1

Tạo hình thay thế khớp cổ tay - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Một số tổn thương ở khớp cổ tay có thể phải thay khớp cổ tay. Thay khớp cổ tay ngoài tác dụng giảm đau còn giúp cổ tay có thể chuyển động làm hoạt động diễn ra thuận lợi hơn. Khớp cổ tay là một khớp phức tạp nên ta không thể tái tạo một cách chính xác hệ thống này, nhưng thay khớp cổ tay giúp giảm đau, làm vững, sửa biến dạng và đem lại tầm vận động nhất định.
  •  Lịch sử thay khớp cổ tay có từ năm 1981, Gluck thay khớp cổ tay cho người bệnh viêm khớp cổ tay do lao. Sau đó sự hoàn thiện về vật liệu và kỹ thuật càng pat triển và hiện nay đã đạt được những thành công nhất định.
  •  Các biến chứng hay gặp là nhiễm trùng, tổn thương gân, tổn thương mạch máu và thần kinh.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Thoái hóa toàn bộ khớp quay-cổ tay, các khớp giữa các xương cổ tay với nhu cầu hoạt động lực cổ tay thấp.
  •  Đóng cứng khớp cổ tay thất bại.
  •  Viêm khớp dạng thấp gây biến dạng cổ tay, hoại tử vô khuẩn các xương cổ tay.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Có tình trạng nhiễm trùng tại chỗ hoặc toàn thân.
  •  Những người có nhu cầu hoạt động lực cổ tay cao.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.

2. Phương tiện:

  •  Bộ dụng cụ cho phẫu thuật bàn tay.
  •  Các thiết bị, dụng cụ thay khớp cổ tay.

3. Người bệnh:

  • Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, quá trình phục hồi chức năng sau mổ và các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật.
  • Nhịn ăn trước 6 giờ

4. Hồ sơ bệnh án: Ghi đầy đủ, chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê.

2. Kỹ thuật:

  •  Tư thế người bệnh: nằm ngửa, tay dạng, cẳng tay sấp.
  •  Garo hơi cánh tay 250 mmHg.
  •  Rach da khoảng 6-8 cm phía mu tay, trên và dưới khớp cổ tay.
  •  Vén mạc hãm gân duỗi và gân duỗi sang bên, mở bao khớp bộc lộ và đánh giá các khớp cổ tay.
  •  Lấy bỏ hàng một khối xương tụ cốt. Cắt đầu dưới xương quay sử dụng dụng cụ cắt.
  •  Lắp dụng cụ thử và kiểm tra trục trên C.arm. Đảm bảo tầm vận động khớp cổ tay là gấp 20 độ, duỗi 20 độ, nghiêng quay 10 độ và nghiêng trụ 15 độ khớp vững là đạt.
  •  Đặt khớp nhân tạo và kiểm tra lại.
  •  Bơm hút, cầm máu kỹ.
  •  Khâu lại mạc hãm gân duỗi.
  •  Đóng vết mổ theo lớp.
  •  Băng vô khuẩn.
  •  Đặt nẹp trợ đỡ trong khoảng 2 tuần.
  •  Hướng dẫn tập phục hồi chức năng ngay sau mổ theo quy trình.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

  •  Tụ máu, phù nề sau mổ.
  •  Nhiễm khuẩn sau mổ.
  •  Tổn thương gân duỗi, mạch máu và thần kinh.
  •  Hội chứng ống cổ tay thứ phát
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật thay khớp bàn ngón tay nhân tạo - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Chỉnh hình trong bệnh Arthogryposis (viêm dính nhiều khớp bẩm sinh)- Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Chỉnh hình tật dính khớp quay trụ trên bẩm sinh - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Xạ hình xương, khớp với 99mTc – MDP - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật và điều trị trật khớp quay trụ dưới - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Thay đổi lối sống có thể điều trị rối loạn cương dương?
Thay đổi lối sống có thể điều trị rối loạn cương dương?

Các vấn đề về sức khỏe là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn cương dương nhưng đôi khi, nguyên nhân có thể đến từ các thói quen, lối sống hàng ngày.

5 thay đổi về chế độ ăn khi đang cố gắng có thai
5 thay đổi về chế độ ăn khi đang cố gắng có thai

Đừng đợi cho đến khi mang thai mới thay đổi thói quen ăn uống. Hãy thay đổi ngay từ bây giờ để đảm bảo em bé của bạn có một khởi đầu khỏe mạnh.

Thủ Dâm Có Làm Thay Đổi Kích Thước Dương Vật Không?
Thủ Dâm Có Làm Thay Đổi Kích Thước Dương Vật Không?

Thủ dâm là một hành động sinh lý bình thường và sẽ không ảnh hưởng đến kích thước của dương vật.

Tâm sự bà bầu: Đối phó với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm
Tâm sự bà bầu: Đối phó với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm và mang thai có thể làm cho bạn cảm thấy một loạt các cảm xúc. Dưới đây là bí quyết, lời khuyên và những lời sáng suốt từ phụ nữ đã đối phó với bệnh hồng cầu lưỡi liềm khi mang bầu.

Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Thực tế là hơn một nửa số phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm vẫn sinh thường.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  986 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  925 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!

Dùng thay đổi ibuprofen và acetaminophen có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  563 lượt xem

Bác sĩ cho hỏi, Dùng thay đổi ibuprofen và acetaminophen có an toàn cho bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Xăm hình khi đang mang thai có được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4297 lượt xem

Bác sĩ ơi, tôi có nên xăm hình khi đang mang thai không ạ? Việc xăm hình có gây ảnh hưởng gì cho thai nhi không? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ hơn 2 tháng 2 ngày không thấy đi ngoài có bị làm sao không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  388 lượt xem

Bé nhà em bình thường 1 ngày đi ngoài khoảng 3 đến 4 lần. Nhưng 2 ngày gần đây em chưa thấy bé đi ngoài. Hiện bé đã dược 2 tháng 13 ngày rồi ạ. Em cho bé bú sữa mẹ, kết hợp cả sữa công thức. Em có sờ bụng bé nhưng không thấy bụng căng cứng, ấn vào cũng ko thấy bé khóc. Bé có bị làm sao không ạ? Hàng ngày bé vẫn chơi và bú bình thường ạ.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây