Xạ hình xương, khớp với 99mTc – MDP - Bộ y tế 2017
I. NGUYÊN LÝ
Ghi hình xương bằng đồng vị phóng xạ dựa trên nguyên lý là các vùng xương bị tổn thương hay vùng xương bị phá huỷ thường đi kèm với tái tạo xương mà hệ quả là tăng hoạt động chuyển hoá và quay vòng canxi và phospho. Nếu dùng các DCPX có chuyển hoá tương đồng với canxi và phospho (99mTc –MDP) thì chúng sẽ tập trung tại các vùng tái tạo xương cao hơn hẳn so với tổ chức xương bình thường. Như vậy những nơi xương bị tổn thương sẽ có hoạt độ phóng xạ cao hơn so với tổ chức xương lành xung quanh dễ dàng phát hiện được trên xạ hình, SPECT xương.
II. CHỈ ĐỊNH
- Các bệnh ung thư xương nguyên phát và các di căn ung thư vào xương.
- Xác định vị trí tổn thương xương để chọc dò, sinh thiết.
- Đánh giá đau xương, chấn thương, gãy xương, các bệnh chuyển hoá xương.
- Phát hiện và đánh giá những bệnh viêm nhiễm, hoại tử vô mạch, đau giả xương.
- Đánh giá đáp ứng điều trị hoá chất, điều trị phóng xạ, điều trị bằng kháng sinh hoặc các điều trị khác...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có thai hoặc đang cho con bú.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
- Điều dưỡng Y học hạt nhân
- Cán bộ hóa dược phóng xạ
- Kỹ thuật viên Y học hạt nhân
2. Phương tiện, thuốc phóng xạ
- Máy ghi đo: máy Gamma Camera, SPECT có trường nhìn rộng, Collimator năng lượng thấp, đa mục đích, độ phân giả cao. Máy chuẩn liều bức xạ gamma, máy đo rà bức xạ gamma.
- Thuốc phóng xạ:
- Hợp chất đánh dấu: MPD (methylene diphosphonate), dạng kít bột đông khô
- Đồng vị phóng xạ: Tc99m; liều 0,25 mCi/kg (2-15 mCi) với trẻ em; tiêm tĩnh mạch.
3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao
- Bơm tiêm 1ml,3ml,5ml,10ml.
- Kim lấy thuốc, kim tiêm, kim luồn, dây nối.
- Bông, cồn, băng dính.
- Găng tay, khẩu trang; mũ, áo choàng y tế cho những người thực hiện KT.
4. Chuẩn bị người bệnh
- Phổ biến cho người bệnh sau khi tiêm thuốc phóng xạ cần uống nhiều nước (1-2 lít nước, 20ml/kg), đi tiểu thường xuyên. Đi tiểu trước khi ghi hình, trẻ nhỏ cần thay bỉm trước khi ghi hình. Tránh dây nước tiểu vào cơ thể.
- Tháo các đồ trang sức hoặc vật dùng bằng vàng, bạc, kim loại khi nằm trên bàn ghi đo.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tách chiết - Đánh dấu DCPX
- Chiết Tc99m từ bình chiết Mo-Tc
- Bơm dung dịch Tc99m pertechnetate vào lọ MDP, lắc tan, ủ trong 20-30 phút ở nhiệt độ phòng.
- Hút liều DCPX Tc99m-MDP cho mỗi người bệnh.
2. Tiêm DCPX và ghi đo
- Tiêm tĩnh mạch DCPX Tc99m-MDP liều đã tính cho mỗi người bệnh.
- Ghi hình sau tiêm 2,0 -3,0 giờ.
- Tư thế người bệnh : nằm ngửa, hai tay để dọc theo người.
- Sử dụng collimator độ phân giải cao, năng lượng thấp (LEHR), cửa sổ năng lượng 20%.
- Ghi hình phẳng toàn thân 2 bình diện trước, sau, 8-10 cm/phút với trẻ em.
