1

Phẫu thuật mở ngực nhỏ tạo dính màng phổi - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Tạo dính khoang màng phổi là phương pháp làm dính lá thành với lá tạng khoang màng phổi để tránh sự tích tụ dịch hoặc khí trong khoang màng phổi.
  • Có nhiều hình thức tạo dính khoang màng phổi qua dẫn lưu màng phổi, phẫu thuật nội soi lồng ngực và mở ngực nhỏ.
  • Phẫu thuật mở ngực nhỏ là phẫu thuật xâm nhập tối thiểu với đường rạch da nhỏ (thường dưới 8cm).

II. CHỈ ĐỊNH

  • Tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân ác tính, lượng dịch tái phát nhanh (>500ml/ 24giờ).
  • Tràn dịch màng phổi dịch thấm tái phát nhanh và thất bại với các phương pháp điều trị khác.
  • Tràn khí màng phổi tái phát nhiều lần, ở người bệnh xơ phổi, nhiều kén khí rải rác khắp phổi mà điều trị ngoại khoa không triệt để được.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Mang tính chất tương đối, tùy theo điều kiện từng cơ sở phẫu thuật. Nhìn chung, cần thận trọng chỉ định mổ khi:
  •  Người bệnh có phổi bên đối diện thương tổn mà không thể tiến hành thông khí một phổi hoặc khoang màng phổi dính gây khó khăn cho phẫu thuật.
  •  Có các bệnh toàn thân nặng như: đang có tình trạng huyết động sau chấn thương không ổn định, bệnh mãn tính nặng, bệnh máu, chấn thương ngực cũ trước đó...
  •  Người bệnh cường giáp trạng có chống chỉ định với Povidine

IV.CHUẨN BỊ

1 Người thực hiện: gồm 2 kíp

  •  Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa, 2 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài chuyên khoa.
  •  Kíp gây mê chuyên khoa: bác sĩ gây mê và 1-2 trợ thủ.

2. Người bệnh:

  • Chuẩn bị mổ theo quy trình mổ ngực (nhất là khâu vệ sinh, kháng sinh dự phòng).
  • Khám gây mê hồi sức.
  • Giải thích người bệnh và gia đình theo quy định.
  • Hoàn thiện các biên bản pháp lý.

3. Phương tiện:

- Dụng cụ phẫu thuật:

  • Bộ dụng cụ mở và đóng ngực (banh sườn loại nhỏ, chỉ xiết sườn ...)
  • Bộ dụng cụ đại phẫu cho phẫu thuật lồng ngực thông thường (chuẩn bị).
  • Hỗn hợp dung dịch bột Talc (5-10gr bột talc + 100ml Natricloride 0,9% + 10ml Xylocain 2%) hoặc hỗn hợp dụng dịch Betadin (20ml Povidine 10% + 80ml Natricloride 0,9% + 10ml Xylocain 2%)

- Phương tiện gây mê:

  • Bộ dụng cụ phục vụ gây mê mổ ngực.
  • Các thuốc gây mê và hồi sức tim mạch.
  • Ống nội khí quản hai nòng (Carlens)...

4. Hồ sơ bệnh án:

  • Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo quy định chung.
  • Đầy đủ thủ tục pháp lý (biên bản hội chẩn, đóng dấu ...).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế:

  •  Người bệnh nằm nghiêng 90o sang bên đối diện.
  •  Mở ngực nhỏ đường trước - bên hoặc bên qua khoang gian sườn V (thường rạch da dưới 8cm) giữa đường nách trước và giữa vào khoang màng phổi (thông thường đường rạch này không cắt cơ, dùng banh sườn vừa đủ).
  •  Vào khoang màng phổi, cặp ống nội khí quản một bên gây xẹp phổi bên tổn thương.
  •  Xác định thương tổn và đánh giá toàn bộ thương tổn cùng liên quan của thương tổn với các thành phần trong lồng ngực.

2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản

3. Kỹ thuật:

- Chuẩn bị người bệnh: 2 nòng; theo dõi điện tim và bão hoà ô xy mao mạch (SpO2) liên tục. Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch trung ương và ngoại vi. Thở máy có ô-xy hỗ trợ 100%. Đặt thông tiểu. Đặt tư thế; đánh ngực; sát trùng; trải toan.

- Kỹ thuật:

  •  Đốt hoặc khâu các kén khí nếu có trong nhu mô phổi.
  •  Phun lớp hỗn dịch bột talc hoặc Betadine lên bề mặt của nhu mô phổi và mặt trong thành ngực. Trong một số trường hợp có thể dùng gạc nhỏ gây sang chấn (chà xát) bề mặt của thành ngực (lá thành khoang màng phổi) để tạo dính.
  •  Kiểm tra chảy máu và đặt dẫn lưu khoang màng phổi
  •  Nở phổi
  •  Đóng đường mở nhỏ và kết thúc phẫu thuật.

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

- Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, hô hấp, dẫn lưu.

- Cho kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tĩnh mạch, giảm đau; truyền dịch ... tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.

- Lí liệu pháp hô hấp ngay từ ngày đầu sau mổ.

- Chỉ định rút dẫn lưu khi:

  •  Lâm sàng: Dẫn lưu không ra khí và dịch < 100ml/ 24giờ
  •  X-quang: Phổi nở tốt

- Đôi khi có thể gây dính bổ trợ qua dẫn lưu nếu kết quả mổ thất bại.

2. Xử trí tai biến:

- Các tai biến liên quan đến tác nhân gây dính:

  •  Đau ngực
  •  Sốt
  •  Nhịp tim nhanh
  •  Tràn dịch màng phổi
  •  Suy hô hấp
  •  Nhiễm trùng khoang màng phổi

- Các tai biến liên quan đến phương pháp mổ:

  •  Chảy máu
  •  Tràn khí dưới da
  •  Xẹp phổi
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Gây mê phẫu thuật nội soi gỡ dính màng phổi
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Gây mê nội khí quản phẫu thuật nội soi gỡ dính màng phổi
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Phẫu thuật nội soi điều trị ổ cặn màng phổi - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật dị dạng động-tĩnh mạch màng cứng - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Mang đa thai: Nhu cầu dinh dưỡng và tập luyện
Mang đa thai: Nhu cầu dinh dưỡng và tập luyện

Đối với việc mang đa thai, các thai phụ cần phải lưu ý những gì về nhu cầu dinh dưỡng cũng như tập luyện? Cùng suckhoe123 giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề này nhé!

Có nên dùng kem nhuộm da hoặc giường phơi nắng khi mang thai?
Có nên dùng kem nhuộm da hoặc giường phơi nắng khi mang thai?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, việc dùng kem nhuộm da hoặc giường phơi nắng trong thai kỳ có an toàn cho em bé của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ
Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ

Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.

Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?
Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?

Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày. Một số kỹ thuật cắt dạ dày còn được sử dụng để giảm cân.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  839 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  764 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Bị phổi có nước khi mang thai
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  545 lượt xem

Chị em đang mang thai tháng thứ 4. Có bị cảm và ho. Khi đi khám thai thì bị chuẩn đoán là phổi có nước. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp này chị em có vào BV Từ Dũ xin nhập viện điều trị được k hay phải đi đúng chuyên khoa ạ?

Sao chưa thấy phôi và tim thai, khi đã mang bầu được 7 tuần
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  5491 lượt xem

Cuối tháng trước, đang mang thai khoảng 7 tuần, em bị động thai nhẹ, đi khám, kết quả: có túi thai, bờ đều, chưa thấy yolksac và phôi thai. Cdtt: 13x6 mm. Buồng trứng bình thường. Em đặt thuốc theo toa bs kê trong 10 ngày. Hôm qua, thấy ra ít huyết nâu, em đi khám, bs nói: lòng tử cung có túi thai bờ đều, cdtt: 33 mm. Không có phôi và tim thai. Em định chờ thêm cho đủ 10 tuần, sẽ lên Bv Phụ sản tuyến trên khám, có được không ạ?

Trễ kinh 10 ngày, ngực hơi đau có phải là đã dính bầu?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  377 lượt xem

Hai năm trước, em có tiền căn mang thai ngoài dạ con và hiện tại chưa có điều kiện sinh con. Mấy tuần gần đây, em và ông xã có quan hệ nhưng đều dùng thuốc tránh thai hoặc xuất tinh ngoài. Giờ, em trễ kinh 10 ngày, ngực hơi đau, đi mua que về thử, thấy hiện có 1 vạch. Như vậy thì liệu em đã có thai chưa, bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây