1

Cách giảm mệt mỏi mạn tính do viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính ảnh hưởng đến các khớp, chủ yếu là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Căn bệnh này gây sưng và đau khớp. Theo thời gian, nếu không được điều trị, viêm khớp dạng thấp sẽ gây biến dạng khớp. Khi bệnh tiến triển, viêm khớp dạng thấp còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trên cơ thể như tim, mắt, phổi, thận và gây ra các triệu chứng như mệt mỏi.
Cách giảm mệt mỏi mạn tính do viêm khớp dạng thấp Cách giảm mệt mỏi mạn tính do viêm khớp dạng thấp

Tại sao viêm khớp dạng thấp gây mệt mỏi?

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm khớp dạng thấp là thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, gọi là tình trạng mệt mỏi mạn tính. Có tới 80% người bị viêm khớp dạng thấp gặp phải tình trạng này. Mệt mỏi mạn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tình trạng mệt mỏi ở những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, gồm có:

  • Viêm mạn tính
  • Cao huyết áp
  • Trầm cảm
  • Đau xơ cơ hóa
  • Thiếu ngủ do đau khớp
  • Béo phì
  • Tác dụng phụ của thuốc

Có nhiều cách để giảm mệt mỏi. Nếu tình trạng mệt mỏi xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài, người bệnh nên đi khám để xác định nguyên nhân và từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

Ngoài sử dụng thuốc và trị liệu, người bệnh có thể thử các cách sau đây để khắc phục tình trạng mệt mỏi mạn tính.

Cách giảm mệt mỏi do viêm khớp dạng thấp

Tập thể dục

Khi cảm thấy mệt mỏi, đa số mọi người đều không muốn vận động nhưng trên thực tế, tập thể dục là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm mệt mỏi. Tập thể dục còn giúp tăng sức mạnh của cơ, cải thiện sức khỏe tim mạch và sự linh hoạt của khớp. Những điều này đều rất có lợi cho người bị viêm khớp dạng thấp. Những người có vấn đề về xương khớp như viêm khớp dạng thấp nên chọn các bài tập nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên khớp như yoga, bơi lội, đạp xe, đi bộ và các bài tập giãn cơ. Tập thể dục thường xuyên còn giúp giảm cân và kiểm soát huyết áp.

Ngủ đủ giấc

Người trưởng thành cần ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm. Một giấc ngủ ngắn từ 20 đến 30 phút vào ban ngày cũng có thể giúp tinh thần tỉnh táo, cơ thể khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng.

Không nên ngủ nhiều vào ban ngày vì điều này có thể gây khó ngủ hoặc mất ngủ vào ban đêm.

Ngoài ra, bạn có thể thử các cách sau đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ:

  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày để thiết lập nhịp sinh học, giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ sâu giấc hơn.
  • Không uống caffeine vào buổi chiều muộn và tối
  • Không ăn uống và vận động mạnh sát giờ đi ngủ
  • Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
  • Loại bỏ ánh sáng trong phòng ngủ và giữ cho phòng ngủ có nhiệt độ thoải mái.

Uống đủ nước

Uống đủ nước mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm đau khớp và cải thiện mức năng lượng. Uống đủ nước còn giúp tránh bị mất nước – một trong những nguyên nhân gây mệt mỏi.

Chế độ ăn uống cân bằng

Ăn quá nhiều chất béo hoặc carbohydrate có thể gây cảm giác mệt mỏi và uể oải. Bữa sáng giàu protein, sau đó là bữa trưa và bữa tối nhẹ nhàng nhưng đủ chất sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể và tránh tình trạng mệt mỏi. Bạn có thể chuẩn bị một vài món ăn nhẹ lành mạnh để ăn mỗi khi cảm thấy đói.

Tránh các thực phẩm gây viêm như thịt chế biến sẵn và các món chứa nhiều đường.

Sử dụng thiết bị hỗ trợ

Tình trạng mệt mỏi mạn tính sẽ khiến bạn không muốn vận động và gây khó khăn cho việc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bạn có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ để thực hiện các công việc hàng ngày dễ dàng hơn, ví dụ như:

  • Dụng cụ mở nắp chai lọ
  • Dụng cụ hỗ trợ di chuyển như gậy chống
  • Ghế tắm
  • Các thiết bị chạy bằng điện như bàn chải điện, máy hút bụi
  • Thay tay nắm cửa tròn bằng tay nắm cửa đòn bẩy
  • Dụng cụ lấy đồ trên cao

Đi khám

Nếu đã thử nhiều cách để giảm mệt mỏi và tình trạng không cải thiện thì bạn nên đi khám.

Hãy nói rõ với bác sĩ về những cách mà bạn đã thử để giảm mệt mỏi và tình trạng này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày. Những yếu tố như lo lắng, trầm cảm, gắng sức quá mức, tác dụng phụ của thuốc và thói quen lối sống đều có thể làm tăng thêm tình trạng mệt mỏi.

Ngoài ra, mệt mỏi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác. Do đó, nên đi khám nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hoặc mệt mỏi kéo dài để xác định nguyên nhân.

Một số câu hỏi thường gặp

Viêm khớp dạng thấp có gây mệt mỏi cực độ không?

Ở những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, tình trạng viêm không chỉ xảy ra ở khớp mà còn có thể xảy ra ở nhiều khu vực khác trong cơ thể. Điều này khiến cho người bệnh thường xuyên trong tình trạng uể oải, mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng và buồn ngủ.

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có giúp giảm mệt mỏi không?

Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh như đau khớp, điều này giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và nhờ đó làm giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, một số loại thuốc lại có thể gây ra tác dụng phụ là mệt mỏi. Nếu gặp tác dụng phụ, bạn nên báo cho bác sĩ để điều chỉnh thuốc.

Tóm tắt bài viết

Mệt mỏi mạn tính là tình trạng rất phổ biến ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Nếu người bệnh đang gặp phải chứng mệt mỏi mạn tính, hãy nói chuyện với bác sĩ để có biện pháp khắc phục. Một số thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm mệt mỏi, ví dụ như tập thể dục, điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ đủ giấc và uôgs đủ nước. Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp theo đúng chỉ định cũng là một cách để kiểm soát tình trạng mệt mỏi.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đợt viêm khớp dạng thấp cấp tính kéo dài bao lâu? Điều trị bằng cách nào?
Đợt viêm khớp dạng thấp cấp tính kéo dài bao lâu? Điều trị bằng cách nào?

Các đợt tái phát viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là đợt viêm khớp dạng thấp cấp tính thường khó dự đoán và có thể kéo dài từ một ngày đến một năm nếu không được điều trị. Tuy rằng không có cách nào chữa khỏi được bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng có nhiều cách để làm giảm các triệu chứng khi bệnh tái phát, gồm có dùng thuốc và các biện pháp khắc phục tại nhà như chườm nóng và nghỉ ngơi.

Cách giảm cứng khớp vào buổi sáng do viêm khớp dạng thấp
Cách giảm cứng khớp vào buổi sáng do viêm khớp dạng thấp

Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm khớp dạng thấp là cứng khớp vào buổi sáng. Các bác sĩ coi đây là một dấu hiệu chính của bệnh viêm khớp dạng thấp. Tình trạng cứng khớp do viêm khớp dạng thấp thường kéo dài ít nhất một giờ. Mặc dù tình trạng này đa phần sẽ tự hết nhưng thường phải mất khá lâu khớp mới có thể cử động linh hoạt trở lại và người bệnh sẽ gặp khó khăn khi vận động trong khoảng thời gian này.

Dưới đây là 8 cách giúp giảm tình trạng cứng khớp vào buổi sáng do viêm khớp dạng thấp.

Đợt viêm khớp dạng thấp cấp tính: Dấu hiệu và cách phòng ngừa
Đợt viêm khớp dạng thấp cấp tính: Dấu hiệu và cách phòng ngừa

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra ở khớp, gây sưng, đau và cứng khớp. Đối phó với các đợt tái phát hoặc các triệu chứng nghiêm trọng của viêm khớp dạng thấp là điều không hề đơn giản nhưng không phải là không thể. Có nhiều cách để giảm nhẹ các triệu chứng khi bệnh tái phát và giảm nguy cơ tái phát trong tương lai.

Cách giảm nhẹ triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Cách giảm nhẹ triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Mặc dù các nghiên cứu về thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp vẫn đang được tiến hành nhưng đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính và mục tiêu của việc điều trị là làm giảm các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán bằng cách nào?
Viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán bằng cách nào?

Quá trình chẩn đoán viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) thường mất nhiều thời gian. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường giống như triệu chứng của các bệnh khác như bệnh lupus hoặc các bệnh mô liên kết khác.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây