1

Gây mê nội khí quản phẫu thuật nội soi gỡ dính màng phổi

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

I. ĐẠI CƯƠNG

Gây mê nội khí quản cho phẫu thuật nội soi gỡ dính màng phổi là kỹ thuật gây mê toàn thân có đặt ống nội khí quản hai nòng với mục đích kiểm soát hô hấp trong suốt cuộc phẫu thuật và hồi sức sau phẫu thuật.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Phẫu thuật nội soi gỡ dính màng phổi hoặc gỡ dính , hút rửa trong bệnh lý mủ màng phổi

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI

  •  Người bệnh không đồng ý
  •  Không đủ phương tiện gây mê, hồi sức
  •  Không thành thạo kĩ thuật

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện kỹ thuật

  •  Bác sĩ, điều dưỡng viên chuyên khoa gây mê hồi sức.

2. Phương tiện:

  •  Hệ thống máy gây mê kèm thở, nguồn oxy bóp tay, máy theo dõi chức năng sống (ECG, huyết áp động mạch, SpO2, EtCO2, nhịp thở, nhiệt độ) máy phá rung tim, máy hút...
  •  Đèn soi thanh quản, ống nội khí quản các cỡ, ống hút, mặt nạ (mask), bóng bóp,canul miệng hầu, kìm Magill, mandrin mềm.
  •  Lidocain 10% dạng xịt.
  •  Salbutamol dạng xịt.
  •  Các phương tiện dự phòng đặt nội khí quản khó: ống Cook, mask thanh quản (laryngeal mask), ống soi phế quản mềm, bộ mở khí quản, kìm mở miệng...

3. Người bệnh

  •  Thăm khám gây mê trước mổ phát hiện và phòng ngừa các nguy cơ, giải thích cho người bệnh cùng hợp tác.
  •  Đánh giá đặt ống nội khí quản khó.
  •  Sử dụng thuốc an thần tối hôm trước mổ (nếu cần).

4. Hồ sơ bệnh án

  • Theo qui định của Bộ y tế

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ: Các xét nghiệm phải trong giới hạn cho phép phẫu thuật(chú ý xét nghiệm đánh giá hô hấp: thông khí phổi, khí máu)

2. Kiểm tra người bệnh: Đúng tên tuổi, khoa, phẫu thuật gì, mổ bên nào...

3. Thực hiện kỹ thuật:

3.1. Chuẩn bị bệnh nhân:

  •  Lắp theo dõi: HA, điện tim, SpO2...
  •  Chuẩn bị ống nghe, máy hút.
  •  Làm đường truyền ngoại vi tối thiểu kim 18G

3.2. Chuẩn bị thuốc mê và thuốc hồi sức.

3.3. Cho thở oxy 100% trước, tối thiểu 3 phút.

3.3.1.Khởi mê:

  •  Thuốc giảm đau: fentanyl, sufentanil, alfentanil...
  •  Thuốc gây ngủ (thiopental, propofol, etomidate, ketamin).
  •  Thuốc dãn cơ (succinylcholin, norcuron, pavulon, arduan, tracrium) chỉ tiêm thuốc dãn cơ khi hô hấp bằng mặt nạ đã có hiệu lực.

3.3.2.Kĩ thuật:

  •  Sau khi khởi mê với độ sâu và giãn cơ đủ thì để người bệnh nằm ngửa,
  •  Đưa đèn NKQ lên cao và nhẹ nhàng tiến về phía trước gạt lưỡi sang bên trái, nhìn thấy lỗ thanh môn (dùng cổ tay trái nâng đèn, không tì vào răng, không kéo cán đèn về phía đầu người bệnh). Gây tê tại chỗ bẳng xylocain 5% phun 3-5 lần vào khí quản.
  •  Dùng tay phải đưa ống nội khí quản 2 nòng với cựa gà hướng về sau luồn vào qualỗ thanh môn. Khi đầu ống cùng cựa gà đi qua hai dây thanh rút Mandrin xoay ống NKQ 90o ngược chiều kim đồng hồ khi muốn đặt vào phổi trái và cùng chiều kim đồng hồ khi muốn đặt vào phổi phải. Vừa xoay vừa đẩy khi thấy vướng lúc này cựa gà đã tỳ vào ngã ba khí phế quản.
  •  Bơm bóng hai Cuff, không nên bơm quá 5ml khí đối với Cuff phế quản. Nối 2 nòng ống NKQ với raccord chữ Y để thông khí, nghe rì rào phế nang 2 bên phải đều nhau. Lần lượt kẹp 2 nhánh chữ Y để kiểm soát thông khí từng phổi. Khi kẹp một nhánh chữ Y rì rào phế nang phổi cùng bên mất trong khi vẫn nghe được ở vẫn nghe được ở bên đối diện. Có thể dùng ống nội soi mềm để kiểm tra vị trí ống NKQ.
  •  Cố định ống NKQ bằng hai băng dính.
  •  Đặt canun vào miệng để tránh cắn ống. Đặt sonde dạ dày.

4. Duy trì mê:

  •  Gây mê nội khí quản với hô hấp điều khiển. Duy trì thông khí hai phổi tối đa khi có thể. Đối với giai đoạn thông khí một phổi: Vt: 8-10ml/kg, f:12-14l/phút và duy trì áp lực đường thở Peak < 40cmH2O. Nếu SpO2 giảm < 95% thì tăng FiO2 tới 100%, nếu vẫn giảm thì thông khí phổi xẹp, kiểm tra vị trí ống, xem xét thở PEEP.
  •  Hô hấp bằng máy duy trì mê bằng thuốc mê đường hô hấp, phối hợp fentanyl, thuốc mê, thuốc dãn cơ bằng tiêm cách quãng hoặc duy trì bằng bơm tiêm điện truyền liên tục.
  •  Trước khi kết thúc cuộc phẫu thuật, giảm liều thuốc mê bốc hơi. Hút sạch đờm dãi ở cả 2 nhánh ống NKQ làm nở phổi hoàn toàn trước khi đóng ngực.
  •  Khi sử dụng thuốc mê đường hô hấp (sevoran, isofluthan), cho dừng thuốc lúc kết thúc cuộc phẫu thuật, mở van hết cỡ, tăng thông khí, bóp bóng dự trữ để xả thuốc mê trong vòng mê.
  • Theo dõi các thông số khi duy trì mê: mạch, huyết áp, SpO2, EtCO2, khí máu
  •  Đề phòng tụt ống nội khí quản, gập ống, ống bị đẩy sâu.

5. Tiêu chuẩn rút ống nội khí quản sau gây mê nội khí quản:

  •  Người bệnh tỉnh, làm theo y lệnh: mở mắt, há mồm, thè lưỡi, nắm tay chặt, nhấc đầu cao giữ được 5 giây.
  •  Tự thở sâu, đều, không phải nhắc. Tần số thở trên 14 lần/phút. Thể tích khí lưu thống (Vt 8ml/kg).
  •  Mạch, huyết áp ổn định.
  •  SpO2 98-100%.
  •  Nếu không đầy đủ các tiêu chuẩn trên, phải đánh giá tình trạng người bệnh, tác dụng của thuốc dãn cơ, tác dụng ức chế hô hấp của Fentanyl, người bệnh còn ngủ do thuốc, cho giải dãn cơ hay dùng naloxon.

VI. THEO DÕI

  • Theo dõi độ sâu của gây mê dựa vào nhịp tim, huyết áp, vã mồ hôi, chảy nước mắt (PRST); MAC, BIS và Entropy (nếu có)...
  •  Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: nhịp tim, huyết áp, SpO2, EtCO2, thân nhiệt.
  •  Đề phòng ống nội khí quản sai vị trí, gập, tắc.

4. Tiêu chuẩn rút ống nội khí quản

  • Người bệnh tỉnh, làm theo lệnh.
  • Nâng đầu trên 5 giây, TOF >0,9 (nếu có).
  •  Tự thở đều, tần số thở trong giới hạn bình thường.
  •  Mạch, huyết áp ổn định.
  •  Thân nhiệt > 350 C.
  • -Không có biến chứng của gây mê và phẫu thuật.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trào ngược dịch dạ dày vào đường thở

  •  Có dịch tiêu hóa trong khoang miệng và đường thở.
  •  Hút sạch ngay dịch, nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang bên
  • Đặt nhanh ống nội khí quản và hút sạch dịch trong đường thở
  •  Theo dõi và đề phòng nhiễm trùng phổi sau mổ

2. Rối loạn huyết động

  •  Hạ hoặc tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim (nhịp chậm, nhịp nhanh, loạn nhịp)
  •  Xử trí tùy theo triệu chứng và nguyên nhân

3. Tai biến do đặt nội khí quản

- Không đặt được ống nội khí quản

  • Xử lý theo qui trình đặt ống nội khí quản khó hoặc chuyển phương pháp vô cảm khác.

- Đặt nhầm vào dạ dày

  •  Nghe phổi không có rì rào phế nang, không đo được EtCO2.
  •  Đặt lại ống nội khí quản.

- Co thắt thanh - khí - phế quản

  •  Khó hoặc không thể thông khí, nghe phổi có ran rít hoặc phổi câm.
  •  Cung cấp oxy đầy đủ, thêm thuốc ngủ và giãn cơ, đảm bảo thông khí và cho các thuốc giãn phế quản và corticoid.
  •  Nếu không kiểm soát được hô hấp: áp dụng qui trình đặt ống nội khí quản khó.

- Chấn thương khi đặt ống

  • Chảy máu, gãy răng, tổn thương dây thanh âm, rơi dị vật vào đường thở...
  • Xử trí tùy theo tổn thương.

4. Các biến chứng về hô hấp

  • Gập, tụt, ống nội khí quản bị đẩy sâu vào một phổi, tụt hoặc hở hệ thống hô hấp, hết nguồn oxy, soda hết tác dụng dẫn tới thiếu oxy và ưu thán.
  •  Xử trí: đảm bảo ngay thông khí và cung cấp oxy 100%, tìm và giải quyết nguyên nhân.

5. Biến chứng sau rút ống nội khí quản

  •  Suy hô hấp sau khi rút ống nội khí quản do nhiều nguyên nhân
  •  Đau họng khàn tiếng
  •  Co thắt thanh - khí - phế quản
  •  Viêm đường hô hấp trên
  •  Hẹp thanh - khí quản

Xử trí triệu chứng và theo nguyên nhân

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Gây mê nội khí quản phẫu thuật nội soi điều trị máu đông màng phổi
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Gây mê nội khí quản 2 nòng phẫu thuật nội soi bóc vỏ màng phổi
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Gây mê phẫu thuật nội soi gỡ dính màng phổi
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Gây mê nội khí quản phẫu thuật nội soi mở cửa sổ màng tim-màng phổi
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Gây mê nội khí quản phẫu thuật nội soi cắt kén, màng phổi
  •  2 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Tin liên quan
Những điều cần biết về phẫu thuật mở thông niệu quản ra da
Những điều cần biết về phẫu thuật mở thông niệu quản ra da

Mở thông niệu quản ra da được thực hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ bàng quang hoặc khi bàng quang không còn hoạt động. Trong ca phẫu thuật mở thông niệu quản ra da, bác sĩ tạo ra một lỗ trên bụng của bệnh nhân, sau đó sử dụng một đoạn ruột để dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể qua lỗ này.

Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản
Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản

Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản thay vì chảy từ bàng quang xuống niệu đạo rồi ra ngoài. Mặc dù tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Rủi Ro Khi Quan Hệ Tình Dục Mà Không Mang Bao Cao Su
Rủi Ro Khi Quan Hệ Tình Dục Mà Không Mang Bao Cao Su

Quan hệ tình dục không mang bao cao su sẽ mang đến những rủi ro gì? Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay nhé

Tầm quan trọng của trái cây và rau củ trong chế độ ăn kiêng khi mang thai
Tầm quan trọng của trái cây và rau củ trong chế độ ăn kiêng khi mang thai

Tại sao trái cây và rau củ lại đóng vai trò quan trọng? Bà bầu nên ăn bao nhiêu trái cây và rau củ? Các cách giúp bạn dễ dàng để bổ sung thêm nhiều trái cây và rau củ vào chế độ ăn của mình là gì? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  810 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Quấn tảo biển nóng khi mang thai
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  652 lượt xem

Bác sĩ cho hỏi, sử dụng liệu pháp quấn tảo biển nóng để làm đẹp khi đang mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  746 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Bị phổi có nước khi mang thai
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  519 lượt xem

Chị em đang mang thai tháng thứ 4. Có bị cảm và ho. Khi đi khám thai thì bị chuẩn đoán là phổi có nước. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp này chị em có vào BV Từ Dũ xin nhập viện điều trị được k hay phải đi đúng chuyên khoa ạ?

Mang thai 25 tuần, sao hay thấy đau quặn bụng dưới?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1549 lượt xem

Mang thai 25 tuần, em bị u nang buồng trứng trái (kích thước 3x3cm). Gần đây, em bị đau quặn bụng dưới, đi khám, bs kết luận bị nhau bám thấp nhóm 3, có nguy cơ chuyển sang nhau tiền đạo. Bs không nói nguyên nhân gì, chỉ cho thuốc sắt và canxi về uống, hẹn 4 tuần sau tái khám. Nhưng 2 ngày nay, em lại đau bụng. Vậy, em có nên đi khám luôn hay chờ đến ngày hẹn mới tái khám ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây