1

Progesterone thấp có tác động như thế nào?

Progesterone là hormone có vai trò rất quan trọng trong độ tuổi sinh sản.
Progesterone thấp có tác động như thế nào? Progesterone thấp có tác động như thế nào?

Nội dung chính của bài viết:

  • Progesterone là một hormone sinh dục nữ, được sản sinh chủ yếu ở buồng trứng sau khi rụng trứng vào mỗi tháng.
  • Đây là một hormone quan trọng đối với chu kỳ kinh nguyệt và với khả năng mang thai cũng như là sức khỏe thai kỳ.
  • Suy giảm nồng độ progesterone có thể gây ra các vấn đề khác nhau cho phụ nữ, như: khó thụ thai, đau đầu, chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau bụng, thường xuyên đáu vú, tâm trạng thất thường...
  • Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị để cải thiện vấn đề này. Liệu pháp hormone là một giải pháp lâu dài cho một số phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh.
  • Tốt nhất nên đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
  • Có thể sẽ mất vài tuần sau khi bắt đầu đều trị mới thấy hiệu quả từ liệu pháp hormone và bạn sẽ cần đi tái khám định kỳ để đánh giá hiệu quả và và điều chỉnh kế hoạch điều trị sau mỗi năm.

Progesterone là gì?

Progesterone là một hormone sinh dục nữ, được sản sinh chủ yếu ở buồng trứng sau khi rụng trứng vào mỗi tháng. Đây là một hormone quan trọng đối với chu kỳ kinh nguyệt và với khả năng mang thai cũng như là sức khỏe thai kỳ.

Progesterone tham gia điều hòa chu kỳ kinh nguyệt nhưng nhiệm vụ chính của hormone này là chuẩn bị tử cung cho việc mang thai. Sau khi rụng trứng mỗi tháng, progesterone giúp làm dày lớp niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho trứng thụ tinh bám vào và làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh, nồng độ progesterone sẽ giảm và bắt đầu có kinh nguyệt. Nếu trứng được thụ tinh và bám vào thành tử cung, progesterone sẽ duy trì lớp niêm mạc tử cung trong suốt thai kỳ.

Progesterone là hormone cần thiết cho sự phát triển tuyến vú và cho con bú sau khi sinh. Progesterone hỗ trợ cho một số tác dụng của estrogen - một loại hormone sinh dục nữ khác. Progesterone còn phối hợp với testosterone – một hormone sinh dục nam nhưng cũng được sản sinh một lượng nhỏ bởi buồng trứng ở phụ nữ. Mặt khác, cơ thể nam giới cũng tạo ra một lượng nhỏ progesterone để phát triển tinh trùng.

Biểu hiện progesterone thấp

Progesterone là hormone có vai trò rất quan trọng trong độ tuổi sinh sản.

Sau khi một trong hai buồng trứng phóng một quả trứng vào mỗi tháng, nồng độ progesterone sẽ tăng lên. Progesterone giúp niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị tiếp nhận trứng được thụ tinh. Nếu niêm mạc tử cung không đủ dày thì trứng sẽ không thể làm tổ được. Do đó, nếu cơ thể không có đủ progesterone thì phụ nữ sẽ khó mà thụ thai.

Các biểu hiện của thiếu hụt progesterone ở phụ nữ không mang thai gồm có:

  • Đau đầu hoặc đau nửa đầu
  • Thay đổi tâm trạng, gồm có cảm giác lo lắng, chán nản
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Đau bụng
  • Thường xuyên đau vú
  • Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt
  • Khô âm đạo
  • Buồn bã, lo âu hoặc thay đổi tâm trạng
  • Giảm ham muốn
  • Lượng đường trong máu thấp

Progesterone thấp còn có thể gây chảy máu tử cung bất thường ở những phụ nữ không mang thai. Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc lỡ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cho thấy buồng trứng hoạt động kém và thiếu hụt progesterones.

Khi mang thai, bạn vẫn cần progesterone để duy trì độ dày niêm mạc tử cung cho đến khi em bé được sinh ra. Cơ thể sẽ tăng sản sinh progesterone trong giai đoạn này và gây ra một số biểu hiện của thai kỳ, gồm có đau vú và buồn nôn. Nếu nồng độ progesterone quá thấp thì tử cung sẽ khó mà giữ được thai nhi cho đến đúng thời điểm sinh.

Khi mang thai, nồng độ progesterone thấp thường có các triệu chứng nhuw máu nhỏ giọt và còn có thể gây sẩy thai.

Mức progesterone thấp cũng có thể chỉ ra thai ngoài tử cung, sẽ dẫn đến sẩy thai hoặc thai chết lưu.

Khi không được hỗ trợ bởi progesterone, estrogen sẽ trở thành hormone chủ đạo và điều này có thể gây ra các biểu hiện như:

  • Tăng cân
  • Giảm ham muốn, thay đổi tâm trạng và lo âu
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt không đều, ra máu nhiều
  • Vú nhạy cảm, đau và sợi bọc tuyến vú
  • U xơ
  • Các vấn đề ở túi mật

Kiểm tra nồng độ progesterone bằng cách nào?

Phương pháp xét nghiệm progesterone (PGSN) sẽ giúp bác sĩ xác định được nồng độ hormone progesterone. Đây là một xét nghiệm máu đơn giản, được thực hiện nhanh chóng mà bạn không cần phải chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm.

Phương pháp này cho biết nguyên nhân khiến một phụ nữ khó có thai và giúp xác nhận đã rụng trứng hay chưa. Xét nghiệm PGSN còn có thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả của liệu pháp hormone thay thế hoặc tình trạng sức khỏe của thai kỳ nguy cơ cao. Trong thai kỳ, progesterone thường ở mức cao hơn bình thường và nếu mang đa thai thì nồng độ sẽ càng cao hơn.

Nam giới, trẻ em và phụ nữ mãn kinh đều có mức progesterone thấp hơn so với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Buồng trứng hoạt động kém cũng gây ra tình trạng thiếu hụt progesterone và trong thời kỳ mãn kinh, hiện tượng estrogen và progesterone cùng sụt giảm là điều bình thường.

Progesterone ở mức nào là bình thường?

Sau khi đo nồng độ progesterone bằng xét nghiệm máu, kết quả sẽ được tính bằng đơn bị nanogram (ng) trên mililit (mL) máu – ng/mL.

Mức progesterone được xác định là bình thường sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và ngoài ra, ở phụ nữ thì còn phụ thuộc các yếu tố khác như có mang thai hay không và đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ kinh nguyệt. Nồng độ progesterone thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, đạt đỉnh khoảng 7 ngày trước khi bắt đầu có kinh (ra máu) và ngoài ra, nồng độ hormone này cũng thay đổi trong một ngày.

Dưới đây là các mức progesterone bình thường ở mỗi giai đoạn của phụ nữ:

  • Vào đầu chu kỳ kinh nguyệt: 0.1 đến 0.7ng/mL
  • Vào cuối chu kỳ kinh nguyệt: 2 đến 25ng/mL
  • Trong 3 tháng đầu của thai kỳ: 10 đến 44ng/mL
  • Trong các tháng cuối của thai kỳ: 65 đến 290ng/mL

Sự sản sinh progesterone sẽ dừng sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng.

Điều trị thiếu hụt progesterone bằng cách nào?

Thiếu hụt progesterone có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và có thể không cần điều trị. Nhưng nếu bạn đang muốn có con thì sẽ cần điều trị bằng liệu pháp hormone để làm tăng nồng độ progesterone và giúp làm dày niêm mạc tử cung. Điều này giúp làm tăng khả năng mang thai và sinh nở khỏe mạnh.

Liệu pháp hormone còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt và ra máu âm đạo bất thường. Đối với các triệu chứng mãn kinh nghiêm trọng như bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm và khô âm đạo thì liệu pháp hormone thường có kết hợp giữa estrogen và progesterone. Ngoài những lợi ích đối với hệ sinh dục, liệu pháp này còn làm giảm nguy cơ ung thư ruột già.

Đối với một số phụ nữ, progesterone giúp cải thiện tâm trạng. Progesterone đường uống còn có tác dụng làm dịu và giúp dễ ngủ hơn.

Tuy nhiên, liệu pháp hormone cũng có những rủi ro. Việc dùng estrogen mà không bổ sung thêm progesterone sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.

Bên cạnh đó, liệu pháp hormone còn có thể làm tăng nguy cơ:

  • Nhồi máu cơ tim và đột quỵ
  • Hình thành cục máu đông
  • Các vấn đề với túi mật
  • Một số loại ung thư vú

Các lựa chọn để bổ sung progesterone gồm có:

  • Progesterone dạng kem và gel dùng tại chỗ hoặc đưa vào đường âm đạo
  • Thuốc đặt, thường được sử dụng để điều trị cho những trường hợp có vấn đề với khả năng sinh sản do thiếu hụt progesterone
  • Thuốc đường uống, ví dụ như Provera

Bác sĩ sẽ KHÔNG chỉ định liệu pháp hormone trong những trường hợp:

  • Ung thư vú
  • Ung thư nội mạc tử cung
  • Bệnh gan
  • Có cục máu đông
  • Tiền sử đột quỵ

Các biện pháp tự nhiên để tăng nồng độ progesterone thấp gồm có:

  • Bổ sung vitamin B và vitamin C, đây là các vitamin cần thiết để duy trì mức progesterone
  • Ăn nhiều thực phẩm có chứa kẽm, ví dụ như động vật có vỏ (ngao, sò, ốc…)
  • Kiểm soát căng thẳng, vì cơ thể chúng ta giải phóng ra cortisol thay vì progesterone khi bị căng thẳng

Phụ nữ có các triệu chứng mãn kinh do mất cân bằng nội tiết tố thường không cần bổ sung progesterone vì nguyên nhân gây nên các triệu chứng này chủ yếu là do thiếu hụt estrogen.

Vì liệu pháp hormone thay thế đi kèm một số rủi ro nêu trên nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: như thế, tác động
Tin liên quan
Nồng độ estrogen thấp có ảnh hưởng như thế nào?
Nồng độ estrogen thấp có ảnh hưởng như thế nào?

Nồng độ estrogen thấp có thể cản trở sự phát triển của hệ sinh dục và các chức năng sinh sản. Vấn đề này còn làm tăng nguy cơ béo phì, loãng xương và bệnh tim mạch.

14 dấu hiệu của testosterone thấp
14 dấu hiệu của testosterone thấp

Nam giới sẽ gặp phải một loạt các triệu chứng khác nhau nếu bị thiếu hụt testosterone.

Testosterone thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Testosterone thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nồng độ testosterone ở nam giới sẽ giảm đi tự nhiên theo tuổi tác. Tuy nhiên, ở một số người, mức testosterone lại sụt giảm quá thấp và gây ra các triệu chứng bất thường

Tiêm Testosterone Điều Trị Testosterone Thấp
Tiêm Testosterone Điều Trị Testosterone Thấp

Tiêm testosterone đem lại rất nhiều lợi ích khác nhau, nhưng chỉ với những người thực sự có mức testosterone thấp

Testosterone thấp và chứng vú to ở nam giới
Testosterone thấp và chứng vú to ở nam giới

Testosterone thấp và vú to ở nam giới là những vấn đề rất phổ biến, đặc biệt là ở người có tuổi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây