Phẫu thuật kết hợp xương gãy trên và liên lồi cầu xương đùi - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật kết hợp xương diện gãy trên lồi cầu và liên lồi cầu xương đùi là phẫu thuật nắn chỉnh diện gãy trên và liên lồi cầu xương đùi, cố định diện gãy bằng phương tiện kết hợp xương, thường dùng nẹp vít.
II. CHỈ ĐỊNH
- Gãy trên và liên lồi cầu xương đùi ở người lớn.
- Gãy trên và liên lồi cầu xương đùi ở trẻ em di lệch.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Gãy xương hở đến muộn.
- Gãy hở độ 2, độ 3 theo phân độ gãy hở Gustilo.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình.
2. Người bệnh:
- Chuẩn bị vệ sinh thân thể trước mổ.
- Vệ sinh vùng mổ. Cạo lông vùng mổ nếu người bệnh có nhiều lông.
3. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ kết hợp xương đùi.
- Nẹp vít, vít AO dành cho gãy đầu xa xương đùi, trong trường hợp không có nẹp chuyên dụng có thể sử dụng nẹp vít thông thường.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: Người bệnh nằm ngửa, kê mông bên mổ.
2. Vô cảm: Gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng, hoặc gây mê toàn thân.
3. Kỹ thuật:
- Dồn máu, ga rô gốc chi. Trong thường hợp gãy cao có thể khoan đinh Steiman vào mấu chuyển lớn xương đùi để làm điểm tựa cho ga rô gốc chi.
- Rạch da đường trước ngoài. Rạch cân đùi song song với đường rạch da.
- Tách cân cơ.
- Bộc lộ diện gãy trên và liên lồi cầu xương đùi. Đối với gãy trên lồi cầu xương đùi, hạn chế mở vào khớp gối. Đối với gãy trên và liên lồi cầu xương đùi, cần mở vào khớp gối rộng rãi để quan sát và đặt lại diện khớp về giải phẫu, đặc biệt trong những trường hợp gãy trên và liên lồi cầu xương đùi kèm theo gãy Hoffa của lồi cầu đùi.
- Nắn chỉnh diện gãy liên lồi cầu xương đùi trước, cố định tạm thời bằng kim Kirschner hoặc vít tự do. Nắn chỉnh diện gãy trên lồi cầu xương đùi sau, chú ý đảm bảo đủ chiều dài chi thể cũng như trục chi.
- Cố định diện gãy trên và liên lồi cầu xương đùi bằng nẹp vít. Có nhiều loại nẹp vít khác nhau, tùy vào tính chất của loại gãy mà lựa chọn nẹp vít cho phù hợp. Có thể dùng nẹp DCS, nẹp DCP, nẹp buttress, nẹp khóa đầu dưới xương đùi hoặc nẹp vít uốn.
- Kiểm tra lại diện gãy, mức độ vững chắc của kết hợp xương sau phẫu thuật.
- Bơm rửa sạch ổ khớp gối.
- Cầm máu kỹ. Đặt dẫn lưu kín và đóng vết mổ theo giải phẫu.
- Tùy vào độ vững chắc của kết hợp xương mà có thể dùng bột để bất động thêm sau mổ.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Nhiễm trùng sau mổ:
- Là biến chứng nặng cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
- Thường gặp trong những trường hợp gãy hở trên và liên lồi cầu xương đùi. Sau mổ cần theo dõi sát dấu hiệu toàn thân và tại chỗ của người bệnh để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng sau mổ, nếu cần phải mở lại để bơm rửa sớm và dẫn lưu rộng rãi.
- Nhiễm trùng nặng có khi phải tháo phương tiện kết hợp xương.
- Tổn thương mạch máu, thần kinh: Có thể gặp trong những trường hợp gãy xương di lệch chồng nhiều, khi phẫu tích và nắn chỉnh diện gãy có thể gây tổn thương bó mạch thần kinh. Nếu nghi ngờ trong mổ có thể mở đường trong theo đường định hướng của mạch máu để kiểm tra và xử lý ngay. Sau mổ cần theo dõi sát để phát hiện và xử lý kịp thời.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Cột sống - Bộ y tế 2017
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Dẫn lưu bàng quang trên xương mu giúp dẫn nước tiểu trực tiếp ra khỏi bàng quang khi người bệnh không thể tự đi tiểu. Một số trường hợp cần dẫn lưu bàng quang gồm có bí tiểu (không thể tự đi tiểu), tiểu không tự chủ (rò rỉ nước tiểu) và sa tạng vùng chậu.
Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm. Thoái hóa đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm ở cột sống bị bào mòn. Những người bị loãng xương có nguy cơ thoái hóa đĩa đệm cao hơn.
Tuyến cận giáp hoạt động quá mức có thể làm giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan.
Estrogen là hormone có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương. Khi nồng độ estrogen giảm, chẳng hạn như sau khi mãn kinh, nguy cơ loãng xương và gãy xương sẽ tăng lên. Mặc sự sụt giảm estrogen này là không thể tránh khỏi nhưng có những cách để giảm thiểu nguy cơ loãng xương.
- 1 trả lời
- 1028 lượt xem
Bé nhà em đang được 6 tháng. Tuy nhiên trên đỉnh đầu của bé lại có cái gờ xương nổi lên. Khi bé được 5 tháng rưỡi thì em cho bé đi khám ở khoa Thần Kinh ở bệnh viện Xanh Pôn. Bác sĩ kết luận là thóp đầu của bé chưa liền hẳn, khi nào bé được 1 tuổi thì đến khám lại. Em rất lo, không biết bé như vậy có bị làm sao không ạ?
- 1 trả lời
- 756 lượt xem
- Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho tôi biết khi nào em bé trong bụng sẽ tụt xuống được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 839 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 763 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1614 lượt xem
Object