Thay ống thông dẫn lưu bàng quang - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Trường hợp không tự tiểu được sẽ phải đặt dẫn lưu bàng quang (DLBQ). Thường DLBQ phải thay thường xuyên 1 tháng 1 lần để tránh đầu sonde lắng cặn sỏi. Khi để lâu không thay nhiều trường hợp phải mổ thay sonde do đầu sonde có sỏi.
II. CHỈ ĐỊNH
Sỏi trên đầu sonde DLBQ gây tắc sonde DLBQ
III. CHỐNG CHỈ ĐINH
- Thường khồng có chống chỉ định. Người bệnh có thể chịu được cuộc mổ là có thể thực hiện.
- Chống chỉ định trong các trường hợp có bệnh toàn thân nặng, không có khả năng gây tê, mê để mổ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: 1 bác sỹ phẫu thuật, 2 người phụ mổ, một dụng cụ viên và một chạy ngoài.
2. Người bệnh: Chuẩn bị mổ như các ca phẫu thuật khác. Vệ sinh bộ phận sinh dục, cạo lông mu, sát khuẩn vùng bụng dưới rốn.
3. Phương tiện: bộ dụng cụ phẫu thuật có van tự động nhỏ, sonde petzer để DLBQ, chỉ vicryl 3.0 hay 2.0, sonde dẫn lưu khoang Retzius, chỉ 1.0 đóng cân cơ, chỉ dafilon khâu da.
4. Thời gian phẫu thuật: 30-60 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: Tê tủy sống hay mê nội khí quản
3. Kỹ thuật:
- Sát khuẩn bụng vùng mổ từ mũi ức tới khớp mu và 1/3 trên đùi
- Trải toan, rạch da đường giữa trên xương mu khoảng 5-10 cm qua vị trí sonde DLBQ cũ qua da, cân cơ bộc lộ mặt trước bàng quang (BQ).
- Mở BQ tại chân sonde DLBQ cũ lấy sonde và sỏi dính ở đầu sonde.
- Kiểm tra cổ bàng quang, tuyến tiền liệt và 2 lỗ niệu quản. Lấy sỏi và máu cục nếu có.
- Bơm rửa sạch BQ, DLBQ lại bằng Petzer. Có thể dùng sonde 3 chạc để rửa liên tục nếu có nguy cơ chảy máu).
- Khâu lại chỗ mở BQ vicryl.
- Dẫn lưu khoang Retzius.
- Khâu treo bàng quang vào thành bụng.
- Đóng cân cơ và da.
VI.THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi sau mổ
- Tình trạng toàn thân: Mạch, nhiệt độ, huyết áp
- Nước tiểu qua DLBQ (tránh gập tắc sonde)
- Dịch chảy ra dẫn lưu khoang Retzius
- Tình trạng vết mổ
2. Xử trí tai biến
- Trong mổ có thể rách phúc mạc hay thủng ruột khi bộc lộ BQ phải khâu lại ngay
- Chảy nước tiểu qua vết mổ, dẫn lưu Retzius: chú ý tránh gập tắc DLBQ. Thay băng tránh nhiễm trùng vết mổ. Bơm rửa BQ nếu có máu cục BQ.
- Chảy máu tắc sonde: bơm rửa qua DLBQ lấy hết máu cục, cho rửa bàng quang liên tục, dùng kháng sinh toàn thân, nâng cao thể trạng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế như dùng thuốc, các phương pháp điều trị thay thế như thực phẩm chức năng, thảo dược, liệu pháp hành vi, châm cứu, phản hồi sinh học cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
Bàng quang tăng hoạt là vấn đề rất khó kiểm soát và có ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày, dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như là tác động tiêu cực đến tâm lý của người mắc phải.
Bao cao su là một biện pháp bảo vệ vô cùng cần thiết khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, có nhiều người vì một lý do nào đó mà không sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục.
Những thay đổi trong thời kỳ mãn kinh sẽ làm tăng nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt.
Lạc nội mạc tử cung bàng quang là một dạng hiếm gặp của lạc nội mạc tử cung, xảy ra khi mô nội mạc tử cung phát triển bên trong hoặc trên bề mặt của bàng quang.
- 1 trả lời
- 1528 lượt xem
Em mang thai 32 tuần, được bác sĩ chẩn đoán tử cung 2 sừng. Từ lúc thai 8 tuần, em rất hay bị ra huyết. Đến tuần thai 22, bs cho em đặt thuốc Progendo (200mg progesteron) 1 lần/ ngày, cho tới 35 tuần. Mỗi lần đặt thuốc, em thường bị ngứa vùng kín, rất khó chịu. Gần đây, bs thay cho em thuốc Duphastron (10 mg progesteron) uống 2 lần/ ngày. Như vậy, có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 465 lượt xem
Mang bầu 15 tuần, đi khám, bs chẩn đoán em bị viêm đường tiết niệu và viêm âm đạo, kê thuốc Emfoxim 200mg, nhưng em tìm mua không có. Nhà thuốc bán thay thế bằng Lecefti 200mg thì em có nên uống không ạ?
- 1 trả lời
- 910 lượt xem
Em sanh mổ 2 lần. Lần 2 bị dính bàng quang. Hiện tại, em đang mang thai lần 3, được 25 tuần. Bs khám thai dặn: Từ tuần thai thứ 32 trở đi, nếu có dấu hiệu thai máy ít, đau bụng nhiều, ra ít huyết, ra nước ối ít... thì phải nhập viện ngay. Đến tuần 38, nếu vẫn chưa thấy có dấu hiệu sanh thì cũng nên nhập viện cho an toàn. Vậy, khi em có dấu hiệu chuyển dạ lần 3 thì có nguy cơ gì mà bs dặn thế ạ?
- 1 trả lời
- 487 lượt xem
Vợ em mang thai được gần 14 tuần, đi khám và làm một số xét nghiệm. Kết quả sàng lọc trước sinh, tất cả đều cho nguy cơ thấp. Độ mờ da gáy (NT) 215. Rubela-IgM Âm tính 0.53. Rubela-IgG Dương tính 60.7 (1 Nước tiểu pH 8.5 (4.5-7.5) Máu ++ 80 Âm tính hc/ul Tỉ trọng 1.015 (1.000-1.030) Bạch cầu + 70 Âm tính bc/ul. Bs cho em hỏi: các thông số trên, vợ em có điều gì bất thường không ạ?
- 1 trả lời
- 856 lượt xem
- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!