1

Phẫu thuật lại trong các bệnh lý mạch máu ngoại vi - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Là phẫu thuật mạch máu áp dụng cho tổn thương đã có phẫu thuật cũ của hệ mạch máu ngoại vi: chi trên và chi dưới.
  •  Đa phần cần sử dụng vật liệu thay thế mạch, có thể là tự thân (TM hiển) hoặc mạch nhân tạo.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Bệnh lý mạch máu ngoại vi đã phẫu thuật có biểu hiện thiếu máu chi cấp tính hoặc mạn tính.
  •  Bệnh lý mạch máu ngoại vi đã phẫu thuật có chảy máu không cầm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Có chống chỉ định của phẫu thuật mạch máu.
  •  Chi thiếu máu không hồi phục, có chỉ định cắt cụt

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: gồm 2 kíp

  • Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa tim mạch, 1 đến 2 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài.
  • Kíp gây mê: bác sĩ gây mê và 1 trợ thủ.

2. Người bệnh:

Chuẩn bị mổ theo quy trình mổ cấp cứu hoặc có chuẩn bị. Giải thích Người bệnh và gia đình theo quy định. Hoàn thiện các biên bản pháp lý.

3. Phương tiện:

- Dụng cụ phẫu thuật:

  •  Bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu
  •  Sonde forgaty để lấy huyết khối
  •  Dụng cụ bóc nội mạc mạch máu: Spatule
  •  Mạch nhân tạo nếu cần thiết

- Phương tiện gây mê: Gây mê nội khí quản hoặc tê vùng (đám rối cánh tay, tủy sống)

4. Hồ sơ bệnh án:

Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo quy định chung của phẫu thuật (siêu âm, xét nghiệm, x quang ...). Đầy đủ thủ tục pháp lý (xác nhận chỉ định phẫu thuật của bác sỹ trưởng khoa, lãnh đạo...).

- Các xét nghiệm cần thiết bao gồm:

  •  X-quang ngực thẳng
  •  Nhóm máu
  •  Công thức máu toàn bộ
  •  Chức năng đông máu cầm máu toàn bộ
  •  Xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận
  •  Điện giải đồ
  •  Xét nghiệm nước tiểu

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ: đầy đủ theo quy định (hành chính, chuyên môn, pháp lý).

2. Kiểm tra người bệnh: đúng người (tên, tuổi ...), đúng bệnh.

3. Thực hiện kỹ thuật:

- Vô cảm và chuẩn bị người bệnh: Nếu phẫu thuật khó, kéo dài cần gây mê nội khí quản; theo dõi huyết áp và điện tim, đặt thông tiểu, theo dõi huyết áp liên tục. Nếu phẫu thuật nhanh cho các mạch máu chi dưới có thể chỉ cần gây tê tủy sống. Nếu phẫu thuật cho mạch chi trên có thể gây tê đám rối cánh tay. Đặt tư thế; sát trùng; trải toan. Tư thế cụ thể: Người bệnh nằm ngửa, tay giang 90o.

- Kỹ thuật :

+ Bộc lộ mạch vị trí tổn thương: Gỡ dính vào theo đường mổ cũ: đường ngang 1⁄2 giữa ngoài xương đòn nếu bộc lộ ĐM nách, bờ trong cơ tam đầu nếu bộc lộ ĐM cánh tay, đường vào tam giác scarpa nếu bộc lộ ĐM đùi chung, đường theo bờ cơ may nếu bộ lộ ĐM đùi, với ĐM khoeo trên và dưới gối cần bộc lộ theo đường bờ trong giữa gối, ĐM chày sau và mác rạch da theo bờ trong xương chày, ĐM chày trước rạch da theo đường nằm giữa xương chày và xương mác.

+ Đánh giá nguyên nhân phải mổ lại: Nhiễm trùng hay chảy máu, tắc mạch lại do huyết khối hay do xơ vữa, phồng mạch.

+ Heparin toàn thân liều 50-100UI/kg.

+ Xử trí tổn thương theo nguyên nhân:

  •  Nếu tắc mạch do huyết khối cần lấy huyết khối bằng forgaty
  •  Nếu chảy máu cần khâu lại vị trí tổn thương
  •  Nếu nhiễm trùng cần thắt mạch, có thể kèm theo hoặc không bắc cầu ĐM ngoài giải phẫu
  •  Nếu tắc lại do xơ vữa cần bắc cầu lại mạch máu (xin xem quy trình bắc cầu điều trị thiếu máu mạn tính chi).
  •  Nếu phông mạch cần thay đoạn mạch máu tổn thương bằng mạch nhân tạo/ TM hiển.

+ Đặt dẫn lưu trong trường hợp cần thiết.

+ Đóng các vết mổ, kết thúc phẫu thuật.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

  •  Nhịp tim, mạch, huyết áp trong suốt quá trình phẫu thuật và hậu phẫu.
  • Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn; truyền máu và các dung dịch thay thế máu ... tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
  •  Cho thuốc chống đông (heparin) ngay sau 6-8 giờ đầu sau mổ, nếu hết nguy cơ chảy máu.

2. Xử trí tai biến:

  • Chảy máu: điều chỉnh đông máu. Chỉ định mổ lại cầm máu cấp cứu nếu máu phun thành tia qua vết mổ, có khối máu tụ lớn, có rối loạn huyết động.
  • Tắc mạch sau mổ: Do kỹ thuật khâu phục hồi lưu thông mạch hoặc sử dụng thuốc chống đông chưa hợp lý. Chỉ định mổ lại lấy huyết khối hoặc làm lại cầu nối.
  • Nhiễm trùng: Có thể tại chỗ hoặc toàn thân, xử trí từ nhẹ đến nặng bao gồm cắt chỉ cách quãng, mổ lại, thay mạch tráng bạc.
  • Các biến chứng của đông máu (tăng hoặc giảm đông): điều chỉnh thuốc chống đông.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật Hybrid điều trị bệnh tim bẩm sinh (phẫu thuật tim - can thiệp tim mạch) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật u trong và ngoài ống sống, không tái tạo đốt sống bằng đường vào phía sau hoặc sau ngoài - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật u trong và ngoài ống sống kèm tái tạo đốt sống bằng đường vào phía trước hoặc trước ngoài - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật dị dạng mạch máu ngoài sọ - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  763 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  839 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Bé trai 6 tháng 10 ngày nặng 9,2kg đi ngoài thườngrặn đỏ mặt và có máu trong phân thì phải làm gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  751 lượt xem

Bé trai nhà em sinh mổ lúc mẹ 39 tuần 4 ngày. Bé nặng 3,4kg. Hiện bé được 6 tháng 10 ngày và nặng 9,2kg ạ. Từ lúc sơ sinh đến giờ bé uống sữa công thức. Bé bắt đầu ăn dặm bột ngọt lúc 5 tháng 10 ngày với 50ml vào buổi sáng. 2 tuần gần đây, bé có hiện tượng rặn đỏ mặt khi đi ngoài và thỉnh thoảng có ít máu trong phân. Em có cho bé ăn hoa quả xay nhuyễn như chuối, bơ, xoài nhưng không cải thiện. Em có nên cho bé uống thuốc trị táo bón không ạ? Và thực phẩm nào tốt cho bé bị táo bón ạ? Ngoài ra bé nhà em chân phải to hơn chân trái. Bé vẫn hoạt động bình thường nhưng 6 tháng vẫn chưa thể tự đứng với sự giúp đỡ của người lớn. Em có cần cho bé đi khám không, thưa bác sĩ?

Thai đang ở trong hay nằm ngoài tử cung?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  984 lượt xem

Em kết hôn khi gần 39 tuổi nên rất mong sớm có em bé. Trễ kinh 3 ngày, em thử que cho 1 vạch đậm 1 vạch mờ. Thấy ra nhiều huyết trắng đặc sệt, có mùi hôi nhưng ko ngứa, em đi khám, bs siêu âm bảo nội mạc tử cung dày 11mm. Như vậy, thai em đang ở trong hay ngoài tử cung ạ? Em siêu âm sớm như vậy, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không?Và khi nào thì em nên tái khám ạ?

Trẻ bị mặt và tròng mắt hơi vàng là có bị bệnh gì không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  579 lượt xem

Sau khi em sinh bé ở bệnh viện Từ Dũ được 4 ngày thì em thấy mặt và tròng mắt của bé nhà em hơi vàng. Đến nay em vẫn thấy mặt và tròng mắt của bé chưa hết vàng. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Bình thường bé đi tiêu phân vàng, bé vẫn ăn, ngủ và chơi bình thường. Bé bị vàng như vậy là có bị làm sao không? Ngoài ra, mấy ngày gần đây, vào 3 ngày khác nhau thì bé có bị ọc sữa lên cả mũi. Mỗi ngày bị một lần như thế. Em thấy mũi bé cũng khụt khịt. Em phải làm gì để hết tình trạng khụt khịt ở mũi bé ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây