1

Cách giảm cứng khớp vào buổi sáng do viêm khớp dạng thấp

Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm khớp dạng thấp là cứng khớp vào buổi sáng. Các bác sĩ coi đây là một dấu hiệu chính của bệnh viêm khớp dạng thấp. Tình trạng cứng khớp do viêm khớp dạng thấp thường kéo dài ít nhất một giờ. Mặc dù tình trạng này đa phần sẽ tự hết nhưng thường phải mất khá lâu khớp mới có thể cử động linh hoạt trở lại và người bệnh sẽ gặp khó khăn khi vận động trong khoảng thời gian này.

Dưới đây là 8 cách giúp giảm tình trạng cứng khớp vào buổi sáng do viêm khớp dạng thấp.
Cách giảm cứng khớp vào buổi sáng do viêm khớp dạng thấp Cách giảm cứng khớp vào buổi sáng do viêm khớp dạng thấp

1. Chuẩn bị trước

Uống thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm khoảng một giờ trước khi đứng dậy khỏi giường vào buổi sáng. Chuẩn bị một cốc nước và một ít đồ ăn để cạnh giường để ăn trước khi uống thuốc. Bạn có thể đặt báo thức trước giờ dậy một giờ để uống thuốc giảm đau.

2. Vận động nhẹ nhàng trên giường

Thuốc giảm đau thường sẽ phát huy tác dụng sau khoảng một tiếng. Nhưng khi chuông báo thức kêu, đừng nên đứng dậy khỏi giường ngay lập tức. Thay vào đó, bạn nên thực hiện một vài động tác giãn cơ hoặc cử động khớp nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp “khởi động” các cơ cùng các khớp xương đã bất động trong suốt cả đêm.

Trước tiên, hãy nằm ngửa và quay đầu từ từ sang hai bên, giữ cổ thả lỏng. Sau đó, vận động các khớp sau đây, lần lượt từng bên một:

  • Bàn tay
  • Cổ tay
  • Khuỷu tay
  • Vai

Tiếp theo, vận động các khớp ở phần dưới cơ thể:

  • Ngón chân
  • Mắt cá chân
  • Đầu gối
  • Hông

Kéo căng và di chuyển các khớp nhiều nhất có thể nhưng không nên di chuyển quá đột ngột mà hãy di chuyển từ từ và nhẹ nhàng. Khi các khớp đã bớt cứng và đau thì bạn có thể đứng dậy khỏi giường.

3. Tắm nước ấm

Tắm nước ấm là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm cứng khớp vào buổi sáng. Nước ấm sẽ làm tăng lượng máu đến bề mặt da. Tắm nước ấm sẽ giúp “làm mềm” các khớp đang bị cứng.

Nếu nhà có bồn tắm hoặc chậu lớn, bạn hãy ngâm mình trong nước ấm từ 10 đến 20 phút. Tiếp tục cử động khớp một cách nhẹ nhàng và mát-xa các khớp bằng khăn. Nếu có vòi sen, hãy xịt vòi sen vào các khớp đang bị đau và cứng.

4. Làm ấm quần áo

Hãy cho quần áo vào máy sấy khoảng năm phút hoặc dùng bàn là để làm ấm quần áo trước khi mặc lên người. Hơi ấm từ quần áo sẽ giúp làm dịu và làm mềm các khớp đang bị cứng và đau nhức.

5. Ăn sáng đủ chất

Ăn một bữa sáng nhẹ nhàng nhưng đầy đủ dinh dưỡng có thể giúp giảm bớt tình trạng cứng khớp vào buổi sáng. Bạn có thẻ ăn trứng hoặc sữa chua cùng với bánh mì nguyên cám hoặc một bát ngũ cốc nguyên hạt cùng với với sữa tươi hoặc sữa đậu nành. Bữa sáng đủ chất là điều rất cần thiết để cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô khớp, dẫn đến viêm khớp. Ngoài ra, tình trạng viêm do hệ miễn dịch gây ra còn gây tổn thương các bộ phận khác của cơ thể và cơ thể sẽ phải phục hồi những tổn thương này. Quá trình phục hồi tổn thương tiêu tốn khá nhiều năng lượng. Đó là lý do tại sao ăn sáng đủ chất là điều rất quan trọng.

6. Chườm nóng

Chườm nóng là một cách hữu hiệu để giảm sưng đau và cứng khớp. Bạn có thể sử dụng túi chườm, túi sưởi điện hoặc đắp một chiếc khăn nhúng nước nóng lên khớp bị cứng. Hoặc cũng có thể sử dụng túi vải đựng một ít gạo hoặc đậu làm túi chườm. Cho gạo vào trong túi, buộc chặt miệng túi và cho túi vào lò vi sóng khoảng một phút để làm nóng, sau đó đặt lên khớp. Nhớ kiểm tra nhiệt độ của túi trước khi đặt lên khớp để tránh bị bỏng.

Nếu phải ngồi hoặc nằm một chỗ trong thời gian dài vào trời lạnh, bạn nên đặt một chiếc máy sưởi nhỏ ở bên cạnh để giảm cứng khớp.

7. Vận động cơ thể mỗi ngày

Viêm khớp dạng thấp khiến cho việc vận động trở nên khó khăn. Tuy nhiên, bạn nên duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày hoặc ít nhất là vận động các khớp thường xuyên. Điều này có thể giúp giảm các triệu chứng như đau và cứng khớp. Nên chọn các bài tập nhẹ nhàng và ít gây áp lực lên khớp như đi bộ hay bơi lội.

Tập thể dục hàng ngày còn giúp tăng cường sức mạnh của các cơ hỗ trợ khớp và giúp cho các khớp có thể cử động linh hoạt hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cách giảm mệt mỏi mạn tính do viêm khớp dạng thấp
Cách giảm mệt mỏi mạn tính do viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính ảnh hưởng đến các khớp, chủ yếu là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Căn bệnh này gây sưng và đau khớp. Theo thời gian, nếu không được điều trị, viêm khớp dạng thấp sẽ gây biến dạng khớp. Khi bệnh tiến triển, viêm khớp dạng thấp còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trên cơ thể như tim, mắt, phổi, thận và gây ra các triệu chứng như mệt mỏi.

Các cách giảm sưng khớp do viêm khớp dạng thấp
Các cách giảm sưng khớp do viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) xảy ra do hệ miễn dịch tấn công niêm mạc khớp. Điều này gây sưng tấy, đau đớn và cứng khớp. Viêm khớp dạng thấp có thể gây hỏng khớp vĩnh viễn, vì vậy phát hiện và điều trị sớm là điều rất quan trọng. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng có nhiều cách để giảm triệu chứng sưng và đau khớp.

Viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán bằng cách nào?
Viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán bằng cách nào?

Quá trình chẩn đoán viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) thường mất nhiều thời gian. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường giống như triệu chứng của các bệnh khác như bệnh lupus hoặc các bệnh mô liên kết khác.

Viêm khớp dạng thấp ở cổ: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp dạng thấp ở cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở đốt sống thứ nhất và thứ hai ở cổ. Tình trạng này gây đau, cứng khớp và mất vững cột sống.

Viêm khớp dạng thấp ở đầu gối: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp dạng thấp ở đầu gối: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối. Tuy rằng không có cách chữa khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây