1

Các phản ứng quá mẫn với vắc xin - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

1. Đại cương 

  • Tỷ lệ các phản ứng không mong muốn do vắc xin dao động trong  khoảng 4,8 – 83 ca/ 100.000 liều vắc xin, trong đó, tỷ lệ các phản ứng dị ứng là  khoảng 1 / 50.000 - 1 / 100.000 liều tiêm vắc xin. Vắc xin và các thành phần tá  dược đều có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Những vắc xin có thành  phần bao gồm trứng hoặc gelatine thì phản ứng dị ứng thường nặng và tần suất  xuất hiện các phản ứng dị ứng cũng cao hơn. Tuy vậy, SPV rất hiếm khi xảy ra, chỉ khoảng 1 / 1.000.000 liều dùng. Các biểu hiện phản ứng phụ do vắc xin rất  đa dạng nhưng hầu hết khu trú tại chỗ tiêm và là hậu quả của quá trình viêm  không đặc hiệu do các thành phần trong vắc xin như muối nhôm. Hiện chưa có  bằng chứng cho thấy có tăng nguy có dị ứng vắc xin ở những người có cơ địa dị ứng (atopy). 
  • Các phản ứng nhẹ tại chỗ hoặc tình trạng sốt sau tiêm vắc xin thường  xảy ra và không có chống chỉ định tiêm những liều vắc xin sau. Tuy nhiên, những trường hợp phản ứng dị ứng toàn thân hoặc SPV cần được thăm khám,  khai thác tiền sử dị ứng, làm test da với vắc xin và thành phần trong vắc xin để có thể đưa ra chẩn đoán và quyết định điều trị đúng ở người bệnh có phản ứng  tức thì với vắc xin. 

Bảng 1: Tần suất xuất hiện các tác dụng phụ của một số vắc xin thông thường 

Vắc xin  Phản ứng phụ/100000 liều
Influenza  3
Hepatitis B  11,8
Sởi – quai bị - rubella  16,3
Bạch hầu – ho gà – uốn ván 12,5

 

2. Biểu hiện lâm sàng của dị ứng vắc xin 

a. Phản ứng tức thì/qua trung gian IgE 

- Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng tức thì sau tiêm/uống vắc xin thường nổi trội là các triệu chứng toàn thân kết hợp với các biểu hiện trên da  như ban đỏ, phù Quincke, mày đay, các triệu chứng đường hô hấp như viêm  mũi - kết mạc hoặc cơn co thắt phế quản và các biến chứng tim mạch với biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, tụt huyết áp và thậm chí người bệnh có thể rơi vào  tình trạng sốc trong vòng vài phút tiêm/uống vắc xin. 

- Các triệu chứng của SPV: Các phản ứng phản vệ thường xảy ra trong  vòng 4 giờ sau tiêm vắc xin bao gồm các triệu chứng sau: 

  • Biểu hiện trên da: mày đay, phù mạch (phù Quincke), ngứa và ban  giãn mạch 
  • Đường hô hấp: ngạt mũi, chảy mũi, sung huyết niêm mạc mũi, tiếng  thở rít do phù nề hầu họng và thanh quản hoặc các triệu chứng ở đường hô hấp  dưới như khò khè, thở rít, tức nặng ngực, thở nông, nặng có thể suy hô hấp. 
  • Tim mạch: hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, da tái nhợt, nặng có thể ngừng tim 
  • Biểu hiện dạ dày ruột: nôn, buồn nôn, đau quặn bụng, nặng có thể đại  tiểu tiện không tự chủ. 

Chú ý: Nghi ngờ SPV khi có ít nhất một triệu chứng hoặc dấu hiệu trong  số 4 biểu hiện tại các cơ quan trên. 

- Dị ứng với các thành phần của vắc xin có vai trò hết sức quan trọng,  đặc biệt là các vắc xin được nuôi cấy trong môi trường protein từ trứng, men bia  rượu và gelatine. Các thành phần khác trong vắc xin như kháng sinh, các chất  bảo quản, cố định, các thành phần nhiễm bẩn như latex cũng có thể là yếu tố kích phát hoặc là nguyên nhân của phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, các protein  trứng, gelatine và latex vẫn là nguyên nhân thường gặp nhất của các phản ứng  dị ứng tức thì. 

 

Bảng 2: Phân loại các phản ứng qua trung gian miễn dịch liên quan vắc xin

 

Phân loại theo cơ chế miễn dịch  Biểu hiện lâm sàng 
Phản ứng qua trung gian IgE SPV, mày đay, phù Quincke…
Phức hợp miễn dịch (IgG) Viêm mạch, viêm cơ tim 
Phản ứng giả dị ứng Mày đay, phù Quincke, phản ứng giả phản vệ (anphylactoid), rối loạn dạ dày ruột… 
Phản ứng qua lympho T  Ngoại ban, ban mụn mủ cấp toàn thân  (AGEP), hồng ban đa dạng…. 
Tự miễn/viêm

Giảm tiểu cầu, Viêm mạch, viêm khớp  dạng thấp, Sacoidosis, Hội chứng Reiter,  

Hội chứng Guillain-Barré, bọng nước…

 

b. Các phản ứng tại chỗ và quá mẫn chậm 

  • Các phản ứng tại chỗ: Các phản ứng chậm với vắc xin thường biểu  hiện tại chỗ tiêm. Các phản ứng này không được xếp vào nhóm các phản ứng dị ứng mà thường là hậu quả của phản ứng viêm không đặc hiệu do các thành phần  như muối nhôm hoặc các thành phần vi sinh vật gây ra hay còn gọi là các yếu tố hoạt hóa. 
  • Hiện tượng Arthus: Phức hợp kháng nguyên kháng thể được hình  thành do tình trạng dư thừa kháng nguyên lắng đọng trên thành mạch và phức  hợp này gây hoạt hóa bổ thể và tăng sự thâm nhiễm của các bạch cầu hạt đa  nhân và với tình trạng phá hủy mô. Các phản ứng này thường tiến triển sau 6 – 12 giờ với sự có mặt của các kháng thể ở nồng độ cao hoặc thậm chí sau vài  ngày như bệnh huyết thanh. Hậu quả của quá trình viêm cấp tính có thể dẫn đến  sự phá hủy tổ chức. Một số triệu chứng có cơ chế giống bệnh huyết thanh là  viêm khớp và sốt.  
  • Các phản ứng quá mẫn chậm: Các phản ứng qua trung gian tế bào  lympho T thường biểu hiện dạng ezema tại chỗ, khởi phát sau từ 2- 8 giờ cho  đến 2 ngày sau chủng vắc xin. Đôi khi phản ứng cũng có thể lan rộng hơn và  biểu hiện toàn thân như hồng ban đa dạng, hội chứng AGEP với biểu hiện sốt  cao, ban mụn mủ cấp tình toàn thân sau tiêm vắc xin. 
  • Các biểu hiện sưng đau tại chỗ cũng có thể xuất hiện và lan rộng tuy  nhiên thường tự thoái lui từ 2 – 4 ngày mà không để lại biến chứng gì. Trong  những trường hợp này thì không có chống chỉ định tiêm vắc xin sau đó. Các vắc  xin sau đây thường gây ra các phản ứng tại chỗ nặng như: vắc xin phế cầu đa  giá, cúm, ho gà và đặc biệt là vắc xin phối hợp bạch hầu và độc tố uốn ván cũng  như viêm gan siêu vi B. Đáp ứng miễn dịch đối với uốn ván dẫn đến các tác  dụng phụ tại chỗ gặp khoảng 80% ở người lớn. Khoảng 2% số trẻ em chủng vắc  xin phối hợp ho gà và uốn ván (DTaP) có phản ứng tại chỗ. 

3. Tiếp cận chẩn đoán 

 Một số câu hỏi quan trọng cần được đánh giá trong quá trình khai thác  và thăm khám người bệnh có tác dụng phân loại phản ứng. Các câu hỏi này được khai thác nhằm xác định thời gian khởi phát triệu chứng sau dùng vắc xin,  loại hình tổn thương như: mày đay, phù Quincke hay SPV, ban mụn mủ...Tổn  thương tại chỗ hay toàn thân? Phân biệt phản ứng quá mẫn nhanh và chậm ở người bệnh dị ứng vắc xin là cần thiết vì chúng ta phải lựa chọn xét nghiệm phù  hợp để chẩn đoán, lựa chọn điều trị. 

a. Đối với phản ứng quá mẫn nhanh:

  • Test lẩy da với vắc xin và các thành phần của vắc xin hoặc phát hiện  IgE đặc hiệu trong máu có thể có vai trò quan trong để xác định nguyên nhân  gây dị ứng. 
  • Đối với người bệnh có biểu hiện phản ứng nhanh qua trung gian IgE,  xét nghiệm dị ứng được chỉ định nếu người bệnh cần tiếp tục tiêm vắc xin nghi  ngờ gây phản ứng. Tuy nhiên chúng ta cũng cần biết một điều quan trọng là các  test dị ứng trong chẩn đoán tình trạng quá mẫn với vắc xin không được chuẩn  hóa và không nhiều giá trị. Khi thực hiện test, vắc xin phải còn nguyên vẹn và  phải cùng nhà sản xuất để đảm bảo tính toàn vẹn và đảm bảo các thành phần  tương tự trong vắc xin. 
  • Test da được thực hiện theo khuyến cáo theo hướng dẫn giống cho các  bệnh dị ứng khác. Do tình trạng kích ứng cao của test với vắc xin gây ra phản  ứng dương tính giả, test nội bì với nồng độ không pha loãng nên được bỏ qua do  đặc tính này. Hơn nữa, các phản ứng tại chỗ thường xảy ra với hầu hết các vắc  xin với nồng độ 1/10 do đó trường hợp này cũng không phải là phản ứng dị ứng.  
  • Trong trường hợp nhạy cảm với hợp chất của vắc xin được loại trừ,  người bệnh có phản ứng quá mẫn nhanh có thể được dùng lại vắc xin, tuy nhiên  phải được theo dõi một cách cẩn thận của bác sỹ chuyên khoa và tại trung tâm  có thể cấp cứu SPV. 

 

Chú ý: Xét nghiệm nội bì với vắc xin nồng độ pha loãng 1/10 có thể gây dương  tính giả do tình trạng kích ứng. 

b. Đối với dị ứng chậm:  

Test áp là chỉ định chủ yếu khi người bệnh có biểu hiện dị ứng chậm biểu  hiện toàn thân. Tuy nhiên không có giá trị tiên lượng và độ nhạy khá thấp. 

4. Điều trị 

a. Điều trị phản ứng tại chỗ 

- Chườm đá tại chỗ tiêm. 

- Nếu người bệnh đau nhiều có thể chỉ định paracetamol hoặc ibuprofen. 

  • Paracetamol: 15 mg/kg/liều uống mỗi 4-6 giờ khi cần ở trẻ em, 650  mg/ liều uống mỗi 4-6 giờ khi cần ở người lớn. 
  • Ibuprofen: 5-10 mg/kg/liều uống mỗi 6-8 giờ khi cần. 

- Nếu có biểu hiện dị ứng, ngứa tại chỗ có thể sử dụng kháng histamine  đường uống. 

- Nếu các triệu chứng thuyên giảm, theo dõi người bệnh ít nhất 30 phút  tiếp theo.  

b. Điều trị các phản ứng phản vệ 

  • Điều trị các phản ứng phản vệ nhẹ: Các biểu hiện thường gặp là mày  đay và phù mạch (Quincke). Thuốc được lựa chọn là kháng histamine. Nếu triệu  chứng nặng, toàn thân cân nhắc dùng thêm corticosteroid. (Liều dùng xin tham  khảo bài thuốc kháng histamine và corticosteroid trong bệnh dị ứng và tự miễn). 
  • Điều trị SPV do vắc xin: Tham khảo phần bài SPV. 

5. Hướng dẫn tiêm vắc xin ở người bệnh có tiền sử dị ứng.

a. Quá mẫn tức thì/phản ứng qua trung gian IgE 

- Một nguyên tắc chung nhất là phải đánh giá nguy cơ và lợi ích của  từng trường hợp, mức độ nặng của phản ứng dị ứng và nhu cầu cần thiết phải  dùng vắc xin cho người bệnh. Những qui tắc dưới đây cần được cân nhắc để có  thể đưa ra quyết định sử dụng vắc xin an toàn: 

  • Lựa chọn các chế phẩm vắc xin không có kháng nguyên nghi ngờ gây  dị ứng nếu có sẵn: ví dụ như vắc xin không có gelatine. 
  • Nếu các xét nghiệm không thể kết luận được nguyên nhân và các vắc  xin phối hợp có nguy có cao gây dị ứng thì nên tiêm từng loại và vào các ngày  khác nhau.
  • Nếu test lẩy da âm tính, và người bệnh không có tiền sử dị ứng nặng  với biểu hiện SPV, vắc xin có thể được tiêm dưới sự giám sát chặt chẽ của bác  sỹ chuyên khoa và theo dõi người bệnh trong vòng 1 giờ sau tiêm. 
  • Nếu test lẩy da âm tính mà tiền sử nghi ngờ SPV hoặc các phản ứng  nặng khác, phác đồ sẽ được tiêm là 2 liều: liều đầu 10% vắc xin không pha  loãng và sau 30 phút nếu không có phản ứng, liều 2 tiêm 90% còn lại và theo  dõi trong vòng 1 giờ sau tiêm. 
  • Nếu test lẩy da dương tính với vắc xin hoặc thành phần của vắc xin và  người bệnh có chỉ định tuyệt đối phải tiêm vắc xin, tiêm theo liệu pháp tăng liều  dần theo khuyến cáo của Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ có thể được cân nhắc.  Liều tiêm tăng dần sau mỗi 15 đến 30 phút cho đến khi đạt liều tiêm hoặc cho  đến khi xảy ra phản ứng phụ đầu tiên được phát hiện. Đối với một số trường  hợp, phụ thuộc vào tiền sử, khoảng thời gian giữa các liều có thể được kéo dài  hơn (bảng 3). 

 

Bảng 3: Phác đồ tiêm vắc xin nhiều mũi 

 

Bước  Lượng vắc xin tiêm (mL)  Nồng độ  Khoảng thời gian (Phút)
1 0,05  1/10  15 – 30
0,05 1/1  15 – 30
3 0,1  1/1  15 – 30
4 0,15  1/1  15 – 30
5 0,2  1/1  15 – 30
Tổng Tổng lượng vắc xin cần  tiêm ~0,5 mL Nồng độ không pha loãng Theo dõi sau tiêm 60 phút

 

- Chú ý: Nếu lượng vắc xin cần tiêm là 1 mL thì liều tiêm tiếp theo là 0,5 mL để đạt tổng liều là xấp xỉ 1 mL. 

- Trong trường hợp xảy ra phản ứng phụ trong quá trình tiêm với phác đồ tăng dần, có hai lựa chọn cho bác sỹ lâm sàng: 

  • Dừng tiêm vắc xin 
  • Có thể vẫn tiếp tục tiêm với liều tăng lên sau khi điều trị bằng kháng  histamine hoặc corticosteroid liều thấp. 

b. Dị ứng chậm 

Đối với những người bệnh có phản ứng quá mẫn chậm, việc quyết định  có tiếp tục tiêm vắc xin nữa hay không phụ thuộc vào biểu hiện của phản ứng trước đây bởi vì test áp không có giá trị tiên lượng nguy cơ. Quyết định tiêm lại  vắc xin nên được thực hiện dựa trên từng người bệnh, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của việc tiêm vắc xin. Những người bệnh có biểu hiện quá mẫn  chậm hoặc tại chỗ thường được tiêm với nồng độ không pha loãng và với tổng  liều cần tiêm trong một lần. 

c. Tiêm vắc xin ở người bệnh có tiền sử dị ứng trứng (Ovalbumin) 

Những trẻ em bị dị ứng trứng nhưng có test lẩy da âm tính với vắc xin vẫn có thể dung nạp hoàn toàn với vắc xin ở liều tiêm dù có chứa Ovalbumin.  Nếu test lẩy da dương tính, cần đánh giá yếu tố nguy cơ và lợi ích cũng như sự cần thiết phải tiêm vắc xin, nếu bắt buộc, người bệnh nên được tiêm với phác đồ 2 liều nếu vắc xin đó có chứa protein trứng cao hơn 1,2 μg/mL. Người bệnh được điều trị trước với kháng histamin và steroid sau đó được tiêm 1/10 tổng liều và sau đó 30 phút nếu không có phản ứng, 9/10 liều còn lại sẽ được tiêm  nốt.  

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm khớp phản ứng - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Đánh giá phân số dự trữ lưu lượng vành (FFR) - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Chọc hút bằng kim nhỏ để chẩn đoán tổn thương phần mềm - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm để chẩn đoán các tổn thương phần mềm - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút ổ viêm/ áp xe phần mềm dưới hướng dẫn của siêu âm- Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
"Điểm danh" 12 phản ứng phụ gây khó chịu cho bà bầu
"Điểm danh" 12 phản ứng phụ gây khó chịu cho bà bầu

Mang thai là một điều thật tuyệt diệu, nhưng một số phản ứng phụ của nó có thể gây khó chịu, bối rối và cực kỳ phiền nhiễu. Chúng tôi đang muốn nói đến việc thải chất lỏng cơ thể quá nhiều hoặc tình trạng ngứa, sưng phù và đầy bụng.

Thai phụ dùng máy điện phân có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Thai phụ dùng máy điện phân có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, việc dùng máy điện phân trong khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Bác sĩ hãy cho tôi một lời khuyên với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Những lưu ý khi sử dụng phân bón lúc mang thai
Những lưu ý khi sử dụng phân bón lúc mang thai

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tôi đang mang thai thì sử dụng phân bón có an toàn cho thai nhi không ạ! Bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé!

Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sốc phản vệ xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn, phản ứng với một chất vô hại như thể nó là một mối đe dọa nghiêm trọng. Điều này kích hoạt cơ thể giải phóng histamin và các hóa chất khác, gây ra một số triệu chứng - một số trong đó có thể đe dọa tính mạng.

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1012 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền trong gia đình không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  846 lượt xem

- Bác sĩ cho hỏi, các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền từ bố mẹ sang con không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì khi bé phản ứng không tốt với vắc xin?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  706 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, những dấu hiệu nào cho thấy bé phản ứng không tốt với vắc xin. Và khi ấy, cha mẹ cần làm gì để xử lý tình trạng này?

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  906 lượt xem

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  907 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây