Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh
Nội dung chính bài viết:
- Thiếu máu ở trẻ em có nhiều nguyên nhân gây nên và dấu hiệu nhận biết không phải bao giờ cũng rõ ràng.
- Thiếu máu nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và các vấn đề về tinh thần.
- Biện pháp phòng tránh để bé không bị thiếu máu: bổ sung chất sắt, bổ sung thực phẩm rau củ giàu vitamin C (giúp hấp thu sắt),…
Trẻ trông nhợt nhạt và yếu, có phải là thiếu máu không?
Đúng. Trên thực tế, các dấu hiệu điển hình nhất của chứng thiếu máu là da nhợt nhạt và mệt mỏi. Các dấu hiệu khác bao gồm nhịp tim đập nhanh, dễ cáu kỉnh, bỏ ăn, móng giòn dễ gãy, và lưỡi sưng hoặc phù lên. Nhưng thông thường, trẻ bị thiếu máu không có bất kỳ triệu chứng nào cả.
Thiếu máu là gì, và nguyên nhân ra sao?
Mọi người sẽ bị thiếu máu khi các tế bào hồng cầu không mang đủ oxy đến các mô trong cơ thể. Các tình trạng khác có thể gây thiếu máu bao gồm bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, nhưng thiếu máu do thiếu sắt thường là nguyên nhân phổ biến nhất.
Cơ thể con người cần sắt để tạo ra hemoglobin, chất nhuộm màu đỏ chứa oxy trong máu. Nếu trẻ không có đủ chất sắt, bé sẽ có ít hồng cầu hơn - và những tế bào hồng cầu sẽ nhỏ hơn, vì thế các mô cơ thể sẽ nhận được ít oxy hơn mức cần thiết.
Trẻ em đặc biệt dễ bị thiếu máu trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, thời điểm cần thêm chất sắt mà không phải lúc nào chúng cũng nhận được. Nhưng thiếu máu do thiếu sắt không xảy ra chớp nhoáng trong thời gian ngắn - đó là do sự thiếu hụt tương đối trầm trọng phát triển theo thời gian.
Thiếu sắt có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm không đủ chất sắt trong chế độ ăn uống, mất máu liên tục (ví dụ bị bệnh đường ruột), và khả năng hấp thu sắt kém
Thiếu máu có nguy hiểm không?
Có thể. Ngoài các triệu chứng đã đề cập ở trên, trẻ bị thiếu máu có thể bị các vấn đề vĩnh viễn về thể chất và tinh thần. Mặc dù có thể khắc phục được tình trạng thiếu sắt, nhưng sự suy yếu về tinh thần và thể chất không phải lúc nào cũng có thể khắc phục được.
Thiếu sắt cũng làm cho trẻ em dễ bị ngộ độc và viêm nhiễm hơn.
Khi nào bé có nguy cơ bị thiếu máu?
Từ 9 đến 24 tháng, tất cả trẻ em đều có nguy cơ cao bị thiếu máu, nhưng những trẻ có các đặc điểm dưới đây có nguy cơ thiếu máu cao nhất:
- Trẻ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân từ 2 tháng tuổi trở lên. Trẻ sinh đủ tháng được sinh ra với những “kho trữ” sắt được tích lũy trong những tháng cuối cùng ở tử cung. Tuy nhiên, các kho trữ sắt của trẻ sinh non có thể chỉ duy trì được trong khoảng 2 tháng.
- Trẻ sơ sinh uống sữa bò khi chưa được 1 tuổi. Sữa bò có hàm lượng sắt thấp, nó cũng can thiệp vào quá trình hấp thu sắt của cơ thể và có thể thay thế một số thực phẩm giàu chất sắt khác trong chế độ ăn. Sữa cũng có thể gây kích ứng lớp màng ruột, gây chảy máu. Việc mất máu trong – cùng với lượng sắt thấp – có thể gây thiếu máu.
- Trẻ bú sữa mẹ không nhận được thức ăn giàu chất sắt sau 4 tháng tuổi. Chất sắt trong sữa mẹ được hấp thụ tốt hơn gấp 3 lần so với chất sắt trong sữa công thức, nhưng trong khoảng thời gian bé ăn dặm bé cần bổ sung sắt dưới dạng thức ăn giàu chất xơ và các thực phẩm giàu sắt khác.
- Trẻ sơ sinh sinh đủ tháng, ăn sữa công thức không được cho ăn sữa công thức có bổ sung sắt. Tuy nhiên, hầu hết sữa công thức của trẻ đều được bổ sung sắt.
Khi nào nên gọi cho bác sĩ?
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo, trẻ nên được kiểm tra thiếu máu khi được 12 tháng, hoặc sớm hơn nếu trẻ sinh non. Nhưng nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu thiếu máu nào ở con, hãy gọi bác sĩ ngay.
Để xác định xem con bạn bị thiếu máu, bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm máu để đo nồng độ hemoglobin và hematocrit (tỷ lệ hồng cầu trong máu).
Cách phòng tránh để bé không bị thiếu máu
Cha mẹ có thể ngăn chặn bệnh thiếu máu của trẻ do thiếu sắt:
- Nếu bé sinh non hoặc nhẹ cân khi sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc bổ sung sắt
- Cho đến khi bé được một tuổi, hãy cho bé uống sữa công thức có bổ sung sắt, không phải sữa bò.
- Nếu trẻ 4 tháng tuổi, đang bú mẹ, chưa ăn dặm, AAP khuyên nên bổ sung cho trẻ 11mg sắt mỗi ngày cho đến khi bé bắt đầu ăn các thực phẩm giàu chất sắt.
- Khi bé bắt đầu ăn dặm, hãy cho bé ăn các loại ngũ cốc và thực phẩm có bổ sung chất sắt, cũng như các loại thức ăn giàu sắt như thịt nạc, thịt gia cầm và cá; mì ống, gạo, và bánh mì bổ sung sắt; lá rau xanh; lòng đỏ trứng; và đậu.
- Cho bé ăn nhiều trái cây và rau củ giàu vitamin C (như kiwi, bơ và dưa đỏ), vì vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt.
Điều quan trọng là tăng lượng chất sắt lên khi bé bắt đầu ăn dặm, tuy nhiên không phải lúc nào việc thay đổi chế độ ăn cũng khắc phục được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Bé cũng có thể cần chất bổ sung sắt dưới dạng giọt.
Sắt được hấp thụ tốt nhất khi bụng đói. Nhưng vì sắt có thể khiến bụng khó chịu (cùng với vị khó uống) nên bác sĩ thường khuyên nên bổ sung cho bé kèm với thức ăn, sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bác sĩ có thể sẽ sẽ kiểm tra lại mức hemoglobin / hematocrit của con sau khi đã được bổ sung trong một hoặc hai tháng.
Thường phải mất vài tháng để lượng máu trở lại bình thường, và sau đó là 6 đến 12 tháng để bổ sung thêm các kho trữ sắt trong cơ thể. Sau đó, có thể duy trì chế độ ăn giàu sắt cho bé.
Có nên cho bé uống chất bổ sung sắt để đề phòng không?
Chất bổ sung sắt rất hữu ích trong nhiều trường hợp, nhưng sắt quá nhiều cũng có thể gây độc hại, vì vậy luôn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé bổ sung. Các bác sĩ thường khuyên bổ sung sắt cho trẻ bú sữa mẹ bắt đầu từ 4 tháng tuổi.
Nếu trong nhà có thuốc bổ sung sắt hãy tránh xa tầm tay trẻ em, vì sắt là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc.
Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).
Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.
Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.
Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.
- 1 trả lời
- 932 lượt xem
Em sinh đôi 2 bé lúc 37 tuần rưỡi. Một bé nặng 2,5kg, bé còn lại nặng 2,7kg. Hiện nay 2 bé đã được 4 tháng rưỡi và cân nặng của các bé lần lượt là 5,8kg và 6,1kg. 2 bé có chiều cao khoảng 60cm. Mỗi ngày các bé bú khoảng 700ml sữa ạ. Cho em hỏi các bé như vậy có bị thiếu cân không ạ?
- 1 trả lời
- 3425 lượt xem
Bé nhà em mới sinh được 15 ngày tuổi. Em bé bú mẹ là chủ yếu ạ. Em có cho bé bú thêm sữa công thức nhưng bé bú rất ít. Khoảng 3-4 ngày gần đây bé nhà em xì hơi rất nhiều, ngày từ 20-30 lần và có mùi hôi. Tuy nhiên bé vẫn đi tiểu và đi ị phân vẫn bình thường. Làm sao để giảm xì hơi cho bé ạ? Và hệ tiêu hóa của bé có sao không ạ? Bé nhà em còn có tật là bú đã no nhưng không chịu nhả núm bình, khi ngủ mới rút bình ra được. Mỗi lần bé bú no khoảng 60-70ml. Buổi chiều khoảng từ 3 -5h bé không chịu ngủ, quấy khóc và có khi thức liền 6 tiếng mới ngủ lại. Buổi tối cũng ngủ không sâu giấc bởi bé vặn mình rất nhiều, được khoảng 1h là bé dậy đòi bú. Bé vặn mình nhiều, ngủ không sâu có phải do thiếu chất không ạ? Và bé nhà em nằm trong phòng điều hòa khoảng 27-28 độ, đóng cửa suốt có được không ạ? Em quấn khăn thì bé hất bung ra hết, mà không quấn thì bé giật mình hay tỉnh giấc ạ.
- 1 trả lời
- 2033 lượt xem
Bé nhà em sinh mổ mới được 20 ngày tuổi. Bé bị thiếu men G6PD. Hai vợ chồng em không ai bị, vậy sao bé nhà em lại bị thiếu men G6PD vậy bác sĩ? Em có cần cho bé đi xét nghiệm lại cho chuẩn xác không ạ? Ngoài ra, sữa của em không nhiều. Tìm hiểu sản phẩm lợi sữa Mabio thì em thấy có các thành phần là chè vằng, hương nhu, cao tàu bay, ích mẫu, bạch biển súc. Bác sĩ cho em hỏi, khi đang cho con bú thì các thành phần này có gây hại cho sức khỏe của bé không ạ?
- 1 trả lời
- 589 lượt xem
Bé nhà em sinh thiếu tháng. Khi sinh ra bé phải nhập viện ở khoa sơ sinh. Hiện giờ bé đã được về nhà rồi. Tuy nhiên, trong giấy ra viện em thấy mũi lao và viêm gan siêu vi B bé vẫn chưa được chích ngừa. Như vậy là bé nhà em đã tiêm mũi vắc xin nào chưa ạ? Và khi nào thì em cho bé đi tiêm?
- 1 trả lời
- 2193 lượt xem
Bé trai nhà em được 10 tháng tuổi. Bé nặng 8kg, cao 71cm. Bé vẫn đang bú mẹ và 2 tháng gần đây rất biếng ăn. Ban đêm bé trằn trọc, khó ngủ và ra nhiều mồ hôi. Bác sĩ cho em hỏi, bé có nên uống bổ sung canxi không? Và nên uống loại nào ạ? Em thấy có loại canxi sữa thì có uống được không, thưa bác sĩ? Em có cho bé đi khám và được bác sĩ kê canxi corbiere và d3 aquarium nhưng không thấy cải thiện, bé vẫn khó ngủ. Bé đã mọc được 6 cái răng rồi nhưng lại bị đen lại. Em nên làm gì bây giờ ạ?