- Ghi hình tĩnh thêm tại các vị trí tổn thương khi cần thiết, 200.000-800.000 count/hình.
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
1. Hình ảnh bình thường
- Hình ảnh vị trí vùng xương ghi đo được tái tạo trên 3 mặt phằng: axial, coronal, sagittal. Chất phóng xạ tập trung đồng đều, cân đối, không có vùng khuyết hoặc tăng hoạt độ phóng xạ bất thường.
2. Hình ảnh bệnh lý
- Tại những vùng xương, khớp bị tổn thương có hình ảnh ổ tăng, giảm hoặc khuyết hoạt độ phóng xạ bất thường so với tổ chức xương xung quanh.
VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Kỹ thuật ghi hình an toàn, hầu như không có tai biến gì trong và sau chụp hình.
- Dị ứng với DCPX: hiếm gặp, nếu có dùng các thuốc chống dị ứng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Vấn đề loãng xương thường không được phát hiện cho đến khi xương quá yếu và bị gãy. Khi đã bị gãy xương một lần do loãng xương thì sẽ rất dễ tiếp tục bị gãy trong tương lai.
Vì vitamin D quan trọng đối với sự phát triển của xương nên nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu về lợi ích của việc bổ sung vitamin D đối với tình trạng đau nhức xương khớp.
Viêm khớp và loãng xương đều là những tình trạng mạn tính xảy ra với xương. Viêm khớp là tình trạng viêm, sưng đau ở một hoặc nhiều khớp. Loãng xương là tình trạng khối lượng và mật độ xương giảm, khiến xương yếu đi và có thể dẫn đến gãy xương.
Loãng xương là tình trạng khiến xương trở nên yếu và giòn hơn. Viêm khớp là tình trạng khớp bị viêm, gây đau đớn và sưng tấy. Đôi khi, chứng loãng xương có thể là kết quả của chứng viêm khớp do viêm khớp gây cản trở khả năng vận động và ít hoạt động thể chất sẽ khiến xương trở nên kém chắc khỏe. Tuy nhiên, một số loại viêm khớp trực tiếp làm tăng nguy cơ loãng xương.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây sưng đau khớp. Căn bệnh này còn có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng.
- 1 trả lời
- 761 lượt xem
- Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho tôi biết khi nào em bé trong bụng sẽ tụt xuống được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 4557 lượt xem
Bác sĩ ơi, tôi có nên xăm hình khi đang mang thai không ạ? Việc xăm hình có gây ảnh hưởng gì cho thai nhi không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1623 lượt xem
Object
- 1 trả lời
- 2977 lượt xem
Năm nay em 21 tuổi, mang thai lần đầu. Khi thai được 14 tuần, em đi siêu âm, các chỉ số như sau: Tim thai 135l/p, đường kính lưỡng đỉnh 26mm, đường kính ngang bụng 25mm, chiều dài xương đùi 13mm, chu vi bụng 80mm, cân nặng 93g và xương mũi 2.3mm. Bs bảo xương mũi bé hơi ngắn, cần theo dõi thêm và hẹn tháng sau tái khám. Em và chồng đều có sống mũi cao. Xem trên mạng thấy nói "xương mũi ngắn thường liên quan đến bệnh Down" nên em rất lo lắng. Nhờ bs giải đáp giúp ạ?
- 1 trả lời
- 1033 lượt xem
Bé nhà em đang được 6 tháng. Tuy nhiên trên đỉnh đầu của bé lại có cái gờ xương nổi lên. Khi bé được 5 tháng rưỡi thì em cho bé đi khám ở khoa Thần Kinh ở bệnh viện Xanh Pôn. Bác sĩ kết luận là thóp đầu của bé chưa liền hẳn, khi nào bé được 1 tuổi thì đến khám lại. Em rất lo, không biết bé như vậy có bị làm sao không ạ?