Tiêm khớp cùng chậu - Bộ y tế 2014
I. ĐẠI CƯƠNG
Tiêm khớp cùng chậu áp dụng đối với tất cả các trường hợp người bệnh có chỉ định tiêm khớp ngoại trú và điều trị nội trú tại khoa Khớp lâm sàng của Bệnh viện Bạch Mai hoặc các cơ sở thuộc sự chỉ đạo của khoa Khớp Bệnh viện Bạch Mai.
II. CHỈ ĐỊNH
- Viêm khớp cùng chậu không do nhiễm khuẩn.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm nấm tại vị trí tiêm... khi tiêm có nguy cơ đưa vi khuẩn, nấm vào trong khớp.
- Viêm khớp cùng chậu do lao, nhiễm khuẩn.
- Chống chỉ định tương đối: Bệnh lý nội khoa nặng như suy tim, xơ gan, nhiễm khuẩn toàn than, tăng huyết áp, đái tháo đường. Sau khi kiểm soát tốt các bệnh lý trên có thể tiêm.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện (chuyên khoa)
- 01 bác sỹ đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp.
- 01 điều dưỡng.
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ tiêm khớp.
- Găng tay vô khuẩn.
- Kim tiêm 22- 23 G, bơm tiêm 5 ml.
- Bông, cồn Iod sát trùng, panh, băng dính.
- Thuốc tiêm khớp: methylprednisolon acetat (Depo Medrol) loại 1ml=40 mg hoặc hydrocotisol acetat 1ml=125 mg.
3. Chuẩn bị người bệnh
- Cần được kiểm tra chẩn đoán xác định, các chỉ định, chống chỉ định.
- Giải thích BN: mục đích, tai biến của thủ thuật; ký giấy cam đoan làm thủ thuật.
4. Hồ sơ bệnh án, đơn thuốc
- Theo mẫu quy định
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Thực hiện tại phòng thủ thuật vô khuẩn theo quy định
- Kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc đơn về chỉ định, chống chỉ định.
- Tư thế: người bệnh nằm sấp, duỗi thẳng hai chân.
- Xác định vị trí : xác định gai chậu sau trên bên khớp tổn thương và mỏm cụt. Vị trí tiêm nằm trên đường thẳng nối giữa gai chậu sau trên và mỏm cụt, phía dưới gai chậu sau trên 1cm.
- Sát trùng tay, đi găng vô khuẩn.
- Sát khuẩn bằng cồn Iod tại vị trí tiêm đã xác định.
- Kỹ thuật tiêm: đưa kim vào vị trí đã xác định, hướng mũi kim lên trên và ra ngoài dọc theo đường thẳng nối gai chậu sau trên và mỏm cụt, kim tạo với mặt da 1 góc 45 độ, cho đến khi chạm xương, rút bớt kim ra, đâm lại hướng kim lên trên và ra ngoài nhiều hơn cho đến khi vào khớp, rút piston kiểm tra không có máu, bơm thuốc thấy nhẹ tay. Liều lượng: 1 ml methylprednisolon acetat (Depo Medrol) loại 1ml=40 mg hoặc hydrocotisol acetat 1ml=125 mg.
- Băng tại chỗ.
- Dặn dò người bệnh sau làm thủ thuật: BN giữ sạch và không để ướt vi trí tiêm trong vòng 24h sau khi tiêm. Sau 24h mới bỏ băng dính và rửa nước bình thường vào chỗ tiêm. Tái khám nếu chảy dịch, viêm tấy tại vị trí tiêm, sốt ...
VI. THEO DÕI
- Chỉ số theo dõi: mạch, HA, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm trong 24 h.
- Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra (bên dưới) sau 24 h.
- Theo dõi hiệu quả điều trị.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Đau tăng sau khi tiêm 12-24 giờ: do phản ứng viêm với thuốc corticoid, thường khỏi sau một ngày, không phải can thiệp, có thể bổ sung giảm đau paracetamol 0,5g-2g/ngày, mỗi lần uống 0,5g tùy mức độ đau.
- Nhiễm khuẩn khớp cùng chậu hoặc phần mềm quanh do thủ thuật tiêm (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ => điều trị kháng sinh.
- Biến chứng hiếm gặp: tai biến do BN quá sợ hãi- biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm: BN choáng váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn... xử trí: đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Cả viêm khớp dạng thấp và bệnh gout đều là những bệnh lý do viêm gây sưng và đau khớp.
Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm khớp dạng thấp là cứng khớp vào buổi sáng. Các bác sĩ coi đây là một dấu hiệu chính của bệnh viêm khớp dạng thấp. Tình trạng cứng khớp do viêm khớp dạng thấp thường kéo dài ít nhất một giờ. Mặc dù tình trạng này đa phần sẽ tự hết nhưng thường phải mất khá lâu khớp mới có thể cử động linh hoạt trở lại và người bệnh sẽ gặp khó khăn khi vận động trong khoảng thời gian này.
Dưới đây là 8 cách giúp giảm tình trạng cứng khớp vào buổi sáng do viêm khớp dạng thấp.
Tiêm nội khớp không có tác dụng chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp nhưng có thể giúp giảm đau và giảm viêm. Hiệu quả có thể kéo dài vài tuần, vài tháng hoặc lâu hơn. Người bệnh sẽ phải tiêm lại định kỳ.
Cứng khớp là một vấn đề phổ biến ở người cao tuổi do các bệnh lý như thoái hóa khớp. Tuy nhiên, cứng khớp cũng có thể xảy ra ở người trẻ tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây cứng khớp và mỗi nguyên nhân cần có phương pháp điều trị khác nhau.
Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào bất thường trên cổ tử cung phát triển một cách mất kiểm soát.
- 1 trả lời
- 930 lượt xem
- Thưa bác sĩ, việc sử dụng nhiều hơn một mũi vắc -xin cùng lúc, liệu có gây quá tải cho hệ miễn dịch của bé không ạ?
- 1 trả lời
- 4058 lượt xem
Mang thai tuần 23, em đã tiêm uốn ván mũi 1 và 15/7/2021 em có lịch tiêm mũi 2. Nhưng ngày này, em cũng có lịch test dung nạp đường thai kỳ. Vậy, trong 1 ngày em test dung nạp đường buổi sáng, buổi chiều tiêm uốn ván mũi 2, có được không ạ?
- 1 trả lời
- 1219 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tử cung ngả sau có khó thụ thai hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 934 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1837 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?