Thay ống thông dẫn lưu thận - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Trường hợp tắc hẹp niệu quản, chưa mổ tạo hình được phải đặt dẫn lưu thận. Thường dẫn lưu thận phải thay thường xuyên 1 tháng 1 lần để tránh đầu sonde lắng cặn sỏi. Khi để lâu không thay nhiều trường hợp phải mổ thay sonde do đầu sonde có sỏi.
II. CHỈ ĐỊNH
Sỏi trên đầu sonde DL thận gây tắc sonde.
III. CHỐNG CHỈ ĐINH
- Thường không có chống chỉ định. Người bệnh có thể chịu được cuộc mổ là có thể thực hiện
- Chống chỉ định trong các trường hợp có bệnh toàn thân nặng, không có khả năng gây tê, mê để mổ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: 1 bác sỹ phẫu thuật, 2 người phụ mổ, một dụng cụ viên và một chạy
ngoài.
2. Người bệnh: Chuẩn bị mổ như các ca phẫu thuật khác. Vệ sinh vùng mổ (thắt lưng
chỗ dẫn lưu thận cũ).
3. Phương tiện: bộ dụng cụ phẫu thuật có van tự động, sonde Foley 3 chạc hoặc 2 chạc để dẫn lưu lại thận, chỉ vicryl khâu nhu mô thận, sonde dẫn lưu ổ mổ, chỉ 1.0 đóng cân cơ, chỉ dafilon khâu da.
4. Thời gian phẫu thuật: 45 - 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm nghiêng bên đối diện, kê gối dưới ngang thắt lưng.
2. Vô cảm: TTS hay mê
3. Kỹ thuật:
- Sát khuẩn bụng vùng mổ
- Trải toan, rạch da đường sườn lưng qua dẫn lưu thận cũ qua da, cân cơ bộc lộ thận, thường khó bộc lộ cuống thận do dính.
- Mở nhu mô thận tại chân sonde dẫn lưu thận cũ lấy sonde và sỏi dính ở đầu sonde.
- Khâu cầm máu nhu mô thận vicryl theo mép đường mở nhu mô thận.
- Bơm rửa sạch bể thận. đặt lại dẫn lưu thận sonde Foley (Có thể dùng sonde 3 chạc để rửa liên tục nếu có nguy cơ chảy máu).
- Khâu lại chỗ mở nhu mô thận bằng chỉ vicryl
- Dẫn lưu ổ mổ.
- Khâu treo thận và dẫn lưu thận vào thành bụng.
- Đóng cân cơ và da.
VI.THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi sau mổ:
- Tình trạng toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp
- Nước tiểu qua dẫn lưu thận (tránh gập, tắc sonde), phát hiện chảy máu
- Dịch chảy ra dẫn lưu ổ mổ
- Tình trạng vết mổ
2. Xử trí tai biến:
- Trong mổ có thể rách phúc mạc hay thủng đại tràng khi bộc lộ thận: phải khâu lại ngay hoặc làm hậu môn nhân tạo.
- Chảy nước tiểu qua vết mổ, dẫn lưu ổ mổ: chú ý tránh gập tắc dẫn lưu thận. Thay băng tránh nhiễm trùng vết mổ.
- Chảy máu tắc sonde: bơm rửa qua dẫn lưu thận, cho rửa liên tục, dùng kháng sinh toàn thân, nâng cao thể trạng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Bao cao su là một biện pháp bảo vệ vô cùng cần thiết khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, có nhiều người vì một lý do nào đó mà không sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục.
Khi mắc bệnh suy thận mạn, một điều rất quan trọng là phải theo dõi các triệu chứng. Một số triệu chứng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh đang tiến triển nặng thêm. Phát hiện các triệu chứng mới hoặc bất thường, theo dõi sự thay đổi các triệu chứng hiện tại và báo cho bác sĩ là điều cần thiết để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.
Câu chuyện về việc một phụ nữ quá tuổi, quyết định có con bằng việc thụ tinh trong tử cung, và tinh trùng được mua từ một người đàn ông.
- 1 trả lời
- 501 lượt xem
Vợ em mang thai được gần 14 tuần, đi khám và làm một số xét nghiệm. Kết quả sàng lọc trước sinh, tất cả đều cho nguy cơ thấp. Độ mờ da gáy (NT) 215. Rubela-IgM Âm tính 0.53. Rubela-IgG Dương tính 60.7 (1 Nước tiểu pH 8.5 (4.5-7.5) Máu ++ 80 Âm tính hc/ul Tỉ trọng 1.015 (1.000-1.030) Bạch cầu + 70 Âm tính bc/ul. Bs cho em hỏi: các thông số trên, vợ em có điều gì bất thường không ạ?
- 1 trả lời
- 916 lượt xem
- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1187 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1093 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 930 lượt xem
- Thưa bác sĩ, việc sử dụng nhiều hơn một mũi vắc -xin cùng lúc, liệu có gây quá tải cho hệ miễn dịch của bé không ạ?