Quy trình kỹ thuật cắt đoạn tĩnh mạch cửa, nối trực tiếp - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Cắt đoạn tĩnh mạch cửa thường chỉ định trong các trường hợp u tuỵ, u đường mật xâm lấn tĩnh mạch cửa.
II. CHỈ ĐỊNH
- U tuỵ xâm lấn tĩnh mạch cửa
- U đường mật xâm lấn tĩnh mạch cửa
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- U di căn xa, di căn phúc mạc.
- Bệnh lý nội khoa nặng: bệnh tim mạch, hô hấp, rối loạn đông máu...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Là phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hoá, mạch máu.
2. Người bệnh:
- Người bệnh phải được làm đầy đủ xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh, đánh giá toàn thân (tim mạch, hô hấp, đông máu).
- Ngày trước mổ phải được vệ sinh thân thể, cạo lông bộ phận sinh dục, thụt tháo sạch.
- Người bệnh cần được giải thích đầy đủ về bệnh lý, về quy trình phẫu thuật, các tai biến rủi ro có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật.
3. Phương tiện:
- Khung van xích nâng thành bụng.
- Bộ dụng cụ đại phẫu tiêu hoá.
- Bộ dụng cụ mạch máu: clamp mạch máu các loại, dụng cụ khâu nối mạch máu : chỉ prolene 5/0 6/0...
- Chỉ tiêu 3.0, 4.0, chỉ không tiêu 4.0, 5.0...
- Máy siêu âm trong mổ (nếu có)
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế:
- Người bệnh nằm ngửa, 2 tay dạng vuông góc với người.
- Phẫu thuật viên đứng bên phải người bệnh, người phụ 1 và 2 đứng bên trái, dụng cụ viên đứng cùng bên phẫu thuật viên.
2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản, đặt sonde dạ dày, đặt sonde tiểu, vein ngoại vi và trung ương. Thường kê một gối nhỏ ở mũi ức để bộc lộ rõ đường mổ, sát trùng toàn bộ ổ bụng từ dưới núm vú đến xương mu.
3. Kỹ thuật:
- Bước 1 - mở bụng: tùy theo thương tổn: đường trắng giữa, đường dưới sườn mở rộng lên mũi ức hoặc đường chữ J.
- Bước 2: Đánh giá thương tổn đại thể dịch ổ bụng, tổn thương phúc mạc, hạch cuống gan, tổ chức u.
- Bước 3: Bộc lộ tĩnh mạch cửa vùng cuống gan: tĩnh mạch cửa nằm sau ống mật chủvà động mạch gan.
- Bước 4: Cắt đoạn tĩnh mạch cửa; Clamp 2 đầu trên và dưới của tĩnh mạch cửa, cắt đoạn TM cửa có u xâm lấn
- Bước 5: Nối 2 đầu tĩnh mạch cửa tận tận: khâu vắt bằng chỉ prolene 5/0 hoặc 6/0.
- Bước 6: Lau ổ bụng, đặt dẫn lưu: đặt dẫn lưu dưới gan, đóng bụng.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
Khi người bệnh rút được ống nội khí quản thì được chuyển về bệnh phòng, thở Oxy > 48h, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch >72h, các xét nghiệm sinh hóa máu, đông máu, công thức máu được thực hiện vào ngày 1, 3, 5, 7 sau mổ.
2. Biến chứng và cách xử trí:
- Chảy máu: máu chảy qua dẫn lưu, bụng chướng tăng dần, mạch nhanh, huyết áp tụt, hồng cầu, hematocrit giảm. Xử trí: truyền máu, hồi sức tích cực, mổ lại cầm máu.
- Hẹp, tắc tĩnh mạch cửa: biểu hiện dịch ổ bụng chảy nhiều, men gan tăng. Siêu âm doppler thấy huyết khối gây tắc hoặc hẹp TM cửa. Xử trí: dùng chống đông, mổ lại lấy huyết.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.
Giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch trong thai kỳ? Có thể ngăn ngừa giãn tĩnh mạch trong thai kỳ bằng cách nào? Suckhoe123.vn sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề thắc mắc trên!
Bạn chắc chắn sẽ tò mò về giới tính của bé thậm chí nếu bạn nhất quyết đợi đến khi bé sinh ra. Có cách nào để dự đoán xem bạn đang mang thai một cô bé hay một cậu bé không?
Động mạch mang máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan, cơ bắp và các mô khác trong khi tĩnh mạch mang máu trở lại trái tim, ngoại trừ tĩnh mạch cửa mang máu đến gan.
Trong giai đoạn cấp tính, hầu hết những người bị HIV đều chưa biết mình đã nhiễm virus do các triệu chứng ban đầu thường tự hết hoặc rất giống với một số bệnh khác ví dụ như cảm cúm.
- 1 trả lời
- 850 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi có thể tiếp tục chương trình luyện tập của mình với những môn thể thao nào trong thời kỳ mang thai? Bác sĩ hãy cho tôi một số gợi ý nhé, cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 700 lượt xem
Vợ em sinh mổ 1 bé trai và 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ. Khi sinh ra vì mẹ không đủ sữa nên nhà em sốt ruột đã cho 2 bé bú sữa trực tiếp của 1 chị cùng phòng sanh. Nếu chị kia bị bệnh truyền nhiễm thì hai bé nhà em có bị lây không ạ? Và khi nào thì các bé có thể làm xét nghiệm để biết bé có bị bệnh truyền nhiễm gì không?
- 1 trả lời
- 550 lượt xem
Em mang thai bé thứ hai được 26 tuần. Gần đây, em chợt thấy xuất hiện 1 mảng tím bầm gần đầu gối. thỉnh thoảng hơi nóng trong da và đau nhức. Có phải em bị suy giãn tĩnh mạch rồi, phải không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 678 lượt xem
Em vừa sinh bé xong thì nên vắt sữa ra bình hay cho bé bú trực tiếp vú mẹ ạ? Thời điểm tốt nhất để cho bé bú bình là khi nào ạ?
- 1 trả lời
- 1518 lượt xem
Năm nay em 26 tuổi, mang thai lần đầu. Khi thai được 32 tuần, em đi khám và siêu âm, kết quả như sau: Tĩnh mạch rốn nằm bên phải (P) - Bể thận (P) ĐKTS: 7,8mm, dãn đài bể thận, niệu quản không dãn, phân biệt tủy vỏ rõ - Cân bằng ở vị bách phân thứ 8 so với tuổi thai. Vậy, vì sao tĩnh mạch rốn lại nằm bên phải (P) ạ?