1

Sinh thiết phần mềm bằng súng Fastgun dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh lý phần mềm là một nhóm bệnh thường gặp trong thực hành chuyên ngành thấp khớp học cũng như trong các chuyên ngành khác như u bướu, truyền nhiễm... Tổn thương phần mềm rất đa dạng, có thể là ở tổ chức cơ, mỡ, xơ, tổ chức dưới da, hạch, thần kinh... dưới dạng các tổn thương viêm, áp xe, u lành hay ác tại chỗ hoặc dưới dạng khối thâm nhiễm tổ chức phần mềm do di căn... Để chẩn đoán xác định bệnh nhiều khi cần phải sinh thiết các tổ chức đó để lấy bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh. Vì vậy việc sinh thiết phần mềm bằng dụng cụ chuyên dụng trong đó có súng Fastgun dưới hướng dẫn của siêu âm cung cấp cho chúng ta một dụng cụ hữu ích để chẩn đoán bệnh lý phần mềm.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Các tổn thương phần mềm dạng khối tổ chức đặc nằm ở sâu dưới da (xác định dưới siêu âm hoặc CT scan, cộng hưởng từ) hoặc vùng tổ chức cơ cần thăm dò xác định bản chất.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Bệnh lý rối loạn đông cầm máu.
  •  Tổn thương nằm ở các tạng sâu như gan, thận, lách, đại trực tràng... các kỹ thuật sinh thiết do các chuyên khoa tương ứng như tiêu hóa, thận tiết niệu... thực hiện.
  •  Các tổn thương nằm sát các vị trí có nguy cơ cao gây tổn thương như sát mạch máu, thần kinh, tim phổi...
  •  Chống chỉ định tương đối: khối tổ chức nghi chứa dịch lỏng (cần hút dịch dưới siêu âm), có các nhiễm khuẩn tại vị trí sinh thiết (cần điều trị hết nhiễm trùng).
  •  Thận trọng với người bệnh có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh máu. Chỉ thực hiện thủ thuật khi các bệnh lý trên đã được kiểm soát tốt.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện (chuyên khoa)

  •  01 bác sỹ thực hiện thủ thuật: là bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp đã được đào tạo.
  •  01 bác sỹ siêu âm.
  •  01 điều dưỡng phụ.

2. Phương tiện

  •  Phòng Thủ thuật vô trùng.
  •  01 máy siêu âm màu/ đen trắng có ít nhất 2 đầu dò: 01 đầu dò cong (convex) tần số 3,5 MHz và 01 đầu dò phẳng (linear) tần số tối thiểu 7,5 MHz.
  •  Súng Fastgun (hình dưới).

  •  Kim sinh thiết chuyên dụng đi kèm súng Fastgun, đường kính 14,16,18 Gauge, dài 25 cm.
  •  Hộp thuốc chống sốc theo quy định.
  •  Hộp đựng dụng cụ vô trùng (xăng có lỗ, kẹp có mấu, bông băng gạc...).
  •  Bông, cồn 70o, dung dịch Betadin hoặc cồn iốt, băng dính y tế/ băng dính Urgo.
  •  Thuốc: gây tê xylocain 2% loại ống 2; 5ml.
  •  Ống đựng bệnh phẩm chứa formon, lam kính, nhãn dán / bút viết trực tiếp trên lam kính, ống nuôi cấy vi khuẩn/ nấm...

3. Người bệnh

  •  Cần được kiểm tra các chỉ định, chống chỉ định.
  •  Hình ảnh siêu âm và/ hoặc CT scan, và/hoặc cộng hưởng từ khối phần mềm tổn thương.
  •  Giải thích BN: mục đích, tai biến của thủ thuật; ký giấy cam đoan làm thủ thuật
  •  Làm các xét nghiệm cơ bản như đông máu cơ bản, nhóm máu, HIV, HbsAg, các xét nghiệm huyết học, sinh hóa cơ bản.

