  Chống chỉ định tương đối: bệnh lý nội khoa nặng như suy tim, xơ gan, tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn toàn thân. Sau khi kiểm soát tốt các bệnh lý trên có thể tiêm.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện (chuyên khoa)

  •  01 Bác sỹ đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp.
  •  01 Điều dưỡng.

2. Phương tiện

  •  Bộ dụng cụ tiêm khớp.
  •  Găng tay vô khuẩn.
  •  Kim tiêm 25 G, bơm tiêm 5 ml.
  •  Bông, cồn Iod sát trùng, panh, băng dính.
  •  Thuốc tiêm khớp: methylprednisolon acetat (Depo Medrol) loại 1ml=40 mg hoặc hydrocotisol aceta 1ml=125 mg.

3. Chuẩn bị người bệnh

  •  Cần được kiểm tra chẩn đoán xác định, các chỉ định, chống chỉ định.
  •  Giải thích BN: mục đích, tai biến của thủ thuật; ký giấy cam đoan làm thủ thuật.

4. Hồ sơ bệnh án, đơn thuốc

  •  Theo mẫu quy định

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thực hiện tại phòng thủ thuật xương khớp vô khuẩn theo quy định

  •  Kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc đơn về chỉ định, chống chỉ định
  •  Tư thế của người bệnh: người bệnh ngồi thẳng ở trên ghế, quay mặt về phía bác sĩ hai tay để trên đùi, bộc lộ vai định tiêm.
  •  Xác định vị trí tiêm: mỏm cùng vai
  •  Sát trùng tay, đi găng vô khuẩn
  •  Tiến hành tiêm khớp: đâm kim vào vị trí điểm bám gân mỏm cùng vai (là phần nhô cao nhất của khớp vai, tiếp giáp với đầu ngoài xương đòn), kim đâm vuông góc hoặc chếch 60 độ, sâu 8 – 10 mm, rút pittong không thấy ra máu, bơm thuốc 0,3– 0,5 ml

Hình minh họa: Kỹ thuật tiêm mỏm cùng vai

(Nguồn: Internet)

- Chăm sóc người bệnh ngay sau thủ thuật chọc hút

  •  Băng chỗ chọc hút bằng băng dính y tế
  •  Dặn người bệnh giữ sạch và không để ướt vị trí tiêm trong vòng 24h sau tiêm, sau 24h bỏ băng và rửa sạch nước bình thường vào chỗ tiêm, tái khám nếu chảy máu hoặc viêm tấy tại vị trí tiêm, sốt...

VI. THEO DÕI

  •  Chỉ số theo dõi: mạch, HA, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm trong 24 h.
  •  Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra (bên dưới) sau 24 h.
  •  Theo dõi hiệu quả điều trị.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Đau tăng sau khi tiêm 12-24 giờ: do phản ứng viêm của điểm bám gân với tinh thể thuốc, thường khỏi sau một ngày, không phải can thiệp, có thể bổ sung thuốc chống viêm, giảm đau.
  • Nhiễm khuẩn do thủ thuật khớp tiêm (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng nóng đỏ đau tại chỗ => điều trị kháng sinh.
  • Biến chứng muộn: teo da, mất sắc tố da tại chỗ tiêm do tiêm nhiều lần vào một vị trí, hoặc tiêm quá nông. => Lưu ý không để thuốc trào ra khỏi vị trí tiêm. Nếu đã có tai biến, không cần xử trí gì thêm. Cần báo trước cho BN để tránh hoang mang.
  • Biến chứng hiếm gặp: tai biến do BN quá sợ hãi- biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm, do tiêm thuốc vào mạch máu hoặc tiêm quá nhanh: BN choáng váng, vã mồ hôi, ho khàn, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn....xử trí: đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tiêm ngoài màng cứng qua khe liên đốt - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tiêm khớp đòn - cùng vai - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tiêm ngoài màng cứng qua khe xương cùng - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tiêm khớp cùng chậu - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tiêm điểm bám gân mỏm trâm trụ - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Ưu điểm và cách sử dụng bút tiêm insulin
Ưu điểm và cách sử dụng bút tiêm insulin

Bút tiêm insulin là một lựa chọn thuận tiện để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Những dụng cụ này có kích thước nhỏ gọn nên có thể dễ dàng mang theo và có chứa sẵn insulin nên đây là một giải pháp lý tưởng khi cần di chuyển.

Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào bất thường trên cổ tử cung phát triển một cách mất kiểm soát.

Chạy bộ - cách giảm cân vô cùng hiệu quả
Chạy bộ - cách giảm cân vô cùng hiệu quả

Chạy bộ là một hình thức tập thể dục đơn giản nhưng có hiệu quả giảm cân tuyệt vời vì giúp đốt cháy rất nhiều calo, điều này thậm chí còn có thể tiếp tục sau khi đã ngừng tập.

Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung
Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung

Nếu bạn đang cố gắng có thai thì nên ước tính thời điểm rụng trứng để có thể xác định những ngày tốt nhất để giao hợp (hoặc được thụ tinh).

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tiêm nhiều mũi vắc-xin cùng lúc, liệu có gây quá tải cho hệ thống miễn dịch của bé?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  768 lượt xem

- Thưa bác sĩ, việc sử dụng nhiều hơn một mũi vắc -xin cùng lúc, liệu có gây quá tải cho hệ miễn dịch của bé không ạ?

Trước khi mang thai nên tiêm ngừa vào thời điểm nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  530 lượt xem

Trước khi mang thai, em chỉ muốn tiêm cảm cúm, không định tiêm thủy đậu, rubella. Vậy, nên tiêm ngừa cảm cúm thời điểm nào là tốt nhất? Em cao 1m623, chỉ nặng có 41 ký - Gày thế, liệu có ảnh hưởng đến quá trình mang thai không. Và, trước khi mang thai em nên bổ sung chế độ dinh dưỡng ra sao ạ?

Có thể cùng test đường và tiêm uốn ván trong 1 ngày?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3540 lượt xem

Mang thai tuần 23, em đã tiêm uốn ván mũi 1 và 15/7/2021 em có lịch tiêm mũi 2. Nhưng ngày này, em cũng có lịch test dung nạp đường thai kỳ. Vậy, trong 1 ngày em test dung nạp đường buổi sáng, buổi chiều tiêm uốn ván mũi 2, có được không ạ?

Tử cung ngả sau có khó thụ thai hơn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1098 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tử cung ngả sau có khó thụ thai hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai khi có các bệnh về tử cung có nguy hiểm không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  796 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây