1

Quy trình kỹ thuật lấy huyết khối tĩnh mạch cửa - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Huyết khối tĩnh mạch cửa là hậu quả của nhiều bệnh lý: bệnh lý ác tính tại chỗ và toàn thân, bệnh lý tăng đông máu, nhiễm trùng... Huyết khối tĩnh mạch cửa tuỳ vào diễn biến mà chia làm cấp và mạn tính. Trong trường hợp huyết khối cấp tính, khu trú có thể tiến hành phẫu thuật lấy huyết khối tĩnh mạch cửa.

II. CHỈ ĐỊNH

Huyết khối tĩnh mạch cửa cấp tính, khu trú ở thân chính hoặc nhánh chia đầu tiên ngoài gan: nhánh phải và nhánh trái.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Huyết khối tĩnh mạch cửa mạn tính
  •  Huyết khối lan rộng vào các nhánh tĩnh mạch mạc treo tràng trên, tĩnh mạch lách, các nhánh trong gan.
  •  Ung thư giai đoạn cuối, di căn xa, di căn phúc mạc.
  •  Bệnh lý nội khoa nặng: bệnh tim mạch, hô hấp, rối loạn đông máu...

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Là phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hoá, mạch máu.

2. Người bệnh:

  •  Người bệnh phải được làm đầy đủ xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh, đánh giá toàn thân (tim mạch, hô hấp, đông máu).
  •  Ngày trước mổ phải được vệ sinh thân thể, cạo lông bộ phận sinh dục, thụt tháo sạch.
  •  Người bệnh cần được giải thích đầy đủ về bệnh lý, về quy trình phẫu thuật, các tai biến rủi ro có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật.

3. Phương tiện:

  • Khung van xích nâng thành bụng.
  • Bộ dụng cụ đại phẫu tiêu hoá.
  •  Đoạn mạch nhân tạo có chiều dài, khẩu kính tương ứng.
  • Bộ dụng cụ mạch máu: clamp mạch máu các loại, dụng cụ khâu nối mạch máu: chỉ prolene 5/0 6/0...
  • Chỉ tiêu 3.0, 4.0, chỉ không tiêu 4.0, 5.0...
  • Máy siêu âm trong mổ (nếu có)

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế:

  • Người bệnh nằm ngửa, 2 tay dạng vuông góc với người.
  • Phẫu thuật viên đứng bên phải người bệnh, người phụ 1 và 2 đứng bên trái, dụng cụ viên đứng cùng bên phẫu thuật viên.

2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản, đặt sonde dạ dày, đặt sonde tiểu, vein ngoại vi và trung ương. Thường kê một gối nhỏ ở mũi ức để bộc lộ rõ đường mổ, sát trùng toàn bộ ổ bụng từ dưới núm vú đến xương mu.

3. Kỹ thuật:

  • Bước 1 - mở bụng: tùy theo thương tổn: đường trắng giữa, đường dưới sườn mở rộng lên mũi ức hoặc đường chữ J.
  • Bước 2: Đánh giá thương tổn đại thể dịch ổ bụng, tổn thương phúc mạc, hạch cuống gan, tổ chức u.
  • Bước 3: Bộc lộ tĩnh mạch cửa vùng cuống gan: tĩnh mạch cửa nằm sau ống mật chủ và động mạch gan.
  • Bước 4: Mở tĩnh mạch cửa, lấy huyết khối. Có thể luồn forgaty để lấy huyết khối đoạn trên và dưới vị trí mở.
  • Bước 5: Khâu lại tĩnh mạch cửa bằng chỉ prolene 5/0, 6/0, khâu ngang để tránh hẹp lòng tĩnh mạch cửa.
  • Bước 6: Lau ổ bụng, đặt dẫn lưu: đặt dẫn lưu dưới gan, đóng bụng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

Khi người bệnh rút được ống nội khí quản thì được chuyển về bệnh phòng, thở Oxy > 48h, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch >72h, các xét nghiệm sinh hóa máu, đông máu, công thức máu được thực hiện vào ngày 1, 3, 5, 7 sau mổ.

2. Biến chứng và xử trí:

  •  Chảy máu: máu chảy qua dẫn lưu, bụng chướng tăng dần, mạch nhanh, huyết áp tụt, hồng cầu, hematocrit giảm. Xử trí: truyền máu, hồi sức tích cực, mổ lại cầm máu
  • Hẹp, tắc tĩnh mạch cửa: biểu hiện dịch ổ bụng chảy nhiều, men gan tăng. Siêu âm doppler thấy huyết khối gây tắc hoặc hẹp TM cửa. Xử trí: dùng chống đông, mổ lại lấy huyết.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi cấp tính do huyết khối, mảnh sùi, dị vật - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Gây mê nội khi quản phẫu thuật lấy huyết khối lớn tĩnh mạch cửa
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Quy trình kỹ thuật cắt đoạn tĩnh mạch cửa, nối trực tiếp - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Quy trình kỹ thuật cắt đoạn tĩnh mạch cửa, nối bằng đoạn mạch nhân tạo - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật dị dạng động-tĩnh mạch màng cứng - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân và cách điều trị
Huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân và cách điều trị

Huyết khối tĩnh mạch thận là một tình trạng nghiêm trọng trong đó cục máu đông hình thành ở một hoặc cả hai tĩnh mạch thận.

Viêm tĩnh mạch huyết khối: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm tĩnh mạch huyết khối: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm tĩnh mạch huyết khối là tình trạng viêm xảy ra ở tĩnh mạch, thường là tĩnh mạch ở chân do cục máu đông hình thành và làm tắc nghẽn mạch máu. Viêm tĩnh mạch huyết khối có thể xảy ra ở tĩnh mạch gần bề mặt da (viêm tĩnh mạch huyết khối nông) hoặc tĩnh mạch sâu trong cơ (huyết khối tĩnh mạch sâu).

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Huyết áp cao mạn tính khi mang thai
Huyết áp cao mạn tính khi mang thai

Hầu hết phụ nữ bị huyết áp cao có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên việc bị cao huyết áp trong thời kỳ mang thai sẽ khiến bà bầu và bé dễ mắc những biến chứng nhất định.

Thuốc điều trị cao huyết áp mạn tính cho bà bầu
Thuốc điều trị cao huyết áp mạn tính cho bà bầu

Một số loại thuốc điều trị cao huyết áp được coi là an toàn cho bà bầu và một số thì không.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mẹ bầu 26 tuần bị suy giãn tĩnh mạch có đáng lo?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  550 lượt xem

Em mang thai bé thứ hai được 26 tuần. Gần đây, em chợt thấy xuất hiện 1 mảng tím bầm gần đầu gối. thỉnh thoảng hơi nóng trong da và đau nhức. Có phải em bị suy giãn tĩnh mạch rồi, phải không bác sĩ?

Bị HbsAg dương tính, phải làm gì để khỏi lây truyền sang em bé?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  555 lượt xem

Đi xét nghiệm HBsAg, em từng bị dương tính, bác sĩ không kê thuốc cho uống. Sau đó, cứ 6 tháng em đi khám 1 lần, HbsAg vẫn dương tính nhưng bs nói không có gì đáng ngại. Song, tháng 8 tới em sẽ kết hôn và dự định có bầu ngay sau khi cưới. Vậy, em phải làm gì để khỏi lây truyền sang em bé ạ?

Vì sao tĩnh mạch rốn lại nằm bên phải (P)?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1518 lượt xem

Năm nay em 26 tuổi, mang thai lần đầu. Khi thai được 32 tuần, em đi khám và siêu âm, kết quả như sau: Tĩnh mạch rốn nằm bên phải (P) - Bể thận (P) ĐKTS: 7,8mm, dãn đài bể thận, niệu quản không dãn, phân biệt tủy vỏ rõ - Cân bằng ở vị bách phân thứ 8 so với tuổi thai. Vậy, vì sao tĩnh mạch rốn lại nằm bên phải (P) ạ?

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1143 lượt xem

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1440 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây