Phẫu thuật nội soi điều trị ổ cặn màng phổi - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG/ ĐỊNH NGHĨA
- Ổ cặn màng phổi là tình trạng mủ trong khoang màng phổi có hình thành các khoang chứa mủ, khí gây nên tình trạng xẹp phổi.
- Bệnh thường tiến triển sau viêm phổi, áp xe phổi hoặc sau mủ màng phổi đặt dẫn lưu không hiệu quả, thường do vi khuẩn: tụ cầu vàng, phế cầu, sán...
II. CHỈ ĐỊNH
- Đối với các người bệnh được chẩn đoán dựa vào siêu âm màng phổi, chụp Xquang ngực hoặc chụp CT ngực
- Đối với các người bệnh mủ màng phổi đặt dẫn lưu không hiệu quả
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Các người bệnh đang trong tình trạng sốc do nhiễm khuẩn
- Các người bệnh có bệnh lý tim mạch nặng (cân nhắc mổ nếu điều kiện cho phép).
- Các người bệnh có tình trạng đông máu không ổn định
- Các người bệnh không thông khí an toàn trong mổ
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ mổ chính
- Bác sĩ phụ mổ
- Y tá phụ mổ
- Bác sĩ gây mê
- Y tá phụ mê
2. Phương tiện
- Dàn máy nội soi
- Dụng cụ phẫu thuật bao gồm:1 troca 10 mm, 2 troca 5mm, camera 2 kênh, 1 optic 10mm, 1 panh kẹp ruột, 1 panh phẫu tích, 1 ống hút nội soi, 1 kìm kẹp kim nội soi, 1 móc đốt điện, 1 bộ dẫn lưu màng phổi.
3. Người bệnh
- Người bệnh được hồi sức, chống sốc, dùng kháng sinh trước mổ
- Làm các xét nghiệm trước mổ: đông máu cơ bản, HIV, HBsAg, công thức máu, cấy máu ( nếu cần).
4. Hồ sơ bệnh án: Các yêu cầu của BYT
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (trong đó cần cụ thể thời gian tiến hành)
1. Kiểm tra hồ sơ
- Hồ sơ bệnh án hoàn thành theo mẫu của BYT
2. Kiểm tra người bệnh
- Người bệnh được kiểm tra đánh giá toàn trạng trước mổ, bên phẫu thuật phải được đánh dấu, giải thích tình trạng và cách thức phẫu thuật cho người bệnh và gia đình người bệnh.
- Khám và đánh giá tình trạng gây mê về hô hấp.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Người bệnh được gây mê và thông khí 2 phổi thông thường, đặt tĩnh mạch trung tâm và động mạch để theo dõi và hồi sức trong mổ.
- Bước 1: kê tư thế người bệnh nghiêng 900 sang bên đối diện, dàn nội soi ở phía lưng bệnh nhân, phẫu thuật viên đứng bên đối diện với giàn nội soi.
- Bước 2: đặt 1 troca 10 mm vào khoang màng phổi, bơm khí tùy theo cân nặng người bệnh và tình trạng hô hấp trong mổ.
- Bước 3: bóc tách khoang màng phổi, giải phóng phổi khỏi ổ cặn màng phổi, nếu khó khăn có để đặt thêm 2 troca 5mm dùng dụng cụ 5mm bóc tách. Cấy mủ, làm kháng sinh đồ.
- Bước 4: lấy toàn bộ mủ, rửa sạch khoang màng phổi, khâu lỗ rò khí nếu có.
- Bước 5: nở phổi và đặt dẫn lưu màng phổi.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi lượng dịch và khí hàng ngày
- Theo dõi tình trạng phổi nở
- Rút dẫn lưu khi phổi nở tốt và dẫn lưu không ra thêm dịch và khí
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Trong mổ
- Rách phổi: khâu lại phổi bằng chỉ PDS 5.0
- Chảy máu: đốt điện hoặc khâu cầm máu
- Sau mổ:
- Chảy máu: cần mổ lại kiểm tra để cầm máu
- Tràn khí nhiều: mổ lại khâu chỗ rò khí
- Ổ cặn màng phổi tái phát: mổ lại bóc ổ cặn
- Tắc dẫn lưu: thông dẫn lưu, đặt lại dẫn lưu nếu cần
- Các ghi chú nếu cần
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Phẫu thuật là giải pháp để giảm đau, kinh nguyệt ra nhiều và các triệu chứng khó chịu khác của u xơ tử cung.
Với những trường hợp bị u xơ tử cung có triệu chứng thì có thể cần phẫu thuật cắt u xơ để làm giảm hoặc chấm dứt các triệu chứng.
Có nhiều phương pháp điều trị để làm giảm các triệu chứng và cải thiện khả năng thụ thai cho người bệnh. Một trong những phương pháp đó là tiến hành phẫu thuật.
Đôi khi, vì một số lý do nhất định mà phụ nữ sẽ cần phẫu thuật cắt đi cổ tử cung.
- 1 trả lời
- 1349 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 994 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 839 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 765 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1982 lượt xem
Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?