Tại sao khớp bị đau vào thời kỳ mãn kinh?
Ngoài bốc hỏa, đổ nhiều mồ hôi, khó ngủ và thay đổi tâm trạng, thơi kỳ mãn kinh còn gây ra nhiều triệu chứng khác và một trong số đó là đau khớp. Trên thực tế, đau khớp là một trong những triệu chứng phổ biến nhất vào thời kỳ mãn kinh.
Ước tính có hơn 50% phụ nữ bị đau khớp hoặc viêm khớp trong thời kỳ mãn kinh. (1)
Đau khớp vào thời kỳ mãn kinh có thể là do sự thay đổi nồng độ hormone nhưng cũng có thể là do các yếu tố khác gây nên. Liệu pháp hormone thay thế (HRT) và một số loại thuốc khác có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu vào thời kỳ mãn kinh, bao gồm cả đau khớp. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử các biện pháp giảm đau tự nhiên, ví dụ như chườm và điều chỉnh lối sống để đối phó với tình trạng đau khớp.
Tại sao khớp bị đau vào thời kỳ mãn kinh?
Theo nghiên cứu vào năm 2010, sự sụt giảm nồng độ estrogen vào thời kỳ mãn kinh có thể là nguyên nhân gây đau khớp. (2)
Homrone estrogen giúp bảo vệ khớp và giảm viêm. Hormrone này còn ảnh hưởng đến chức năng của cơ, gân và dây chằng. Nồng độ estrogen cân bằng là điều cần thiết để các bộ phận của cơ thể khỏe mạnh và hoạt động bình thường.
Bệnh viêm khớp có thể bắt đầu xảy ra hoặc tăng nặng vào thời kỳ mãn kinh và đây cũng có thể là nguyên nhân gây đau khớp mạn tính ở giai đoạn này. Khi bước vào tuổi mãn kinh, phụ nữ sẽ có nguy cơ bị loãng xương và thoái hóa khớp cao hơn. Điều này cũng có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố.
Triệu chứng viêm khớp trong thời kỳ mãn kinh
Các triệu chứng tùy thuộc vào loại viêm khớp và vị trí khớp bị viêm nhưng các triệu chứng thường gặp gồm có:
- Sưng và đau khớp
- Cứng khớp
- Giảm phạm vi chuyển động
- Tiếng lục cục hoặc lạo xạo ở khớp khi cử động
- Đau cơ
- Mệt mỏi
- Biến dạng khớp nếu tình trạng nghiêm trọng
Điều trị đau khớp trong thời kỳ mãn kinh
Theo nghiên cứu vào năm 2010, một trong những cách tốt nhất để điều trị đau khớp do mãn kinh là tăng cường vận động. Hoạt động thể chất sẽ giúp giảm đau và cứng khớp. Tập thể dục thường xuyên còn giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh hoặc giảm cân và giảm áp lực lên khớp.
Các cách khác để giảm đau khớp vào thời kỳ mãn kinh gồm có:
- Ăn các loại thực phẩm chống viêm, ví dụ như:
- Các loại cá béo như cá hồi, cá trích
- Các loại hạt như óc chó, hạt dẻ cười, macca
- Các loại quả mọng như mâm xôi, việt quất
- Bông cải xanh
- Rau màu xanh đậm
- Quả bơ
- Trà xanh
- Dầu ô liu
- Giảm stress bằng cách:
- Thiền
- Tập yoga
- Trị liệu
- Bỏ thuốc lá nếu hút
- Châm cứu
- Dùng thuốc giảm đau
- Chườm lạnh hoặc chườm nóng
- Sử dụng liệu pháp hormone thay thế (HRT)
- Uống bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe khớp
Điều trị các triệu chứng khác của thời kỳ mãn kinh, chẳng hạn như mệt mỏi, mất ngủ cũng có thể giúp giảm đau khớp.
Đau khớp có hết sau mãn kinh không?
Nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng đau cơ xương khớp thường xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh nhưng tình trạng này có thể kéo dài đến giai đoạn hậu mãn kinh (sau khi mãn kinh). Trên thực tế, càng có tuổi thì phụ nữ càng có nguy cơ cao bị đau cơ xương khớp mức độ từ vừa đến nặng.
Tình trạng đau khớp có thể là mạn tính, đặc biệt là khi bị bệnh viêm khớp. Liệu pháp hormone thay thế có thể giúp kiểm soát nhiều triệu chứng mãn kinh, bao gồm cả đau khớp.
Các câu hỏi thường gặp
Đau khớp do mãn kinh có tự khỏi không?
Tình trạng đau khớp thường kéo dài ngay cả sau khi đã mãn kinh. Hầu hết phụ nữ đều phải chịu các cơn đau khớp trong suốt quãng đời còn lại. Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm đau khớp và cải thiện khả năng cử động, chẳng hạn như dùng thuốc và tập thể dục.
Bệnh viêm khớp dạng thấp thường gây đau ở những khớp nào?
Bệnh viêm khớp dạng thấp thường gây đau ở cổ tay, ngón tay và ngón chân nhưng triệu chứng cũng có thể xảy ra ở cả các khu vực khác, gồm có đầu gối, khuỷu tay, mắt cá chân và cổ.
Nên dùng những loại thực phẩm chức năng nào để giảm đau khớp vào thời kỳ mãn kinh?
Một số thực phẩm chức năng có thể giúp giảm đau khớp gồm có dầu cá, collagen thủy phân và curcumin (hợp chất có trong củ nghệ). Ngoài ra, nếu bị thiếu hụt, bạn có thể uống canxi và vitamin D để cải thiện sức khỏe khớp.
Tóm tắt bài viết
Cứng khớp, sưng và đau khớp là những vấn đề mà nhiều phụ nữ gặp phải khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Những triệu chứng này có thể là do nồng độ estrogen thấp nhưng cũng có thể là do các nguyên nhân khác, chẳng hạn như bệnh viêm khớp.
Nếu bị đau khớp mạn tính và nguyên nhân là do thiếu estrogen, bạn nên trao đổi với bác sĩ về liệu pháp hormone thay thế. Nếu đau khớp là do viêm khớp thì phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào loại viêm khớp. Ăn nhiều thực phẩm chống viêm và tập thể dục thường xuyên cũng sẽ giúp giảm đau khớp.
Rất nhiều phụ nữ còn chưa hiểu rõ về những gì có thể xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh sau khi đặt vòng tránh thai nội tiết. Một số người cho rằng khi đặt loại vòng tránh thai này thì các dấu hiệu, triệu chứng tiền mãn kinh sẽ không còn biểu hiện rõ hoặc vòng tránh thai sẽ giúp phụ nữ cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn này. Liệu có đúng là như thế không?
Sự thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ mãn kinh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu mà phổ biến nhất là bốc hỏa, thay đổi tâm trạng, khô âm đạo và đổ mồ hôi về đêm. Nhiều phụ nữ còn gặp phải những triệu chứng ở da, chẳng hạn như khô da và ngứa ngáy.
Bên cạnh những thay đổi về thể chất, phụ nữ sẽ còn gặp phải những thay đổi về tâm lý, tinh thần trong thời kỳ mãn kinh.
Khi đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ sẽ gặp phải nhiều dấu hiệu, triệu chứng khác nhau và mệt mỏi là một trong số đó.
Chướng bụng cũng là một trong những dấu hiệu, triệu chứng có thể xảy ra vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh hoặc thậm chí còn kéo dài đến tận sau khi mãn kinh.