Sinh thiết da bằng kim chuyên dụng (Punch Biopsy) - Bộ y tế 2014
I. ĐẠI CƯƠNG
- Tổn thương da là triệu chứng thường gặp trong bệnh lý cơ xương khớp. Tổn thương da có thể xuất hiện đơn độc ở giai đoạn sớm, hoặc phối hợp với các triệu chứng khác ở cơ xương khớp. Tổn thương da có thể gặp trong các bệnh cơ xương khớp như: Bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống, viêm da cơ, bệnh still người lớn, viêm mạch nhỏ, viêm khớp vẩy nến), bệnh lý nhiễm trùng ngoài da, bệnh lý da (ung thư da – thường gặp tại chuyên khoa Da liễu).
- Sinh thiết da là phương pháp hữu hiệu để lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm giải phẫu bệnh, vi sinh và nhuộm hóa mô miễn dịch nếu cần.
- Các phương pháp sinh thiết da gồm: Sinh thiết cạo gọt (Shave biopsy) lấy những tổn thương da trên bề mặt lớp thượng bì và trung bì; sinh thiết dùi lỗ (Punch biopsy) để lấy bệnh phẩm bao gồm toàn bộ cả ba lớp thượng bì, trung bì và hạ bì đến lớp mỡ dưới da; sinh thiết rạch cắt (Incisional biopsy) để lấy tổn thương rộng và sâu tại những vị trí tổn thương da phức tạp.
- Sinh thiết dùi lỗ (Punch biopsy): là phương pháp sinh thiết da đơn giản, dễ áp dụng cho các bác sĩ thực hành lâm sàng với dụng cụ sinh thiết chuyên dụng đơn giản có kích thước khác nhau, có thể sinh thiết vị trí tổn thương một cách sắc gọn, ít chảy máu, thời gian tiến hành sinh thiết nhanh.
- Vì vậy chúng tôi tiến hành xây dựng quy trình sinh thiết da dùi lỗ (Punch biopsy) với mục tiêu đưa một kỹ thuật mới để góp phần chẩn đoán xác định bệnh cũng như mức độ thương tổn một số bệnh lý cơ xương khớp có tổn thương da.
II. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Chỉ định: chỉ định sinh thiết da Punch biopsy trong các trường hợp sau;
- Tổn thương da trong bệnh lý hệ thống
- Bệnh lý da (nghi ngờ ung thư da)
- Tổn thương da nghi do nhiễm trùng (giải phẫu bệnh và nuôi cấy vi sinh)
2. Chống chỉ định:
- Bệnh lý rối loạn đông máu
III. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện (chuyên khoa)
- 01 Bác sỹ: là bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chuyên khoa da liễu được đào tạo
- 01 Điều dưỡng
2. Phương tiện
Bộ dụng cụ sinh thiết bao gồm:
- Kim sinh thiết chuyên dụng (Punch biopsy)
- Kìm có mấu
- Kéo nhỏ
- Kim và chỉ khâu kích thước từ: 3.0; 4.0; 5.0
- Gạc thấm N2
- Khăn vô khuẩn có lỗ
- Băng dính
- Xylanh 5ml
- Lidocain 2% (gây tê)
Hình minh họa: Kim sinh thiết punch biopsy
Nguồn: J Am Board Fam Pract. 1996 Nov-Dec;9(6):397-404
3. Người bệnh
- Người bệnh cần được giải thích về mục đích, tính an toàn của thủ thuật; ký giấy cam đoan làm thủ thuật
- Được làm các xét nghiệm: Đông máu cơ bản, HIV, HBsAg
4. Hồ sơ bệnh án
- Theo mẫu quy định
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Thực hiện tại phòng thủ thuật vô trùng
- Kiểm tra phiếu chỉ định và hồ sơ bệnh án
- Giải thích về thủ thuật và cho người bệnh ký giấy cam đoan làm thủ thuật
- Xác định và đối chiếu với phiếu chỉ định vị trí da tổn thương cần tiến hành sinh thiết
- Sát trùng vị trí cần sinh thiết
- Gây tê tại chỗ xung quanh và dưới da vị trí định sinh thiết
- Tiến hành sinh thiết da bằng kim chuyên dụng punch biopsy với kỹ thuật như sau (hình minh họa):
- Véo da vùng định sinh thiết lên cao bằng hai ngón tay
- Đặt kim sinh thiết vuông góc với mặt da
- Ấn kim sinh thiết từ từ và đủ mạnh để lưỡi dao của kim cắt gọn xuống đến lớp mỡ dưới da.
- Xoay kim theo chiều kim đồng hồ 2 vòng để cắt tổ chức
- Rút kim ra từ từ và hạ kim xuống sát mặt da để cắt rời đoạn da đã sinh thiết
- Nếu đoạn da đã sinh thiết chưa đứt chân, cần lấy kìm có mấu và kéo nhỏ cắt chân đoạn da đã sinh thiết
- Khâu da vị trí đã sinh thiết khi kích thước kim sinh thiết trên 3 mm
- Sát trùng và băng vết thương
7. Xử trí bệnh phẩm
- Bệnh phẩm sẽ được bảo quản trong ống nghiệm chứa phoóc môn nếu dự định làm giải phẫu bệnh
- Bệnh phẩm sẽ được bảo quản trong ống nghiệm vô trùng nếu dự định làm xét nghiệm vi sinh (soi tươi vi khuẩn, nấm; nuôi cấy, PCR)
- Bệnh phẩm được đưa lên phòng xét nghiệm trong vòng 2 giờ
8. Chăm sóc người bệnh
- Băng vị trí sinh thiết
- Dặn người bệnh không cho nước tiếp xúc với vị trí sinh thiết và hạn chế vận động vị trí sinh thiết trong vòng 24 giờ
- Thay băng và rửa vết thương hàng ngày
- Cắt chỉ sau 7 – 10 ngày
V. THEO DÕI
- Tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng nhiễm trùng thứ phát nếu có
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Chảy máu sau sinh thiết: rất ít xảy ra vì kích thước sinh thiết nhỏ, khâu da và tổ chức dưới da sẽ cầm được máu
- Nhiễm khuẩn tại chỗ: biểu hiện là sưng nóng đỏ đau tại chỗ, điều trị bằng kháng sinh và thay băng sát khuẩn hàng ngày.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018
Lý do dùng băng vệ sinh bị ngứa vùng kín chị em là gì? Đâu là nguyên nhân và có những biện pháp điều trị như thế nào. Hãy cùng chuyên gia theo dõi nội dung bài viết sau nhé!
Sinh thiết cổ tử cung là một công cụ chẩn đoán và điều trị tiền ung thư và ung thư cổ tử cung.
Sinh thiết bàng quang là một thủ thuật xâm lấn được sử dụng trong chẩn đoán bệnh, trong đó bác sĩ lấy các tế bào hoặc mô từ bàng quang và sau đó quan sát, phân tích dưới kính hiển vi. Phương pháp sinh thiết bàng quang phổ biến là đưa ống có gắn camera và kim qua niệu đạo vào bàng quang.
Hướng dẫn cách sử dụng bao cao su bằng miệng an toàn? Cẩn thận mở gói bao cao su, tránh việc làm rách do vật dụng hoặc móng tay gây ra. Đặt bao cao su trong miệng và đầu bình chứa hướng bên trong
Nếu bạn sinh con trước 37 tuần sẽ được gọi là sinh non và con bạn được coi là non.
- 1 trả lời
- 1031 lượt xem
Vợ tôi bị viêm da cơ địa ở 2 bàn chân khá nặng. Đi khám, bác sĩ kê cho mấy loại thuốc có chứa corticoid. Nhưng tôi tra mạng thấy corticoid có nhiều tác dụng phụ rất hại. Vậy có nhất thiết phải dùng corticoid không?
- 1 trả lời
- 1439 lượt xem
- Bác sĩ ơi, khi mang thai tôi rất sợ mình bị ốm. Vì lúc đó sẽ phải dùng kháng sinh. Bác sĩ cho tôi hỏi dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 994 lượt xem
Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?
- 1 trả lời
- 1753 lượt xem
Nghe nói, thuốc Cyclogest 400mg có tác dụng phục hồi vết mổ trên tử cung, giảm nguy cơ sanh non. Nếu dùng liên tục trong 3 tháng cuối, mỗi ngày đặt hậu môn 1 viên có ảnh hưởng gì ko ạ?
- 1 trả lời
- 648 lượt xem
Em bị u nang tuyến vú (lành tính) và viêm xoang nên buộc phải dùng: 3 loại thuốc Ardineclav, Alphadeka DK 8.4mg, Loxcip 180mg (uống trong 10 ngày) và 2 loại Seromin và Bsone (uống trong 30 ngày). Sau khi ngưng các loại thuốc này bao lâu thì em có thể mang thai được ạ?