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Theo mẫu quy định

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thực hiện tại phòng thủ thuật xương khớp vô khuẩn theo quy định

  1.  Kiểm tra hồ sơ bệnh án , chỉ định, chống chỉ định
  2.  Siêu âm kiểm tra lại vị trí khối u, kích thước, đường dự định sinh thiết, đo chiều sâu mũi kim.
  3.  Sát trùng tại chỗ bằng dung dịch Betadin, trải săng vô khuẩn có lỗ.
  4.  Bọc đầu dò siêu âm bằng găng vô khuẩn.
  5.  Gây tê tại chỗ bằng xylocain dưới hướng dẫn của siêu âm.
  6.  Rạch da tại chỗ gây tê, khoảng 0,3 cm.
  7.  Lắp kim vào súng Fastgun, lên lẫy cò súng ở mức 1 cm, 2 cm tùy kích thước của khối u.
  8.  Xuyên kim qua vết rạch trên da vào khối tổn thương dưới hướng dẫn của siêu âm, đến vị trí định trước, sau đó đẩy lẫy để bắn kim sinh thiết.
  9.  Rút kim ra khỏi khối u, lấy bệnh phẩm. Yêu cầu bệnh phẩm dài từ 1-2 cm, giống như lõi bút chì là đạt tiêu chuẩn. Nếu bệnh phẩm nhỏ, vụn có thể sinh thiết lần 2,3.
  10. Cho bệnh phẩm vào ống đựng bệnh phẩm theo đúng quy định.
  11.  Chăm sóc người bệnh ngay sau sinh thiết:
  •  Theo dõi tình trạng chảy máu tại chỗ ngay sau sinh thiết, nếu có cần băng ép chặt.
  •  Dán băng dính.
  •  Dặn BN không cho nước tiếp xúc với vị trí sinh thiết.
  •  Sau 24 h mới bỏ băng dính và rửa nước bình thường vào chỗ vừa sinh thiết.

VI. THEO DÕI

  •  Chỉsố theo dõi: mạch, HA, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm trong 24h
  •  Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra (bên dưới) sau 24 h

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Đau tăng sau khi sinh thiết, có thể bổ xung giảm đau paracetamol.
  •  Chảy máu sau sinh thiết, cần băng ép chặt.
  •  Nhiễm khuẩn phần mềm tại chỗ do thủ thuật sinh thiết (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ, tràn dịch => điều trị kháng sinh.
  •  Phản ứng thần kinh thực vật: đôi khi người bệnh cảm thấy hơi nhức đầu hoặc xây xẩm trong lúc làm hoặc sau khi làm, rất hiếm khi bị ngất.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Sinh thiết phần mềm bằng kim chuyên dụng dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm để chẩn đoán các tổn thương phần mềm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Sinh thiết màng hoạt dịch khớp dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Sinh thiết xương dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm để chẩn đoán tổn thương hạch - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Sinh thiết chóp cổ tử cung bằng dao mổ
Sinh thiết chóp cổ tử cung bằng dao mổ

Sinh thiết cổ tử cung là một công cụ chẩn đoán và điều trị tiền ung thư và ung thư cổ tử cung.

Tử cung hai sừng là gì và ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Tử cung hai sừng là gì và ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?

Tử cung hai sừng là một vấn đề bất thường bẩm sinh, có nghĩa là tử cung không phát triển bình thường ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Khi nào cần sinh thiết bàng quang?
Khi nào cần sinh thiết bàng quang?

Sinh thiết bàng quang là một thủ thuật xâm lấn được sử dụng trong chẩn đoán bệnh, trong đó bác sĩ lấy các tế bào hoặc mô từ bàng quang và sau đó quan sát, phân tích dưới kính hiển vi. Phương pháp sinh thiết bàng quang phổ biến là đưa ống có gắn camera và kim qua niệu đạo vào bàng quang.

7 loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
7 loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Các thuốc Steroid như cortisone, prednisone hoặc một số loại thuốc chống cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam giới và phụ nữ.

Độ tuổi của phụ nữ ảnh hưởng đến trứng và khả năng sinh sản
Độ tuổi của phụ nữ ảnh hưởng đến trứng và khả năng sinh sản

Khả năng sinh sản tự nhiên bị suy giảm khi phụ nữ có tuổi, nhưng sự suy giảm này là ít khi so với sự lão hóa đang xảy ra ở xương, da và hầu hết các cơ quan trên cơ thể.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  762 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

Độ tuổi bắt đầu hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1052 lượt xem

Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1126 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Nhiệt tỏa ra từ laptop có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  997 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhiều người nói rằng nhiệt lượng tỏa ra từ máy tính xách tay sẽ làm suy giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ và đàn ông. Điều này có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Nhiễm nấm men có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  919 lượt xem

- Bác sĩ ơi, nhiễm nấm men có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây