Phẫu thuật u máu thể hang thân não - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- U máu thể hang chiếm 5-16% dị dạng mạch của hệ thần kinh trung ương, trong đó 9- 35% u máu thể hang ở vị trí thân não. Tuổi mắc thường từ 32 đến 38 tuổi, không thấy sự khác biệt về giới. Đa số u máu thể hang thân não có biểu hiện lâm sàng khi có chảy máu trong u (81-100%). Chẩn đoán xác định u máu thể hang dựa vào hình ảnh của cộng hưởng từ sọ não, đặc biệt là thì gradient - echo trên phim cộng hưởng từ.
- Mục đích điều trị: phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u, bảo tồn được các chức năng quan trọng, giảm tỷ lệ biến chứng thấp nhất có thể.
II. CHỈ ĐỊNH
U máu thể hang thân não có một trong các tiêu chuẩn sau:
- U bọc xung quanh bởi lớp màng nhện hoặc biểu mô bề mặt não thất
- U đa vị trí chảy máu với thiếu hụt thần kinh khu trú tiến triển
- Đợt chảy máu cấp ra ngoài vỏ u
- U gây hiệu ứng khối kết hợp với chảy máu trong u
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
(Không có chống chỉ định tuyệt đối)
- U máu thể hang không triệu chứng
IV.CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
7-8 người trong đó bao gồm Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật thần kinh.
2. Người bệnh:
- Cạo tóc vùng mổ
- Đặt sonde tiểu, dạ dày...
- Được khám lâm sàng cẩn thận. Chụp phim cộng hưởng từ sọ não (T1W,T2W, Echo- gradient, angio-MRI), Scanner sọ não.
- Người bệnh và gia đình cần được giải thích kĩ về bệnh tật và quá trình cần được điều trị trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện:
- Sử dụng hệ thống kính vi phẫu với hệ thống định vị thần kinh Navigation trong mổ sử dụng dữ liệu từ đĩa CD phim cộng hưởng, hệ thống ghi video và hình ảnh trong mổ. Bộ dụng cụ phẫu thuật mở nắp sọ, dụng cụ vi phẫu thuật. Dao mổ siêu âm Sonopet.
- Hệ thống kích thích điện sinh lý cơ NIM. Dụng cụ cầm máu: Bipolar forceps, Surgicel,
- Keo cầm máu Floseal, vật tư đóng màng cứng: màng cứng nhân tạo, cân cơ đùi, mỡ, keo sinh học.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế
- Tùy vị trí của u ở thân não mà xác định các đường tiếp cận khác nhau (dựa trên phương pháp “2 điểm” xác định trên lát cắt axial của thì T1W của phim cộng hưởng từ sọ). Các đường tiếp cận hay sử dụng nhất là: đường thái dương dưới (subtemporal), đường dưới chẩm (Suboccipital).
- Đường tiếp cận subtemporal: tư thế người bệnh nằm ngửa, đầu cùng mức lồng ngực và quay về phía đối diện tổn thương 60 -100o, cung gò má nằm ngang, thẳng góc với mặt sàn. Kê gối dưới vai bên tổn thương sao cho cổ không bị kéo căng. Cố định đầu trên khung Mayfield, lắp hệ thống định vị navigation. Xác định đường mổ trên da đầu vùng thái dương, gây tê đường mổ trước khi rạch da 10 phút bằng hỗn hợp adrenalin 1:1000 và lidocain.
- Đường tiếp cận suboccipital: tư thế người bệnh nằm sấp, đầu và thân mình cao 20-30o (ngược với tư thế Tredelenburg), đầu vị trí trung gian, đầu cúi tối đa sao cho khoảng cách giữa cằm và ngực người bệnh đút vừa bề rộng 2 ngón tay trỏ và giữa. Kê đệm vị trí 2 bên ngực và hông, 2 chân người bệnh. Cố định đầu trên khung Mayfield, lắp hệ thống định vị navigation. Xác định đường mổ trên da đầu vùng dưới chẩm, gây tê đường mổ trước khi rạch da 10 phút bằng hỗn hợp adrenalin 1:1000 và lidocain.
- Trong mọi đường tiếp cận, chỉnh bàn mổ sao cho không làm căng hệ thống tĩnh mạch dẫn máu về tim bằng sử dụng đệm và chỉnh khớp nối bàn mổ.
- Đặt dẫn lưu dịch não tủy ở vùng lưng trước mổ nhằm làm xẹp não, tránh đụng dập nhu mô trong quá trình tiếp cận tổn thương.
2. Vô cảm
- Gây mê nội khí quản
- Thuốc mê, dịch truyền, máu nếu cần chuẩn bị (theo chỉ định bác sỹ gây mê).
3. Kỹ thuật
Quá trình mổ gồm 5 bước như sau:
1. Thì mở nắp sọ:
- Rạch da theo đường đã gây tê, bóc tách phần cân cơ, chuẩn bị dự phòng cân tạo hình màng cứng. Sử dụng khoan mài tốc độ cao với subtemporal nhằm mài nền sọ giữa. Bộc lộ đến cung sau C1 với suboccipital.
- Mở màng cứng bằng dao nhỏ cỡ 11.
2. Thì lấy u:
- Đối với u có 1 phần vỏ nằm gần lớp màng nhện hoặc bề mặt não thất: sử dụng kính vi phẫu phóng đại nhằm phân biệt màu sắc vỏ tổn thương (màu vàng), tổ chức trong u có phần đen với tổ chức não lành (màu trắng) để bóc tách u khỏi não, sử dụng bipolair với cường độ thấp.
- Đối với u nằm sâu trong tổ chức thân não: sử dụng hệ thống navigation dẫn đường tiếp cận ranh giới u và bóc tách dựa vào màu sắc tổn thương.
- Hạn chế đốt điện cầm máu, sử dụng bipolair cường độ thấp.
- Sử dụng dao mổ siêu âm nếu u lớn không thể lấy bloc u.
3. Thì đóng màng cứng: Sử dụng cân, mỡ đùi, nếu cần thiết. Dùng keo sinh học Bioglue, Tisseel tạo dính.
4. Thì đặt lại xương: cố định xương bằng ghim sọ.
5. Thì đóng da và cân cơ mũi rời: vicryl 2/0 với cân cơ, vicryl 3/0 với tổ chức dưới da dafilon 3/0 với lớp da.
VI.THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ
- Theo dõi sát các chỉ số sinh tồn: Mạch, huyết áp, hô hấp, nhiệt độ
- Kháng sinh thế hệ 3 sau mổ 1 tuần
- Người bệnh phải được theo dõi ít nhất 24h sau mổ tại đơn vị hồi sức
- Tránh suy hô hấp gây phù não muộn sau mổ
- Với các trường hợp có tổn thương hành tủy trong mổ thì cần thiết đặt sonde dạ dày cho ăn, mở khí quản sớm.
- Với trường hợp mở nắp sọ hố sau: lưu dây dẫn lưu dịch não tủy vùng lưng 48-72h sau mổ dự phòng rò dịch não tủy.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Chảy máu não sau mổ: biến chứng mạch máu có thể gặp tổn thương từ những động mạch lớn như động mạch não giữa, động mạch não sau, động mạch thân nền, động mạch thông sau, động mạch tiểu não, xoang tĩnh mạch ngang, hội lưu herophile hoặc những mạch máu nhỏ cũng có thể gây tử vong trong hoặc sau mổ. Xử trí theo tổn thương chảy máu, mổ lấy máu tụ nếu cần thiết.
2. Rò nước não tuỷ:
Xử trí:
- Chọc dẫn lưu dịch não tủy thắt lưng 4-5 ngày đến khi hết rò
- Thuốc lợi tiểu Diamox 250mg x 4 viên/ ngày
- Nằm nghỉ ngơi tại giường, tránh ho, hắt hơi, ăn thức ăn mềm tránh táo bón
- Mổ vá rò
3. Nhiễm trùng: Viêm màng não, áp xe não
- Sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ nếu cấy máu, dịch não tủy có vi khuẩn.
- Trong trường hợp không thấy vi khuẩn nhưng có bằng chứng vi khuẩn dùng thế hệ 3, hoặc 4 kết hợp với nhóm glycosid hoặc Vancomycin
4. Tổn thương hành tủy, thân não:
- Thở máy hỗ trợ trong trường hợp suy hô hấp
- Mở khí quản sớm, chăm sóc hút đờm rãi, đặt sonde dạ dày
- Phục hồi chức năng (tập nuốt, tập nói) sau khi cai máy
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Phẫu thuật điều trị các vấn đề về tim có thể gây suy giảm chức năng thận tạm thời hoặc làm trầm trọng thêm vấn đề về thận hiện có. Các giải pháp điều trị suy thận gồm có lọc máu và ghép thận.
Các loại phẫu thuật điều trị ung thư thận gồm những gì? Có hai loại phẫu thuật để điều trị bệnh ung thư thận là cắt thận triệt để và cắt thận bán phần. Loại phẫu thuật cần thực hiện để điều trị ung thư thận sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn ung thư và vị trí chính xác của khối u.
Điều trị ung thư thận có thể thực hiện bằng phương pháp đốt u hay phẫu thuật.Đây là hai phương pháp điều trị hiện nay. Vậy, các phương pháp này được tiến hành như thế nào. Hãy cùng theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết nhé!
Trong quá trình phẫu thuật cắt thận bằng robot. Bác sĩ điều khiển cánh tay của robot thực hiện các thao tác phẫu thuật. Phẫu thuật bằng robot có một số ưu điểm như độ chính xác cao hơn, giảm nguy cơ biến chứng và thời gian phục hồi nhanh hơn.
Nguy cơ tái phát ung thư thận sau khi phẫu thuật có cao không? Giai đoạn hay mức độ ung thư tại thời điểm phẫu thuật càng cao thì bệnh càng dễ tái phát. Hầu hết các trường hợp tái phát xảy ra trong vòng 2 năm sau phẫu thuật.
- 1 trả lời
- 839 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 763 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 768 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ
- 0 trả lời
- 402 lượt xem
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng
- 1 trả lời
- 958 lượt xem
- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!