1

Chọc hút ổ viêm/ áp xe phần mềm dưới hướng dẫn của siêu âm- Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Viêm hoặc áp xe phần mềm là một bệnh lý nhiễm khuẩn thường gặp trong bệnh lý cơ xương khớp. Chọc hút ổ viêm hoặc ổ áp xe nhằm cung cấp thông tin giúp cho chẩn đoán và điều trị bệnh. Chọc hút dịch làm xét nghiệm vi khuẩn học giúp xác định nguyên nhân gây ra ổ áp xe, từ đó giúp lựa chọn kháng sinh điều trị cho phù hợp và hiệu quả. Ngoài ra, chọc hút ổ viêm/ áp xe giúp giải phóng ổ mủ làm cho quá trình điều trị hiệu quả hơn, tránh vỡ ổ viêm/áp xe. Trong các trường hợp ổ viêm/ áp xe phần mềm ở sâu, việc chọc hút ổ tổn thương dưới siêu âm giúp cho thủ thuật an toàn và dễ dàng thực hiện hơn.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Hút dịch ổ viêm / áp xe phần mềm nhằm mục đích chẩn đoán
  •  Hút dịch khớp ổ viêm / áp xe phần mềm nhằm mục đích điều trị

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Các bệnh lý rối loạn đông máu.
  •  Nhiễm khuẩn ngoài da tại vị trí khớp định chọc hút
  •  Thận trọng với người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cần được kiểm soát tốt trước và sau khi tiến hành thủ thuật

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện (chuyên khoa)

  •  01 bác sỹ thực hiện thủ thuật: là bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp đã được đào tạo về thủ thuật chọc hút dịch khớp
  •  01 bác sỹ siêu âm: là bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh/ cơ xương khớp đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành siêu âm.
  •  01 điều dưỡng phụ.

2. Phương tiện

  • Phòng tiêm khớp đạt tiêu chuẩn chuyên môn
  • 01 máy siêu âm, đầu dò Linear có tần số tối thiểu 5 - 9 MHZ
  • Bộ dụng cụ tiêm khớp vô khuẩn ( săng có lỗ, kẹp có mấu, bông, gạc,...)
  • Túi vô trùng bọc đầu dò siêu âm (hoặc có thể dùng găng vô khuẩn bọc đầu dò siêu âm)
  • Găng vô khuẩn
  • Kim chọc hút (18Gauge, 20Gauge), bơm tiêm 10 ml, 20 ml.
  • Cồn 70o, cồn Iôt sát trùng, panh, băng dính vô khuẩn.
  • Lam kính, ống nghiệm vô khuẩn, ống nghiệm có Heparin chống đông
  • Thuốc gây tê Lidocain 2%.
  • Hộp dụng cụ chống sốc

3. Chuẩn bị người bệnh

  •  Người bệnh được giải thích trước về thủ thuật nhằm hợp tác với bác sỹ.
  •  Bệnh án hoặc các tài liệu (đơn thuốc, xét nghiệm, X quang,...) của người bệnh để thầy thuốc kiểm tra (nếu cần thiết) trước khi thực hiện thủ thuật
  •  Bác sỹ thăm khám lại người bệnh trước khi tiến hành chọc dịch.
  •  Chuẩn bị tư thế người bệnh: tùy theo vị trí ổ viêm / ổ áp xe

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Theo mẫu quy định

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CHỌC HÚT DỊCH KHỚP

Thực hiện tại phòng thủ thuật vô trùng

- Kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc đơn thuốc về chỉ định, chống chỉ định

- Kiểm tra máy siêu âm và đầu dò

- Kiểm tra ổ viêm/ áp xe phần mềm dưới siêu âm: chọn vị trí đặt đầu dò thích hợp

- Điều dưỡng sát khuẩn rộng vị trí chọc hút bằng dung dịch Betadin.

- Bác sỹ thực hiện thủ thuật sát trùng tay bằng cồn 70o, đi găng vô khuẩn, , trải săng vô khuẩn có lỗ.

- Bác sỹ siêu âm bọc đầu dò siêu âm bằng túi bọc đầu dò hoặc bằng găng vô khuẩn, đặt đầu dò đã được bọc găng vô khuẩn tại vị trí cần hút dịch

- Đưa kim qua da, mũi kim song song với đầu dò siêu âm, đồng thời quan sát trên màn hình siêu âm, chọc kim vào ổ viêm/ ổ áp xe và tiến hành hút dịch.

- Khi lấy được dịch ổ viêm / ổ áp xe phần mềm:

  •  Đánh giá đại thể dịch
  •  Làm các xét nghiệm: đếm số lượng tế bào, tế bào học, nuôi cấy định danh vi khuẩn, PCR lao dịch khớp tùy từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra có thể làm: soi tươi tìm tinh thể urat, tìm BK, MGIT.

- Kết thúc thủ thuật: rút kim, sát trùng lại và băng vị trí chọc dịch bằng băng dính y tế.

- Dặn dò người bệnh giữ sạch và không để ướt vị trí chọc hút trong 24h sau tiêm, sau 24h bỏ băng và rửa nước bình thường vào chỗ tiêm, tái khám nếu chảy dịch hoặc viêm tấy tại vị trí chọc dò, sốt,...

V. THEO DÕI

  •  Chỉ số theo dõi: mạch, huyết áp, tình trạng đau, chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm trong vòng 24 giờ
  •  Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra (mục VI) sau 24 giờ

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Đau tại chỗ chọc dịch: Paracetamol.
  •  Biến chứng do kích thích phó giao cảm ( hiếm gặp) do người bệnh quá sợ hãi. Xử trí: đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.
  •  Chảy máu kéo dài tại chỗ chọc hút dịch: cầm máu tại chỗ và kiểm tra lại tình trạng bệnh lý rối loạn đông máu của người bệnh để xử trí tùy theo trường hợp
  •  Nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh khớp: do thủ thuật chọc dịch không đảm bảo vô khuẩn. Cần chọc hút dịch khớp làm xét nghiệm tế bào, nuôi cấy vi khuẩn và điều trị kháng sinh đường toàn thân.

H1. Chọc hút ổ áp xe cơ đùi dưới hướng dẫn của siêu âm

Nguồn: “Using sonography to reveal and aspirate joint effusions. AJR Am J Roentgenol 2000”

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm để chẩn đoán các tổn thương phần mềm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp gối dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp háng dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp vai dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm để chẩn đoán tổn thương hạch - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Thai phụ dùng máy điện phân có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Thai phụ dùng máy điện phân có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, việc dùng máy điện phân trong khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Bác sĩ hãy cho tôi một lời khuyên với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

TOP 10 Nguyên Nhân Gây Viêm Loét Bộ Phận Sinh Dục Ở Nữ Giới
TOP 10 Nguyên Nhân Gây Viêm Loét Bộ Phận Sinh Dục Ở Nữ Giới

Vấn đề viêm loét bộ phận sinh dục nữ có nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn hoặc những vấn đề khác. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

Phân biệt viêm âm đạo do nấm và viêm âm đạo do vi khuẩn
Phân biệt viêm âm đạo do nấm và viêm âm đạo do vi khuẩn

Nếu không được điều trị, cả viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm âm đạo do nấm men đều có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Viêm da cơ địa ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống như thế nào
Viêm da cơ địa ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống như thế nào

Nếu bạn chưa từng bị viêm da cơ địa (chàm), bạn có thể không nhận thức được tác động tiêu cực mà nó có thể có đối với chất lượng cuộc sống

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  701 lượt xem

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Em bé hay bị nấc cụt, thai 32 tuần, siêu âm có nốt phản âm
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1623 lượt xem

Hiện tại em đang mang thai lần 2 , 32 tuần, từ 28-32 tuần em bé rất hay bị nấc cụt, ngày 3-4 lần và 32 tuần kết quả siêu âm có 1 nốt phản âm 1.6 mm, lúc 12 tuần em siêu âm độ mờ vai gáy là 1.7 mm. Bác sĩ cho em hỏi, em bé có vấn đề gì không ạ?

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  753 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

Bé 13 tháng tuổi đi phân màu trắng có phải bị viêm gan và tắc túi mật không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  519 lượt xem

Bé nhà em đã được 13 tháng tuổi. Buổi sáng hôm trước bé có tiêm vacxin chích ngừa viêm não nhật bản tại trạm y tế mũi đầu tiên. Đến buổi chiều về nhà bé đi ị ra phân màu xanh và có một cục nhỏ phân màu trắng như sữa. Em tìm kiếm trên mạng thì nói phân màu trắng có thể bé bị tắc túi mật và viêm gan, có phải không ạ? Em có cần cho bé đi khám không ạ?

Hỏi về các chỉ số phần trăm trong kết quả siêu âm
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1362 lượt xem

Em đang mang thai ở tuần 34, hiện thai bị tăng trưởng chậm. Em muốn hỏi về các chỉ số % trong kết quả siêu âm là sao ạ? Các chỉ số % lớn hay nhỏ thì tốt cho sự phát triển của thai nhi ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây