1

Siêu âm phần mềm - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Siêu âm có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý cơ xương khớp, đặc biệt là bệnh lý phần mềm. Siêu âm giúp quan sát các tổn thương ở da, tổ chức dưới da, cơ và dây thần kinh. Từ đó giúp phát hiện các tổn thương bệnh lý: viêm áp xe, các khối u phần mềm, các khối tụ máu, tụ dịch mà trên lâm sàng khó phát hiện được.
  • Hiện nay, siêu âm cơ xương khớp trong đó bao gồm cả siêu âm phần mềm là xét nghiệm có giá trị, an toàn và kinh tế trong chẩn đoán và điêu trị một số bệnh lý cơ xương khớp.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Các tổn thương viêm, chấn thương phần mềm
  •  Các khối u phần mềm không rõ vị trí, bản chất.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Không có chống chỉ định tuyệt đối
  •  Thận trọng khi có tổn thương da hở vùng phần mềm có chỉ định siêu âm, cần bọc đầu dò siêu âm bằng dụng cụ vô khuẩn; dùng gel vô khuẩn hoặc nước muối sinh lý khi thực hiện kỹ thuật siêu âm.

IV. CHUẨN BỊ

4.1. Người thực hiện (chuyên khoa)

  •  01 bác sỹ đã được đào tạo và có chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp và chứng chỉ siêu âm.
  •  01 điều dưỡng điều hành người bệnh và ghi chép kết quả.

4.2. Phương tiện

  •  01 máy siêu âm đen trắng hoặc tốt nhất là máy siêu âm màu có doppler năng lượng.
  •  Có ít nhất hai đầu dò siêu âm: 01 đầu dò linear tần số ≥ 7.5 MHz khảo sát các tổn thương ở nông và 01 đầu dò convec 3.5-5 MHz để khảo sát các tổn thương ở sâu như cơ thắt lưng chậu, cơ mông, cơ đùi...

4.3. Chuẩn bị người bệnh

  •  Người bệnh được giải thích trước khi làm siêu âm
  •  Tư thế người bệnh phù hợp với vị trí siêu âm
  •  Có chỉ định của bác sỹ

4. Hồ sơ bệnh án, giấy chỉ định

  • Hồ sơ bệnh án, phiếu chỉ định siêu âm theo quy định

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Thực hiện tại phòng siêu âm theo quy định
  •  Kiểm tra hồ sơ bệnh án, giấy chỉ định siêu âm
  •  Kiểm tra máy siêu âm và đầu dò
  •  Cho gel vào đầu dò siêu âm
  •  Siêu âm phần mềm được thực theo các mặt cắt quy định tùy thuộc vào vị trí giải phẫu cần thăm khám.
  •  Bác sỹ đọc kết quả siêu âm và kiểm tra lại kết quả sau khi điều dưỡng đã ghi chép.
  •  Điều dưỡng trả kết quả siêu âm cho người bệnh, dặn dò người bệnh chuyển kết quả tới bác sỹ chỉ định.
  •  Vệ sinh đầu dò siêu âm bằng gạc mềm.

VI. THEO DÕI

  • Siêu âm phần mềm là một thăm dò không can thiệp nên an toàn, không cần theo dõi sau siêu âm

VII. TAI BIẾN

  • An toàn, không có tai biến
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm để chẩn đoán các tổn thương phần mềm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút ổ viêm/ áp xe phần mềm dưới hướng dẫn của siêu âm- Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Sinh thiết phần mềm bằng súng Fastgun dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Sinh thiết phần mềm bằng kim chuyên dụng dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Các phản ứng quá mẫn với vắc xin - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
"Điểm danh" 12 phản ứng phụ gây khó chịu cho bà bầu
"Điểm danh" 12 phản ứng phụ gây khó chịu cho bà bầu

Mang thai là một điều thật tuyệt diệu, nhưng một số phản ứng phụ của nó có thể gây khó chịu, bối rối và cực kỳ phiền nhiễu. Chúng tôi đang muốn nói đến việc thải chất lỏng cơ thể quá nhiều hoặc tình trạng ngứa, sưng phù và đầy bụng.

Thai phụ dùng máy điện phân có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Thai phụ dùng máy điện phân có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, việc dùng máy điện phân trong khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Bác sĩ hãy cho tôi một lời khuyên với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Những lưu ý khi sử dụng phân bón lúc mang thai
Những lưu ý khi sử dụng phân bón lúc mang thai

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tôi đang mang thai thì sử dụng phân bón có an toàn cho thai nhi không ạ! Bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé!

Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sốc phản vệ xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn, phản ứng với một chất vô hại như thể nó là một mối đe dọa nghiêm trọng. Điều này kích hoạt cơ thể giải phóng histamin và các hóa chất khác, gây ra một số triệu chứng - một số trong đó có thể đe dọa tính mạng.

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Em bé hay bị nấc cụt, thai 32 tuần, siêu âm có nốt phản âm
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1650 lượt xem

Hiện tại em đang mang thai lần 2 , 32 tuần, từ 28-32 tuần em bé rất hay bị nấc cụt, ngày 3-4 lần và 32 tuần kết quả siêu âm có 1 nốt phản âm 1.6 mm, lúc 12 tuần em siêu âm độ mờ vai gáy là 1.7 mm. Bác sĩ cho em hỏi, em bé có vấn đề gì không ạ?

Hỏi về các chỉ số phần trăm trong kết quả siêu âm
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1400 lượt xem

Em đang mang thai ở tuần 34, hiện thai bị tăng trưởng chậm. Em muốn hỏi về các chỉ số % trong kết quả siêu âm là sao ạ? Các chỉ số % lớn hay nhỏ thì tốt cho sự phát triển của thai nhi ạ?

Siêu âm kết quả vị bách phân 5-95% là thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3631 lượt xem

Năm nay em 24 tuổi. Em đang mang thai lần đầu. Đi khám thai tuần thứ 25, em siêu âm thấy kết quả vị bách phân 5- 95% là sao ạ?

Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  848 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền trong gia đình không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  720 lượt xem

- Bác sĩ cho hỏi, các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền từ bố mẹ sang con không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây